111111

Học viện Múa Việt Nam gặp mặt báo chí và phụ huynh: Quả bóng trách nhiệm bị chuyển hướng

VOV.VN - Liên quan đến vụ việc khoảng 300 học sinh Học viện Múa Việt Nam không được cấp bằng nghề, không được cấp bằng PTCS, PTTH gây bức xúc trong dư luận, cuối buổi chiều nay 1/4, lãnh đạo Học viện Múa Việt Nam đã gặp mặt đại diện phụ huynh và báo chí trao đổi về những nội dung này.

Cuộc họp chỉ có lãnh đạo nhà trường, phóng viên báo chí và phụ huynh, không có sự tham gia của các Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nên dù diễn ra căng thẳng tới gần 19h nhưng vẫn chưa có giải pháp để giải quyết yêu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh là cấp bằng THCS, THPT và bằng trung cấp nghề cho các em sau khi kết thúc học tập tại nhà trường.

Diễn ra trong hơn 3 giờ đồng hồ, đáp lại những mong muốn cháy bỏng của phụ huynh và học sinh về việc nhà trường đưa ra giải pháp để cấp bằng THCS, THPT và cấp bằng nghề cho học sinh tốt nghiệp để mở ra con đường tương lai cho con em họ, đáp lại những mong muốn này, lãnh đạo nhà trường mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận trách nhiệm nhưng lại được gói trong những cụm từ rất nhẹ nhàng là “lỗi kỹ thuật” là “quên”. 

Ông Trần Văn Hải, quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam cho rằng, sự việc học sinh không được cấp bằng Trung cấp múa với các lớp hệ đào tạo liên thông trung cấp, cao đẳng có nguyên nhân từ những giai đoạn trước. Đồng thời, cũng khẳng định nhà trường dạy song song học chuyên môn cùng với dạy văn hóa phổ thông theo quy định khung của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho khối trường đặc thù.

Ông Trần Văn Hải cho biết, việc đào tạo văn hóa chỉ để học sinh học lên cao hơn chỉ ở khối trường nghệ thuật của Bộ Văn hóa vì bằng Trung cấp chuyên nghiệp đã tích hợp 3 trong 1: THCS, THPT và chuyên ngành múa. Còn đối với các học sinh vì nguyện vọng cá nhân muốn rẽ ngang sang học các ngành khác phải tự đào tạo bổ sung thêm.

Quyền giám đốc Học viện Múa Việt Nam Trần Văn Hải cũng cho rằng, việc hiện nay học sinh ra trường không được cấp bằng Trung cấp nghề vì đây là chương trình đào tạo có tính đặc thù kéo dài gần 7 năm, nhà trường đã cấu trúc chương trình đào tạo tích hợp liên thông, với đầu vào Trung cấp và đầu ra là Cao đẳng. Chương trình đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đề án tuyển sinh. Đồng thời, thừa nhận việc học sinh không được cấp bằng là “lỗi kỹ thuật” là “quên” của nhà trường khi triển khai thực hiện.

“Đây là một trong những phần được gọi là phần lỗi kỹ thuật khi thực hiện. Cao đẳng múa Việt Nam đã không thực hiện triển khai đăng ký đầu vào học sinh trúng tuyển với Bộ Giáo dục và Đào tạo là đăng ký đầu vào Trung cấp, mà chỉ đăng ký đây là lớp Cao đẳng diễn viên. Bởi vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ biết theo Thông tư 55 đào tạo cao đẳng thì việc nghiễm nhiên hiểu là ở dưới đã có bằng Trung cấp. Đây là do phần thực hiện triển khai Cao Đẳng Múa Việt Nam đã quên không đăng ký đầu vào đối với các học sinh đã trúng tuyển đầu vào trung cấp với hai hệ đào tạo này”, ông Trần Văn Hải cho biết.

Mặc dù thừa nhận như vậy nhưng trước thực tế học sinh đã tốt nghiệp Trường Học viện Múa Việt Nam thi đỗ vào các trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội, Đại học Văn hóa và các trường Văn hóa nghệ thuật Trung ương nhưng do không có bằng Trung cấp múa (được quy định là tích hợp 3 trong một) nên sau một thời gian rà soát hồ sơ, các trường này đã không nhận học sinh vào học với lý do không có bằng THCS, THPT thì ông Trần Văn Hải lại cho rằng trách nhiệm là ở các trường không nhận học sinh.

“Khóa học liên thông Trung cấp, Cao đẳng, không có bằng Trung cấp, không thể lấy đâu ra bằng THCS. Qua các buổi làm việc với lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Bộ đã nói rằng chương trình Cao đẳng cao hơn Trung cấp, hoàn thành chương trình đào tạo nhóm ngành 3, đầy đủ các điều kiện để học thi vào các trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi cũng hỏi ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói rằng, đây là trách nhiệm của trường không nhận học sinh, theo quy định, hướng dẫn tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trường đó và phụ huynh có thể có ý kiến lên Bộ giáo dục và Đào tạo để Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến với các trường đó, chứ không phải Trách nhiệm của Học viện Múa”, ông Trần Văn Hải cho biết thêm.

Để giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho khoảng 300 học sinh sau khi tốt nghiệp tại Học viện Múa Việt Nam mà vẫn 3 không: không bằng tốt nghiệp Trung cấp, không bằng THCS và THPT rất cần có sự tham gia của ngành chức năng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tắc trách của Học viện Múa Việt Nam đẩy hơn 300 học sinh vào bế tắc
Tắc trách của Học viện Múa Việt Nam đẩy hơn 300 học sinh vào bế tắc

VOV.VN - Sự tắc trách của lãnh đạo Học viện Múa Việt Nam đã đẩy hàng trăm học sinh của Học viện này vào cảnh không bằng cấp, đối diện với nguy cơ không thể tìm kiếm việc làm cũng như không còn cơ hội học tập.

Tắc trách của Học viện Múa Việt Nam đẩy hơn 300 học sinh vào bế tắc

Tắc trách của Học viện Múa Việt Nam đẩy hơn 300 học sinh vào bế tắc

VOV.VN - Sự tắc trách của lãnh đạo Học viện Múa Việt Nam đã đẩy hàng trăm học sinh của Học viện này vào cảnh không bằng cấp, đối diện với nguy cơ không thể tìm kiếm việc làm cũng như không còn cơ hội học tập.

Tháo gỡ khó khăn trong đào tạo nghề, tạo thêm cơ hội cho người lao động
Tháo gỡ khó khăn trong đào tạo nghề, tạo thêm cơ hội cho người lao động

VOV.VN - Nếu nhìn dưới góc độ tích cực dịch Covid-19 lại là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp và người lao động học tập, nâng cao tay nghề...

Tháo gỡ khó khăn trong đào tạo nghề, tạo thêm cơ hội cho người lao động

Tháo gỡ khó khăn trong đào tạo nghề, tạo thêm cơ hội cho người lao động

VOV.VN - Nếu nhìn dưới góc độ tích cực dịch Covid-19 lại là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp và người lao động học tập, nâng cao tay nghề...

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Khi nhà trường cũng là nhà xưởng
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Khi nhà trường cũng là nhà xưởng

VOV.VN - Hiện nay, nhiều cơ sở Giáo dục nghề nghiệp cũng chủ động phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ. Từ đó, quá trình đào tạo nghề tại nhà trường song hành với sản xuất tại các nhà máy, công xưởng.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Khi nhà trường cũng là nhà xưởng

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Khi nhà trường cũng là nhà xưởng

VOV.VN - Hiện nay, nhiều cơ sở Giáo dục nghề nghiệp cũng chủ động phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ. Từ đó, quá trình đào tạo nghề tại nhà trường song hành với sản xuất tại các nhà máy, công xưởng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao