111111

Sắp xếp lại bảo tàng tỉnh: Cơ hội vàng để đổi mới và phát huy giá trị

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, việc sắp xếp lại bảo tàng tỉnh “là thời điểm quan trọng để tái định vị bảo tàng, biến bảo tàng thành những trung tâm văn hóa sống động, mới mẻ, hấp dẫn và phát huy mạnh mẽ giá trị của di sản”.

Sắp xếp lại bảo tàng, thách thức cũng là cơ hội

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố đang tạo ra một bối cảnh mới, đầy cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho hệ thống bảo tàng Việt Nam. Nhìn nhận những thực trạng và thách thức mà các bảo tàng cấp tỉnh đang đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại. Không gian trưng bày tại mỗi bảo tàng còn hạn chế, thiếu các không gian trừng bày chuyên đề để tạo sự đổi mới, hấp dẫn người xem, việc trưng bày dàn trải, thiếu hấp dẫn và trùng lặp.

PGS.TS. Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam nhận định, nhiều bảo tàng đại phương tại Việt Nam chưa hấp dẫn người xem, thậm chí là “bị lãng quên” vì không có sự mới mẻ, hấp dẫn người xem đến với bảo tàng. Các bảo tàng tỉnh thường có lối trưng bày na ná giống nhau, khiến khách tham quan, đặc biệt là khách nước ngoài, chỉ cần thăm một bảo tàng là có cảm giác đã biết các bảo tàng khác.

TS. Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam cũng cùng quan điểm, cách trưng bày tại các bảo tàng hiện nay thiếu màu sắc và tính nghệ thuật, không có sự đổi mới, nhiều bảo tàng giữ nguyên không gian và hiện vật trưng bày sau nhiều năm, dẫn đến sự trùng lặp với các bảo tàng khác. Điều này khiến các bảo tàng trở nên nhàm chán, không thu hút được người dân, du khách tham quan.

Với việc sắp xếp lại bảo tàng đại phương sau sáp nhập tỉnh, mỗi tỉnh nên chỉ có một bảo tàng duy nhất sau sáp nhập, đặt câu hỏi về việc xử lý các bảo tàng cũ và hiện vật dôi dư như thế nào? Giải quyết được câu hỏi này sẽ giúp giảm nguy cơ lãng phí và “khoảng trống văn hóa” sau sáp nhập. Đồng thời, nếu không có hướng giải quyết phù hợp, có thể gây lãng phí lớn các thiết chế văn hóa tại địa phương.

Về vấn đề này, cả TS. Nguyễn Anh Minh và PGS.TS. Đỗ Văn Trụ đều khẳng định, việc sáp nhập đơn vị hành chính, tổ chức lại theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp và sắp xếp lại các thiết chế văn hóa, trong đó có hệ thống bảo tàng là một “vận hội mới”, là “cơ hội vàng” để các bảo tàng tỉnh “lột xác” và phát triển mạnh mẽ hơn.

PGS.TS. Đỗ Văn Trụ cho rằng, đây là cơ hội để bỏ bớt những cái không tốt và phát triển những cái tốt, đồng thời sắp xếp mạng lưới bảo tàng một cách hợp lý, nơi nào cần có bảo tàng, nơi nào không, lĩnh vực nào cần có bảo tàng, lĩnh vực nào không. Quá trình sáp nhập sẽ tạo ra một không gian phát triển rất lớn về diện tích và dân số, từ đó, số lượng các giá trị văn hóa trưng bày cũng tăng lên theo cùng cấp độ, tạo điều kiện cho các bảo tàng có các nội dung hấp dẫn cho công tác trưng bày, giới thiệu và phát huy các giá trị của bảo tàng. Tất nhiên là với một điều kiện, đó là trước đó phải giải quyết được vấn đề thiếu không gian trưng bày. Đây là thời cơ để các bảo tàng địa phương phát triển đa dạng và đổi mới.

Đổi mới, áp dụng công nghệ số và tối ưu hóa không gian trưng bày

Việc sắp xếp lại các bảo tàng địa phương là cơ hội để tập trung nguồn lực và đầu tư. Khi không gian hành chính được mở rộng, việc quy hoạch bài bản và tập trung nguồn lực sẽ giúp công tác bảo tồn văn hóa có điều kiện được đầu tư tốt hơn. Các thiết chế văn hóa trong lĩnh vực bảo tàng cũng có nhiều cơ hội để đổi mới, phát huy giá trị.

Để bảo tàng không còn “ngủ quên” và thực sự hấp dẫn, bảo tàng cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy quản lý và phương thức trưng bày. “Cần đổi mới tư duy và cách tiếp cận, không trưng bày theo lối cũ như nhiều nơi đang áp dụng, có bảo tàng giữ nguyên cách tiếp cận, trưng bày cách đây mấy chục năm. Như vậy thì làm sao có thể phát huy giá trị của bảo tàng”, PGS.TS. Đỗ Văn Trụ bày tỏ.

“Bảo tàng không chỉ là nơi lưu trữ hiện vật mà còn là cơ quan khoa học, tuyên truyền, giáo dục, với chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày nhằm phát huy giá trị di sản. Bảo tàng địa phương mới sau sáp nhập không chỉ đơn thuần là gộp các bảo tàng cũ mà phải trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của tỉnh mới. Trên cơ sở đó, các bảo tàng cần xây dựng chiến lược trưng bày và ứng dụng công nghệ mới, đảm bảo tính khoa học, hấp dẫn, thu hút người xem và phù hợp với yêu cầu của hiện vật trưng bày. Ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo AI, 3D mapping… là điều cần thiết để bảo tàng phát huy giá trị trưng bày, thu hút người dân và du khách đến với bảo tàng”, TS. Nguyễn Anh Minh nhận định.

Việc trưng bày cần chọn lọc những hiện vật tinh túy nhất, tiêu biểu nhất, có yếu tố màu sắc, nghệ thuật và tạo hình đẹp mắt cho các khu vực trưng bày cố định, tạo sự kết nối theo một nội dung phù hợp với sự phát triển của địa phương mới, tránh trưng bày dàn trải; Kết hợp công nghệ số để gia tăng trải nghiệm và tối ưu hóa không gian trưng bày và đa dạng hóa trải nghiệm cho khách tham quan mà không tác động đến hiện vật gốc.

PGS.TS. Đỗ Văn Trụ cũng cho rằng, các bảo tàng nên bố trí, xây dựng không gian trưng bày linh hoạt, bao gồm không gian trưng bày cố định để giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển và những đặc trưng tiêu biểu của địa phương. Bên cạnh đó, cần bổ sung không gian trưng bày chuyên đề (triển lãm ngắn hạn) để làm rõ hơn các yếu tố cố định hoặc giới thiệu những lát cắt lịch sử và tiến trình phát triển. Đây cũng là những không gian tương tác mạnh mẽ cho du khách tham quan, thường xuyên tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn cho các bảo tàng.

Việc sắp xếp lại các bảo tàng cấp tỉnh là một quá trình tất yếu, đòi hỏi sự đổi mới mang tính dứt khoát. Đây là cơ hội để các bảo tàng tái định vị bản thân, từ nơi lưu giữ thuần túy trở thành những không gian văn hóa sống động, hấp dẫn, bằng cách chọn lọc tinh hoa hiện vật, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để tăng cường trải nghiệm, và có chiến lược trưng bày khoa học, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng vùng miền và yêu cầu phát triển mới...

van-mieu-quoc-tu-giam-1.jpg

Công nghệ đang thay đổi cách con người trải nghiệm không gian, di sản và nghệ thuật

VOV.VN - “Ý tưởng, nguồn lực, bản sắc, cộng hưởng và khả thi” là 5 yếu tố cơ bản quan trọng để đánh giá sự thành công của một sản phẩm công nghiệp văn hóa, được cộng đồng chấp nhận”- Đây là nhận định của các diễn giả tham gia Diễn đàn “Đổi mới sáng tạo trong công nghiệp Văn hóa và Du lịch Việt Nam”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể: Tiếp lửa đam mê, giữ hồn di sản
Nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể: Tiếp lửa đam mê, giữ hồn di sản

VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể với nhiều đề xuất hỗ trợ cho những người đang thực hành, truyền nghề và gìn giữ hồn cốt của dân tộc.

Nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể: Tiếp lửa đam mê, giữ hồn di sản

Nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể: Tiếp lửa đam mê, giữ hồn di sản

VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể với nhiều đề xuất hỗ trợ cho những người đang thực hành, truyền nghề và gìn giữ hồn cốt của dân tộc.

Ra mắt không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian
Ra mắt không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian

VOV.VN - Lễ ra mắt Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian đã diễn ra sáng 24/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (24/6/1966 – 24/6/2025).

Ra mắt không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian

Ra mắt không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian

VOV.VN - Lễ ra mắt Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian đã diễn ra sáng 24/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (24/6/1966 – 24/6/2025).

Khai trương Khu vườn Việt Nam tại Bảo tàng châu Á - Thái Bình Dương
Khai trương Khu vườn Việt Nam tại Bảo tàng châu Á - Thái Bình Dương

VOV.VN - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch Việt Nam tại Ba Lan, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong tham dự lễ khai trương Khu vườn Việt Nam, một không gian văn hóa đặc biệt trong khuôn viên Bảo tàng châu Á - Thái Bình Dương, một trong những bảo tàng nổi tiếng và uy tín nhất về văn hóa Á - Âu tại châu Âu.

Khai trương Khu vườn Việt Nam tại Bảo tàng châu Á - Thái Bình Dương

Khai trương Khu vườn Việt Nam tại Bảo tàng châu Á - Thái Bình Dương

VOV.VN - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch Việt Nam tại Ba Lan, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong tham dự lễ khai trương Khu vườn Việt Nam, một không gian văn hóa đặc biệt trong khuôn viên Bảo tàng châu Á - Thái Bình Dương, một trong những bảo tàng nổi tiếng và uy tín nhất về văn hóa Á - Âu tại châu Âu.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao