111111

Nghệ nhân già và nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ

VOV.VN - Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào mình, cũng như nhiều nghệ nhân khác, ông Cil Ha Ôn, 90 tuổi, ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã không ngại tuổi già sức yếu, thường xuyên tham gia các lớp truyền dạy cồng chiêng cho con cháu trên địa bàn.

Tình yêu và đam mê với tiếng cồng tiếng chiêng như đã ngấm sâu vào máu thịt của nghệ nhân Cil Ha Ôn từ thuở nhỏ. Ông kể, lúc bé ông thường xuyên theo bố mẹ tham gia các lễ hội như: Mừng lúa mới, cúng thần Núi, thần Sông trước khi khai nương làm rẫy cầu cho mùa màng bội thu. Lớn lên, ông cũng thường xuyên được theo các già làng, trưởng bản đi đánh chiêng ở nhiều khu vực trong tỉnh như Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh…

Và bây giờ, dù đã ở tuổi 90 nhưng nhận thấy tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bào mình có nguy cơ bị mai một, nghệ nhân Cil Ha Ôn cùng một số nghệ nhân khác trên địa bàn vẫn tiếp tục kiên trì, tích cực vận động con, cháu dòng họ và bà con trong buôn làng cùng tham gia lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đồng thời mở nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng cho con cháu.

Nghệ nhân Cil Ha Ôn, nói: "Tôi rất muốn truyền dạy lại cách đánh chiêng cho các thế hệ trẻ để truyền thống văn hoá cuả ông bà mình còn lưu truyền mãi đến đời sau. Tôi cũng hay dẫn các đội chiêng, trong đó có đội chiêng trẻ đi đánh ở các dịp như đám hỏi, khi điạ phương có yêu câu, thì tôi luôn gọi các lớp trẻ mà tôi đã dạy đó cùng đi đánh chung".

Lớp truyền dạy cồng chiêng gần đây nhất mà nghệ nhân Cil Ha Ôn tham gia được tổ chức tại xã Đạ Sar với 30 học viên là nam, nữ đoàn viên, thanh niên người dân tộc K’ho có độ tuổi từ 15 đến 30 đến từ các thôn, buôn trên địa bàn xã. Lớp học này thuộc khuôn khổ của Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với huyện Lạc Dương tổ chức.

Nghệ nhân Cil Ha Ôn cho biết, các cháu tham gia lớp học sẽ được truyền dạy về kỹ thuật đánh và diễn tấu cồng chiêng, phong cách trình diễn, cách sử dụng chiêng đúng tiết tấu. Sau khi học xong, các học viên đều đạt yêu cầu là biết đánh chiêng thành thạo và diễn tấu được ít nhất từ 2 đến 3 bài chiêng cơ bản như: mừng khách đến chơi nhà, mừng lúa mới, mừng năm mới… Ông không nhớ đây đã là lớp học bao nhiêu mà mình tham gia truyền dạy cồng chiêng, chỉ hy vọng qua đó góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong gìn giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Nhưng để phát huy được giá trị văn hóa truyền thống này, rất cần sự chung sức đồng lòng của cả cộng đồng.

"Vì một cây làm chẳng nên non, nhiều cây mới thành khu rừng lớn. Vì vậy tôi mong muốn bà con buôn làng mình phải đồng lòng với nhau, nhân dân và Nhà nước đồng hành với nhau lao động sản xuất, chăm lo làm ăn để phát triển. Con cháu phải chăm lo học hành, có như thế  mới phát triển bền vững", nghệ nhân Cil Ha Ôn chia sẻ.

Theo ông Kra Jăn Ha Nrang, cán bộ văn hóa xã Đạ Sar, từ sự chỉ dạy của nghệ nhân Cil Ha Ôn và một số nghệ nhân khác trên địa bàn, nhiều thanh niên trong xã đã có thể đánh tất cả các bài chiêng của dân tộc mình. Đến nay, xã Đạ Sar đã thành lập được Đội cồng chiêng chuyên nghiệp, thường xuyên tham gia diễn tấu cồng chiêng trong các sự kiện do đia phương tổ chức. Đây không chỉ là niềm tự hào đối với các nghệ nhân mà còn là niềm vui của xã khi không để văn hóa cồng chiêng bị mai một.

Ông Kra Jăn Ha Nrang, nói: "Ở đây không ai biết gì về cồng chiêng, nghệ nhân nghệ nhân Cil Ha Ôn rất nhiệt tình khi chính quyền địa phương yêu cầu đứng lớp truyền dạy cồng chiêng cho con cháu thì ông nhiệt tình tham gia ngay. Đến nay, ông vẫn tích cực tham gia lưu truyền và ông vẫn tích cực tham gia chỉnh sửa cái bài chiêng, hướng dẫn lớp trẻ đánh sao cho đúng với bài chiêng của người K’ho mình".

Cùng với Đội cồng chiêng xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương còn có 5 đội cồng chiêng khác và gần 15 nhóm cồng chiêng quy mô hộ gia đình rải rác ở thị trấn Lạc Dương và các khu du lịch: LangBiang, Làng Cù Lần, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Những đội - nhóm cồng chiêng này chủ yếu phục vụ khách du lịch đến giao lưu. Điều đáng nói, phần lớn những thành viên của nhóm - đội cồng chiêng này đều có sự tận tình truyền dạy từ nghệ nhân Cil Ha Ôn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ nhân Alip - Người truyền lửa đam mê cho lớp trẻ
Nghệ nhân Alip - Người truyền lửa đam mê cho lớp trẻ

VOV.VN - Từ khi còn niên thiếu, Nghệ nhân A Lip (dân tộc Ba Na, thôn Groi, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã biết đánh chiêng, làm đàn, tạc tượng gỗ và chỉnh chiêng. Nay tuổi đã xế chiều, ông vẫn từng ngày nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản cồng chiêng, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ba Na.

Nghệ nhân Alip - Người truyền lửa đam mê cho lớp trẻ

Nghệ nhân Alip - Người truyền lửa đam mê cho lớp trẻ

VOV.VN - Từ khi còn niên thiếu, Nghệ nhân A Lip (dân tộc Ba Na, thôn Groi, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã biết đánh chiêng, làm đàn, tạc tượng gỗ và chỉnh chiêng. Nay tuổi đã xế chiều, ông vẫn từng ngày nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản cồng chiêng, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ba Na.

Nghề làm nem Lai Vung đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Nghề làm nem Lai Vung đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

VOV.VN - Chiều 25/1, tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp diễn ra lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống “Nghề làm nem”. Đến nay, các cơ sở sản xuất nem ở Lai Vung, không ngừng đầu tư về máy móc, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Nghề làm nem Lai Vung đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề làm nem Lai Vung đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

VOV.VN - Chiều 25/1, tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp diễn ra lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống “Nghề làm nem”. Đến nay, các cơ sở sản xuất nem ở Lai Vung, không ngừng đầu tư về máy móc, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Sơn La có nhiều di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận
Sơn La có nhiều di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận

VOV.VN - Toàn tỉnh Sơn La hiện có 110 di sản văn hóa được phê duyệt và đưa vào danh mục, trong đó có 15 di sản văn hóa phi vật thể.

Sơn La có nhiều di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận

Sơn La có nhiều di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận

VOV.VN - Toàn tỉnh Sơn La hiện có 110 di sản văn hóa được phê duyệt và đưa vào danh mục, trong đó có 15 di sản văn hóa phi vật thể.

Độc đáo “bảo tàng Pỉ Noọng” của nữ nghệ nhân người Thái
Độc đáo “bảo tàng Pỉ Noọng” của nữ nghệ nhân người Thái

Đến bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Độc đáo “bảo tàng Pỉ Noọng” của nữ nghệ nhân người Thái

Độc đáo “bảo tàng Pỉ Noọng” của nữ nghệ nhân người Thái

Đến bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao