111111

Khèn Mông - Nhạc cụ truyền thống lưu giữ hồn dân tộc

VOV.VN - Khèn là một loại nhạc cụ truyền thống gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông. Trải qua thời gian, cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng đồng bào Mông từ đời này qua đời khác vẫn luôn cùng nhau gìn giữ chiếc khèn như gìn giữ hồn dân tộc mình vậy.

Để có được những chiếc khèn theo ý muốn thì phải thật tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu làm khèn, cùng với sự tỉ mẩn và tài hoa của bàn tay người thợ. Gỗ để làm thân khèn phải là loại gỗ thông hay pơ mu đỏ hoặc trắng có độ dẻo. Gỗ được chẻ thành từng thanh, phơi khô, chọn thanh dài 80cm trở lên, dày khoảng 30 cm. Dùng dao đẽo gọt định hình thân khèn rồi chẻ đôi, cố định phần đuôi và tiếp tục đẽo gọt cho hoàn chỉnh.

Gỗ sau khi được đẽo gọt hoàn chỉnh, sẽ được chẻ đôi rời thành hai miếng để đục rỗng bầu khèn và rãnh thân khèn. Ngày xưa đồng bào phải lấy đục cong dùng tay để khoét rỗng hai miếng bầu, khoét rãnh từ bầu đến ngọn để làm rãnh thổi cả thân khèn, nhưng ngày nay nhờ có sự hỗ trợ của máy móc nên công đoạn khoét bầu và rãnh thổi của cây khèn cũng được làm nhanh hơn và đều hơn. Khi khoét xong ghép 2 miếng vào nhau như khi chưa bổ. Dùng dây mây cố định lại thân cây khèn cho kín và chặt. Ống khèn gồm 6 ống, được làm bằng ống nứa cây măng dê, khi chặt các ống nứa về sẽ được luộc cho khỏi bị nứt nẻ, sau đó phơi nắng hoặc để gác bếp cho khô.

Anh Mùa A Sềnh, một nghệ nhân chế tác khèn Mông ở bản Hang Chú, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La chia sẻ: Khó nhất trong chế tác khèn là đúc đồng làm lam khèn, một ngày chỉ đúc được hai miếng đồng. “Trong chế tác khèn khó nhất là đúc đồng để làm lam khèn. Trong đó,quan trọng nhất là phải căn chuẩn tỉ lệ các nguyên liệu. Riêng đúc đồng không thì một ngày mới chỉ đúc được hai miếng đồng, mỗi miếng dài khoảng 70 cm. Nếu vừa đúc đồng vừa làm khèn thì mất khoảng 3 ngày mới làm xong một cây khèn”.

Khèn của người Mông thường có hai loại, loại khèn có âm thanh trầm bổng là khèn ngắn, khèn có âm thanh cao là khèn dài. Loại khèn ngắn thường được các dòng Mông Hoa, Mông Lềnh… sử dụng nhiều do phù hợp với âm điệu và tiếng của các dòng Mông này. Còn với loại khèn dài lại được Mông Trắng sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, cả hai loại khèn này đều được thổi như nhau và các bài khèn khi thổi lên cũng có âm sắc như nhau, chỉ khác là âm thanh sẽ thấp hay cao theo tiếng nói của từng dòng Mông.

Trong các lễ tang của đồng bào, khèn dùng để chỉ đường, dẫn lối cho người đã khuất về với ông bà, tổ tiên, gửi gắn tâm tư, lời nguyện cầu của người còn sống cho người đã khuất. Tuy nhiên, khèn cũng được sử dụng giống nhiều loại nhạc cụ khác của đồng bào dân tộc Mông, như: sáo, nhị, khèn môi, khèn lá… để nói lên nỗi lòng tự sự, niềm vui, nỗi buồn, gửi gắm trao duyên giữa chàng trai cho cô gái Mông thông qua những điệu khèn, điệu nhảy… Ngoài ra còn có cả những điệu khèn sử dụng cho đám cưới, đưa đón dâu và dùng trong các lễ hội, vui xuân đón tết như múa khèn, nhảy khèn… Khèn có thể nhảy một người, nhảy múa kết hợp nam nữ, nhảy nhiều người với nhau.

Ông Mùa Và Chống, ở bản Phình Hồ, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên cho biết: “Khèn của người Mông có thể nhảy một người, nhảy nhiều người cùng nhau. Điệu nhảy khèn của người Mông có lúc nhẹ nhàng, uyển chuyển như lúc các cô gái Mông thiêu thùa, dệt vải, nhưng lại có lúc mãnh liệt, mạnh mẽ như các chàng trai mông cầm giáo chống lại giặc ngoại xâm hay mãnh thú dữ. Tạo cho người xem có cảm giác hưng phấn, cuốn hút và thích thú khi đến với các lễ hội của đồng bào Mông”.

Cũng như nhiều bản làng đồng bào Mông, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La hiện cũng không còn nhiều người biết chế tác khèn Mông. Để nghề chế tác khèn không bị mai một, qua chương trình “Lễ hội về miền đá cổ xã Hang Chú” vừa mới được tổ chức lần đầu tiên năm 2025 vừa qua, xã đã mời các nghệ nhân biết làm khèn, thổi khèn mở gian hàng ngay tại trung tâm xã, vừa để giới thiệu các sản phẩm khèn đến du khách gần xa cũng như bà con trên địa bàn được biết, vừa thể hiện các kỹ năng chế tác và cách làm khèn cho du khách và bà con được xem, trải nghiệm. Nhất là thế hệ trẻ, những người muốn học chế tác khèn có thể tìm hiểu và học hỏi thêm để làm và lưu giữ được nghề chế tác khèn của dân tộc mình.

Ông Hờ A Dua, Chủ tịch UBND xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La cho biết: “Theo Nghị quyết 20 của Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Yên về bảo tồn và phát huy bản sắc, giá trị văn hóa của dân tộc, hiện nay, xã cũng đang rà soát lại các nghệ nhân còn biết làm khèn, thổi khèn Mông. Tuyên truyền, vận động các nghệ nhân duy trì, phát huy bản sắc văn hóa và truyền lại cho con cháu”.

Đến các bản làng đồng bào Mông những ngày xuân, tiếng khèn dìu dặt cùng sắc màu rực rỡ từ những bộ trang phục truyền thống của các chàng trai, cô gái Mông như tô điểm cho bức tranh xuân vùng cao thêm tươi thắm, hạnh phúc.

ngoai_thoi_o_cac_phien_cho_le_tet_sao_mong_con_la_tiet_muc_rat_dac_sac_tham_gia_cac_hoi_dien_van_nghe.jpg

Dìu dặt tiếng sáo bản Mông ngày xuân

VOV.VN - Sáo Mông là một loại nhạc cụ truyền thống gắn liền với đời sống văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của đồng bào Mông. Trong không khí rộn ràng của ngày Tết, âm thanh vang vọng khắp núi rừng của sáo Mông không thể thiếu, trở thành biểu tượng của niềm vui và khát vọng hạnh phúc trên vùng núi cao Tây Bắc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Khai mạc Festival Khèn Mông và lễ hội hoa tớ dày huyện Mù Cang Chải năm 2024
Khai mạc Festival Khèn Mông và lễ hội hoa tớ dày huyện Mù Cang Chải năm 2024

VOV.VN - Tối 27/12, UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã khai mạc Festival Khèn Mông và lễ hội hoa tớ dày năm 2024.

Khai mạc Festival Khèn Mông và lễ hội hoa tớ dày huyện Mù Cang Chải năm 2024

Khai mạc Festival Khèn Mông và lễ hội hoa tớ dày huyện Mù Cang Chải năm 2024

VOV.VN - Tối 27/12, UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã khai mạc Festival Khèn Mông và lễ hội hoa tớ dày năm 2024.

Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa

VOV.VN - Trên cao nguyên đá Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, hòa cùng âm thanh của núi rừng, của không khí lao động sản xuất, tiếng khèn Mông luôn vang vọng khắp núi rừng. Dù cuộc sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào Mông nơi đây luôn chú ý giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có điệu khèn truyền thống.

Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa

Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa

VOV.VN - Trên cao nguyên đá Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, hòa cùng âm thanh của núi rừng, của không khí lao động sản xuất, tiếng khèn Mông luôn vang vọng khắp núi rừng. Dù cuộc sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào Mông nơi đây luôn chú ý giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có điệu khèn truyền thống.

Để tiếng khèn Mông ngân vang mãi trên đỉnh Nùng Nàng
Để tiếng khèn Mông ngân vang mãi trên đỉnh Nùng Nàng

VOV.VN - Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trong đó có khèn Mông đang được cấp ủy, chính quyền các cấp ở Lai Châu đặc biệt quan tâm bằng nhiều chính sách hỗ trợ gắn với phát triển du lịch.

Để tiếng khèn Mông ngân vang mãi trên đỉnh Nùng Nàng

Để tiếng khèn Mông ngân vang mãi trên đỉnh Nùng Nàng

VOV.VN - Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trong đó có khèn Mông đang được cấp ủy, chính quyền các cấp ở Lai Châu đặc biệt quan tâm bằng nhiều chính sách hỗ trợ gắn với phát triển du lịch.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao