111111

Người Bana trữ quan tài dưới gầm nhà: Quan tài mục đi, sự sống ở lại

VOV.VN - Trong kho tàng văn hóa phong phú của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, người Bana lưu giữ nhiều phong tục tập quán độc đáo, phản ánh quan niệm sống và triết lý nhân sinh sâu sắc. Một trong những nét văn hóa là tục trữ quan tài độc mộc dưới gầm nhà sàn, mang ý nghĩa tín ngưỡng.

Theo phong tục truyền thống của người Bana, việc chuẩn bị quan tài cho người ốm nặng không chỉ là lo hậu sự mà còn là một cách “cầu may” – với niềm tin rằng khi quan tài được làm xong thì người bệnh sẽ qua khỏi. Trong tiếng Bana có câu: “Buk ‘long bong, hrong bơngai”, nghĩa là “quan tài mục đi, sự sống ở lại” – thể hiện quan niệm xem quan tài như một vật thế mạng cho người đau yếu.

Ông Klưnh, 45 tuổi, người làng Kde Kông, xã H’Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai cho biết, tục lệ này hình thành từ xa xưa, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Mỗi khi có người bệnh nặng, bà con lại vào rừng tìm cây to, đục, khoét làm quan tài. Nếu người bệnh không qua khỏi thì có sẵn để lo tang lễ, không phải vội vàng chặt những cây gỗ không tốt hoặc tốn tiền mua.

Ông Klưnh kể: “Xưa kia, thời ông bà cha mẹ cũng hay trữ quan tài dưới gầm nhà rông, để dành chung cho tất cả mọi người trong làng. Ai gặp hoạn nạn chết chóc, chia ly thì lấy quan tài đó để tiến hành tang lễ cho người xấu số".

Điều đặc biệt là không phải ai cũng được phép chuẩn bị quan tài từ trước. Người Bana kiêng kỵ làm quan tài cho người đang khỏe mạnh, vì sợ mang hàm ý “nguyền rủa” người đó. Nếu cần thiết chuẩn bị, họ thường nói là “làm máng heo” để tránh điều tiếng.

Tục trữ quan tài không chỉ phổ biến trong từng hộ gia đình mà còn có ở quy mô cộng đồng. Trước đây, nhiều làng Bana còn cất giữ quan tài chung dưới gầm nhà rông – biểu tượng văn hóa của làng – để sử dụng khi trong làng có người qua đời. Ngoài yếu tố chuẩn bị hậu sự, tục lệ này còn gắn liền với tín ngưỡng dân gian.

Ông Suk, ở thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai cho biết: “Việc chuẩn bị trước quan tài cũng là cách biểu đạt sự hờn trách Yàng đã làm cho người nhà đau bệnh liên miên. Làm vậy, để thể hiện tâm trạng không lo sợ cái chết, sẵn sàng ra đi. Người Bana có câu: “Buk ‘long bong, hrong bơngai” ý là: “quan tài mục đi, sự sống ở lại với người bệnh” xem quan tài đó là vật để trả nợ thần, là vật thế mạng cho người bệnh. Nhiều lúc khi làm xong quan tài thì người bệnh khỏe lại. Sau đó người ta đem cất quan tài gỗ dưới gầm nhà”.

Trước khi đốn cây gỗ làm quan tài, người Bana thường tổ chức lễ cúng đơn giản với cơm và vỏ trứng gà, cầu xin thần rừng, thần núi phù hộ. Khi biết có gia đình đang làm quan tài, bà con trong làng thường tự nguyện mang cơm nước đến giúp – thể hiện tinh thần cộng đồng gắn bó và tương trợ lẫn nhau.

Ngày nay, theo sự phát triển của đời sống xã hội, tục trữ quan tài của người Bana hầu như không còn. Các dịch vụ mai táng ngày càng tiện lợi, cùng với quy định bảo vệ rừng nghiêm ngặt, khiến việc chặt cây làm quan tài không còn.

Ông Yung, Phó Chủ tịch UBND xã H’Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai khẳng định. “Hiện nay cuộc sống người dân đã cải thiện, tiến bộ hơn, không còn hộ gia đình nào trữ quan tài nữa. Nếu có người chết thì bà con thường đi mua quan tài về, không còn chặt cây, đục khoét cây làm quan tài nữa. Một số gia đình có ván thì tự làm lấy, còn không thì đi mua chứ không còn chặt phá cây rừng như xưa nữa".

Tục trữ quan tài độc mộc dưới gầm nhà sàn là một dấu ấn văn hóa đặc sắc, phản ánh triết lý sống nhân văn, giàu tình cảm và đậm chất cộng đồng của người Bana. Những chiếc quan tài còn lại đang dần mục nơi gầm nhà sàn, như “chứng tích văn hóa” của một thời, cho sự sống tiếp nối, góp phần làm nên bản sắc riêng của đồng bào vùng Tây Nguyên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

“Đời sống mới” của thổ cẩm Tây Nguyên
“Đời sống mới” của thổ cẩm Tây Nguyên

VOV.VN - Vải thổ cẩm ở Tây Nguyên giờ đây xuất hiện nhiều hơn trên các sàn diễn thời trang, trở thành chất liệu chủ đạo trong các thiết kế, bộ sưu tập thời trang nghệ thuật hiện đại hay trang phục sử dụng hàng ngày. Từ đây, thổ cẩm có hành trình mới, thay đổi cách thể hiện để có thể “sống” cùng thời đại.

“Đời sống mới” của thổ cẩm Tây Nguyên

“Đời sống mới” của thổ cẩm Tây Nguyên

VOV.VN - Vải thổ cẩm ở Tây Nguyên giờ đây xuất hiện nhiều hơn trên các sàn diễn thời trang, trở thành chất liệu chủ đạo trong các thiết kế, bộ sưu tập thời trang nghệ thuật hiện đại hay trang phục sử dụng hàng ngày. Từ đây, thổ cẩm có hành trình mới, thay đổi cách thể hiện để có thể “sống” cùng thời đại.

Lễ cầu mùa của người Tày, Nùng ở Định Hóa, Thái Nguyên
Lễ cầu mùa của người Tày, Nùng ở Định Hóa, Thái Nguyên

VOV.VN - Đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó phải kể đến Lễ cầu mùa của người Tày, Nùng ở huyện Định Hóa. Nếu như trước đây Lễ cầu mùa chỉ được tổ chức vào tháng 5, 6 và tháng 8, 9 âm lịch thì ngày nay còn được tổ chức vào dịp đầu năm mới.

Lễ cầu mùa của người Tày, Nùng ở Định Hóa, Thái Nguyên

Lễ cầu mùa của người Tày, Nùng ở Định Hóa, Thái Nguyên

VOV.VN - Đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó phải kể đến Lễ cầu mùa của người Tày, Nùng ở huyện Định Hóa. Nếu như trước đây Lễ cầu mùa chỉ được tổ chức vào tháng 5, 6 và tháng 8, 9 âm lịch thì ngày nay còn được tổ chức vào dịp đầu năm mới.

Gần 100 tay chèo tham gia đua thuyền độc mộc trên hồ tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên
Gần 100 tay chèo tham gia đua thuyền độc mộc trên hồ tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên

VOV.VN - Sáng 12/3, tại hồ Lắk, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk (Đắk Lắk), diễn ra Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 năm 2025. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội cà phê lần thứ IX, chào mừng 50 năm giải phóng Buôn Ma Thuột và 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk.

Gần 100 tay chèo tham gia đua thuyền độc mộc trên hồ tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên

Gần 100 tay chèo tham gia đua thuyền độc mộc trên hồ tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên

VOV.VN - Sáng 12/3, tại hồ Lắk, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk (Đắk Lắk), diễn ra Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 năm 2025. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội cà phê lần thứ IX, chào mừng 50 năm giải phóng Buôn Ma Thuột và 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao