111111

Điện ảnh Việt Nam: Xã hội hóa hay tư nhân hóa?

(VOV) - Từ khi hàng loạt hãng phim tư nhân mọc lên, diện mạo điện ảnh không mấy khởi sắc mà còn đứng trước nguy cơ mất dần bản sắc.

Phim tư nhân thu bạc tỷ, phim Nhà nước “đắp chiếu”

Ở thời điểm trước năm 2006, một đạo diễn đã nói rằng, khi xã hội hóa điện ảnh, chúng ta hy vọng vào một diện mạo mới cho điện ảnh nước nhà. Sau câu nói đầy “hy vọng” ấy, một loạt các hãng phim tư nhân ra đời. Nhiều người đã bắt đầu chờ đợi những sản phẩm đủ chất lượng để lấy lại “thanh thế” cho điện ảnh Việt vốn đã dần mất chỗ đứng suốt mấy chục năm qua.

TP.HCM được xem là nơi mở màn cho trào lưu xã hội hóa - nơi được chọn mặt gửi vàng để hy vọng tạo thành “kinh đô điện ảnh” của Việt Nam. Một loạt các hãng phim tư nhân như Thiên Ngân, Phước Sang, Phương Nam, BHD… lần lượt trình làng những sản phẩm có thể ra rạp và thu vé tiền tỷ - điều mà trước đây các hãng phim Nhà nước không thể làm được. Ở thời điểm ấy, bộ mặt của điện ảnh cả nước thực sự nhộn nhịp.

Phim "Mỹ nhân kế" không được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật nhưng có doanh thu cao tới ngỡ ngàng

Có thể nói, phim Việt có doanh thu là một điều đáng tự hào. Thế nhưng niềm tự hào chưa lâu, những người tâm huyết với điện ảnh lại bắt đầu một nỗi buồn mới. Có những phim được đánh giá là quá dở nhưng điều lạ là khán giả lại tới đông và doanh thu rất lớn.

Hai bộ phim mới nhất bị khán giả la ó chính là “Hello cô Ba” và “Mỹ nhân kế”. “Hello cô Ba” thậm chí còn bị xếp vào danh sách phim hài nhảm, còn “Mỹ nhân kế” khiến người xem thất vọng bởi chất lượng không tương xứng với số tiền được đầu tư. Vậy mà ngay sau hai tuần công chiếu, doanh thu của nó đã lên con số 57 tỷ khiến nhiều người ngỡ ngàng. Phim hay có cách quảng cáo của phim hay và phim dở cũng có cách quảng cáo riêng, miễn làm sao hút khách… Cũng từ đó, một khái niệm được hình thành: Phim thị trường là của công chúng, còn phim nghệ thuật là của các liên hoan phim.

Rất nhiều phim của Nhà nước đoạt giải trong và ngoài nước đã ra rạp trước sự thờ ơ của công chúng. Tại sao? Lẽ nào trình độ thưởng thức nghệ thuật của khán giả Việt Nam chỉ có thể chạm đến những bộ phim hài “xem xong rồi bỏ”? Câu trả lời một phần chính ở sự vô trách nhiệm với đồng tiền ngân sách của các cơ quan hữu trách.

Trong khi các hãng phim tư nhân dùng mọi chiêu thức quảng cáo để cuốn hút công chúng đến với phim của họ thì hầu hết các phim do Nhà nước sản xuất vẫn đến với công chúng một cách thầm lặng, không ai hay biết. Một bộ phim truyền thống được đầu tư vài chục tỉ, nhưng khi ra rạp chỉ thu được vài triệu đồng, lâu nay vẫn là “chuyện thường ngày” của các hãng phim Nhà nước.

"Hello cô Ba" được xếp vào danh sách phim hài nhảm

Nhập khẩu, phát hành phim ồ ạt

Có lẽ chưa có lúc nào phim ngoại (đặc biệt là của Mỹ và Hàn Quốc) lại chiếm lĩnh như hiện nay. Cục Điện ảnh đã thống kê doanh thu điện ảnh tại Việt Nam hiện nay tăng gấp 13 lần so với 10 năm trước, nhưng thực ra, doanh thu ấy chỉ từ phim nước ngoài và lãi lớn rơi trọn vào Tập đoàn Megastar.

Khi Nhà nước đã bật đèn xanh, các công ty tư nhân ào ạt nhập phim bom tấn Mỹ về đồng thời với các cụm rạp hiện đại mọc lên có giá hàng triệu đô la ở các thành phố lớn. Phim bom tấn được chiếu ở những phòng chiếu hiện đại, âm thanh vòm, máy chiếu 3D. Cơn lốc của phim bom tấn Mỹ đã hoàn toàn chiếm lĩnh khán giả trẻ ở các thành phố lớn. Mỗi lần có phim mới ra đời, người ta tổ chức lễ ra mắt hoành tráng, quảng cáo, tiếp thị rầm rộ, thậm chí còn tổ chức các cuộc thi, các cuộc trình diễn trên đường phố nhằm gây sự chú ý. Như khi phim “Set up” ra mắt, công ty nhập khẩu phim đã bỏ tiền thuê hàng ngàn bạn trẻ mặc đồng phục phim, tổ chức nhảy ở những địa điểm công cộng nhằm gây sự chú ý…

Trong khi đó, bộ phim “Tâm hồn mẹ” của nữ đạo diễn Nhuệ Giang, dù đoạt giải ở nước ngoài nhưng khi về Việt Nam không có lịch phát hành. Thậm chí có lần, trao đổi với khán giả yêu điện ảnh ở Trung tâm điện ảnh TPD, nữ đạo diễn xót xa bảo “sẽ bán bộ phim cho ai chịu bỏ ra 200 triệu và phát hành”. Một bộ phim được đầu tư 5 - 6 tỷ mà chấp nhận bán với số tiền vô cùng nhỏ chỉ mong muốn nó được công chiếu, thực sự là một nỗi đau mà không phải ai cũng đủ dũng cảm nói ra.

“Mùi cỏ cháy” là bộ phim được đánh giá cao, tái hiện hào khí một thời của cha ông để bảo vệ cho độc lập dân tộc nhưng khi phát hành, hầu như không công ty nào mặn mà. Vậy nên nó ra rạp một cách lặng lẽ và cũng chỉ được chiếu duy nhất ở một rạp. Mỗi suất chiếu lèo tèo vài chục khách. Và sau hơn một tuần, nó đã chính thức được đưa vào kho “đắp chiếu”.

Một cảnh trong phim "Tâm hồn mẹ" - bộ phim đoạt giải ở nước ngoài nhưng khi về Việt Nam không có lịch phát hành

Làm sao để phát triển điện ảnh nước nhà?

Điện ảnh Việt đã “chia tay” với thời bao cấp và đang phát triển theo hướng xã hội hóa. Đó là hướng đi đúng, nhằm tránh tình trạng thụ động, ỷ lại từng xảy ra trước đây. Xã hội hóa điện ảnh Việt Nam là tập hợp nhiều nguồn lực để giúp nền điện ảnh nước nhà phát triển và cần phải nhấn mạnh một điều rằng, chúng ta xã hội hóa điện ảnh chứ không phải là tư nhân hóa. Để bảo vệ điện ảnh nước nhà, các cơ quan quản lý cần phải áp dụng Luật Điện ảnh chặt chẽ để làm sao đưa công chúng đến gần hơn các sản phẩm của mình.

Ở Trung Quốc cũng từng ban lệnh cấm nhập khẩu phim “bom tấn” Mỹ bởi người dân Trung Quốc quá chuộng dòng phim giải trí đến từ bên kia đại dương. Lệnh cấm ra đời đúng thời điểm “Thập diện mai phục” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu ra rạp. Chính vì vậy, nó đã thắng lớn về doanh thu.

Nhớ thời điểm những năm 90 thế kỷ 20, ở Hàn Quốc, khái niệm điện ảnh dường như vẫn còn rất mơ hồ. Thế nhưng, khi một cán bộ điện ảnh được bầu làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa của Hàn Quốc, ông đã họp các ban, ngành lại và khẳng định “việc xây dựng bản sắc văn hóa là cơ sở để xây dựng pháp luật về văn hóa cũng như việc hỗ trợ cho lĩnh vực văn hóa”.

Bản sắc văn hóa được sử dụng như một lá chắn bảo vệ các ngành công nghiệp văn hóa nội địa trong bối cảnh toàn cầu hóa về văn hóa. Vì vậy, chính phủ Hàn Quốc đã hạn chế bớt ảnh hưởng tiêu cực này bằng cách buộc các rạp chiếu phim phải chiếu phim nội địa ít nhất là 106 ngày trong một năm. Chính sách này đồng thời với việc thay đổi yếu tố nhân lực. Họ đã đưa 300 thanh niên tuổi từ 18 đến 25 sang Mỹ học về điện ảnh bằng ngân sách nhà nước.

Tất nhiên, thời điểm những nhân lực trẻ về nước đổi mới điện ảnh cũng vấp phải sự phản đối kịch liệt từ đội ngũ làm phim già cỗi. Thế nhưng hơn tất cả, họ được chính những người trong cơ quan quản lý bảo vệ và ủng hộ. Và chưa đầy 20 năm sau, họ đã xây dựng được một nền điện ảnh khiến nhiều nước trong khu vực phải ngưỡng mộ.

Phải chăng, chúng ta cũng cần một cuộc cải tổ, mà tất cả phải bắt đầu bằng yếu tố con người?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Mỹ nhân kế” – phim hài “nhảm” kiểu Nguyễn Quang Dũng
“Mỹ nhân kế” – phim hài “nhảm” kiểu Nguyễn Quang Dũng

(VOV) - “Mỹ nhân kế” với những pha đánh võ như…múa, nhiều cảnh quay thô vụng cùng kịch bản nhiều “sạn” khiến khán giả thất vọng.

“Mỹ nhân kế” – phim hài “nhảm” kiểu Nguyễn Quang Dũng

“Mỹ nhân kế” – phim hài “nhảm” kiểu Nguyễn Quang Dũng

(VOV) - “Mỹ nhân kế” với những pha đánh võ như…múa, nhiều cảnh quay thô vụng cùng kịch bản nhiều “sạn” khiến khán giả thất vọng.

Có thật phim “Mỹ nhân kế” thu 52 tỷ đồng sau nửa tháng?
Có thật phim “Mỹ nhân kế” thu 52 tỷ đồng sau nửa tháng?

(VOV) - Thông tin phim “Mỹ nhân kế” thu 52 tỷ đồng sau 2 tuần chiếu do nhà sản xuất tự đưa ra trong thông cáo báo chí là con số rất khó tin.

Có thật phim “Mỹ nhân kế” thu 52 tỷ đồng sau nửa tháng?

Có thật phim “Mỹ nhân kế” thu 52 tỷ đồng sau nửa tháng?

(VOV) - Thông tin phim “Mỹ nhân kế” thu 52 tỷ đồng sau 2 tuần chiếu do nhà sản xuất tự đưa ra trong thông cáo báo chí là con số rất khó tin.

Điện ảnh Việt Nam: Bao giờ cho đến...ngày xưa?
Điện ảnh Việt Nam: Bao giờ cho đến...ngày xưa?

(VOV) - Nền điện ảnh nước nhà đang phải loay hoay giải bài toán làm sao để có phim vừa có chất lượng nghệ thuật vừa thu hút khán giả.

Điện ảnh Việt Nam: Bao giờ cho đến...ngày xưa?

Điện ảnh Việt Nam: Bao giờ cho đến...ngày xưa?

(VOV) - Nền điện ảnh nước nhà đang phải loay hoay giải bài toán làm sao để có phim vừa có chất lượng nghệ thuật vừa thu hút khán giả.

Nhìn lại chặng đường 60 năm điện ảnh Việt Nam
Nhìn lại chặng đường 60 năm điện ảnh Việt Nam

(VOV) - "Nhìn lại chặng đường đã qua để khẳng định chúng ta đã làm được gì và điện ảnh Việt Nam đang ở đâu" - đạo diễn Nguyễn Thước chia sẻ.

Nhìn lại chặng đường 60 năm điện ảnh Việt Nam

Nhìn lại chặng đường 60 năm điện ảnh Việt Nam

(VOV) - "Nhìn lại chặng đường đã qua để khẳng định chúng ta đã làm được gì và điện ảnh Việt Nam đang ở đâu" - đạo diễn Nguyễn Thước chia sẻ.

Điện ảnh cách mạng Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập
Điện ảnh cách mạng Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập

(VOV) - Lễ kỷ niệm là dịp để các thế hệ nghệ sỹ ôn lại truyền thống lịch sử đáng tự hào của nền điện ảnh nước nhà.

Điện ảnh cách mạng Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập

Điện ảnh cách mạng Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập

(VOV) - Lễ kỷ niệm là dịp để các thế hệ nghệ sỹ ôn lại truyền thống lịch sử đáng tự hào của nền điện ảnh nước nhà.

Phim “Bụi đời Chợ Lớn” chưa được chiếu vì phạm Luật Điện ảnh
Phim “Bụi đời Chợ Lớn” chưa được chiếu vì phạm Luật Điện ảnh

(VOV) - Do chứa nhiều nội dung bạo lực, vi phạm những điều cấm của Luật Điện ảnh nên chưa thể cấp phép cho phim“Bụi đời Chợ Lớn”.

Phim “Bụi đời Chợ Lớn” chưa được chiếu vì phạm Luật Điện ảnh

Phim “Bụi đời Chợ Lớn” chưa được chiếu vì phạm Luật Điện ảnh

(VOV) - Do chứa nhiều nội dung bạo lực, vi phạm những điều cấm của Luật Điện ảnh nên chưa thể cấp phép cho phim“Bụi đời Chợ Lớn”.

"Điện ảnh Việt Nam phải khẳng định uy tín, vị thế của mình"
"Điện ảnh Việt Nam phải khẳng định uy tín, vị thế của mình"

(VOV) - Bài phát biểu của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam.

"Điện ảnh Việt Nam phải khẳng định uy tín, vị thế của mình"

"Điện ảnh Việt Nam phải khẳng định uy tín, vị thế của mình"

(VOV) - Bài phát biểu của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam.

Điện ảnh trước rào cản kiểm duyệt
Điện ảnh trước rào cản kiểm duyệt

Làm phim ở VN hiện quá rủi ro bởi những quy định về kiểm duyệt chung chung và mơ hồ!

Điện ảnh trước rào cản kiểm duyệt

Điện ảnh trước rào cản kiểm duyệt

Làm phim ở VN hiện quá rủi ro bởi những quy định về kiểm duyệt chung chung và mơ hồ!

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao