111111

Lễ cúng bến nước của người M’nông ở Đắk Lắk: Ước nguyện cho mùa màng mùa bội thu

VOV.VN - Cúng bến nước là một nghi thức tâm linh có từ lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thể hiện sự tôn trọng với mạch nguồn sống của buôn làng. Ở xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, nghi lễ được bà con người M’nông Preh tổ chức hàng năm với ý nghĩa cảm tạ thần nước đã ban nguồn nước trong lành để sử dụng.

Theo tập tục của người người M’nông, lễ cúng bến nước mang ý nghĩa tạ ơn thần linh, thần sông, thần nước đã ban cho buôn làng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; người dân buôn làng có nhiều sức khỏe để lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ thường được thực hiện khi buôn làng đã thu hoạch xong mùa màng, mọi người cùng dọn dẹp vệ sinh khu vực bến nước sạch sẽ và chuẩn bị bước vào một vụ sản xuất mới. Già làng Y Thơng Kđoh ở buôn Trí, xã Krông Na cho biết, vì mang nhiều ý nghĩa tâm linh nên lễ cúng là dịp tụ họp của cả buôn làng. Các lễ vật do người dân cùng góp vào để bày tỏ lòng thành kính và tinh thần đoàn kết.

“Người dân tham gia đông lắm, ngày xưa người ta còn bỏ chung gạo chung lúa để nấu rượu cần chung, đến ngày hôm làm lễ là người ta góp một con heo, mỗi người cùng góp một ít mua heo để cúng. Lễ cúng bến nước ngày xưa là thường tổ chức vào tháng 3 đến tháng 6 hằng năm, cầu cho mưa thuận gió hòa. Thứ hai là cầu cho con người trước khi bước vào mùa vụ mới, buôn làng đó có nhiều sức khỏe, để làm được nhiều, gặt hái được thật là nhiều”. Già làng Y Thơng Kđoh chia sẻ.

Trong lễ cúng bến nước của người M’nông, các nghi thức do một thầy cúng và 2 người phụ giúp thực hiện. Thầy cúng thường là già làng hay người có uy tín trong cộng đồng, được ơn trên ban cho sự tinh thông, thuộc nhiều bài cúng và am hiểu nghi lễ. Họ là người đại diện cho buôn làng giao tiếp với các vị thần.

Trong không gian trang nghiêm bên dòng sông Sêrêpôk, thầy cúng trong trang phục truyền thống lần lượt thực hiện các nghi lễ. Tiếng chiêng vang lên nhịp nhàng, hòa quyện cùng lời khấn, gửi gắm những nguyện cầu của người dân về một mùa vụ mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ cúng bến nước trải qua 3 phần cúng, gồm cúng tổ tiên, cúng tại bến nước và cúng tạ ơn già làng và những người giúp việc. Thầy cúng Y Nga Glan, ở buôn Đôn cho biết, trong từng phần cúng, các lễ vật sẽ được dâng lên các thần trước khi cả buôn làng cùng thưởng thức, chung vui. Cùng với các lễ vật do người dân chuẩn bị, những vật dụng như gươm, giáo, bông gòn, lửa than, nến sáp ong không thể thiếu trong quá trình làm lễ.

Trong suốt nghi lễ, tiếng chiêng luôn ngân vang, nhịp xoang uyển chuyển tạo nên không gian rộn ràng ngay cạnh dòng sông Sêrêpôk. Chị H Nụ Bu Dăm, ở buôn Ea Mar, xã Krông Na cho biết: “các buôn làng của người M’nông hầu hết ở gần dòng sông này, bà con chọn các khe nước dọc bờ sông để đặt bến nước. Nguồn nước dòng sông Sêrêpôk ở đây cũng là dòng sông đã gắn bó rất là lâu đời với bà con người dân ở biên giới nơi đây. Lễ cúng bến nước còn mang ý nghĩa là cảm ơn dòng nước đã chảy qua và có nguồn nước uống để con bà con sinh sống, sinh hoạt nhờ từ nguồn nước.”

Là phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc với cộng đồng người M’nông ở khu vực biên giới, lễ cúng bến nước không chỉ thể hiện sự quan tâm, bảo vệ nguồn nước của người dân mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, tạo điều kiện để mọi người dân gặp gỡ, đoàn kết và cùng nhau gìn giữ các giá trị truyền thống.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Văn hóa cà phê – Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên
Văn hóa cà phê – Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

VOV.VN - Buôn Ma Thuột – mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên, nơi hương vị cà phê đậm đà đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bất cứ khi nào đặt chân đến Ban Mê, bạn đều có thể thưởng thức những ly cà phê được pha chế theo nhiều cách khác nhau, mang đậm dấu ấn bản địa, làm say lòng người.

Văn hóa cà phê – Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Văn hóa cà phê – Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

VOV.VN - Buôn Ma Thuột – mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên, nơi hương vị cà phê đậm đà đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bất cứ khi nào đặt chân đến Ban Mê, bạn đều có thể thưởng thức những ly cà phê được pha chế theo nhiều cách khác nhau, mang đậm dấu ấn bản địa, làm say lòng người.

Kết nối di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch Đắk Lắk
Kết nối di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch Đắk Lắk

VOV.VN - Trao truyền những kỹ năng diễn tấu cồng chiêng và hướng dẫn để cộng đồng “tự kể” những câu chuyện văn hóa của dân tộc mình, đây là cách mà mô hình Kết nối di sản cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản đã được triển khai và nhân rộng tại Đắk Lắk.

Kết nối di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch Đắk Lắk

Kết nối di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch Đắk Lắk

VOV.VN - Trao truyền những kỹ năng diễn tấu cồng chiêng và hướng dẫn để cộng đồng “tự kể” những câu chuyện văn hóa của dân tộc mình, đây là cách mà mô hình Kết nối di sản cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản đã được triển khai và nhân rộng tại Đắk Lắk.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao