111111

UNESCO chính thức công nhận Di sản thiên nhiên xuyên biên giới Việt – Lào

VOV.VN - Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn thiên nhiên và di sản tại khu vực Đông Nam Á.

Ngày 13/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới tổ chức tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức thông qua Quyết định điều chỉnh ranh giới đáng kể của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) để mở rộng sang Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Khu di sản liên biên giới được ghi danh với tên gọi chung: “Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô”.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn thiên nhiên và di sản tại khu vực Đông Nam Á. Việc mở rộng này được UNESCO ghi nhận dựa trên ba tiêu chí quan trọng gồm: địa chất – địa mạo (tiêu chí viii), hệ sinh thái (tiêu chí ix) và đa dạng sinh học (tiêu chí x).

Với quyết định này, Vườn quốc gia Hin Nam Nô – vốn giáp ranh tự nhiên với Phong Nha – Kẻ Bàng – chính thức trở thành một phần trong hệ thống di sản có quy mô lớn và giàu giá trị toàn cầu. Theo đánh giá của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), khu vực hợp nhất này là một trong những cảnh quan karst đá vôi ẩm nhiệt đới nguyên vẹn và lâu đời nhất châu Á, hình thành cách đây hơn 400 triệu năm.

Về mặt địa chất, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nam Nô sở hữu hệ thống karst độc đáo, kết hợp phức tạp giữa đá vôi, đá phiến, đá cát và đá granite. Hệ thống hơn 220km hang động, sông ngầm trong lòng đất như Sơn Đoòng (Việt Nam) hay Xe Bang Fai (Lào) là minh chứng cho quá trình địa mạo kéo dài hàng triệu năm. Đặc biệt, hang Sơn Đoòng hiện là hang động có đoạn lớn nhất thế giới về đường kính và tính liên tục.

Về sinh học, khu vực này là nơi sinh sống của hơn 2.700 loài thực vật có mạch và hơn 800 loài động vật có xương sống. Riêng tại Hin Nam Nô đã ghi nhận hơn 1.500 loài thực vật và 536 loài động vật có xương sống, trong đó nhiều loài quý hiếm và đặc hữu như nhện săn khổng lồ – loài nhện lớn nhất thế giới chỉ xuất hiện tại tỉnh Khăm Muộn (Lào). Khu vực còn là nơi cư trú của 10–11 loài linh trưởng, bao gồm quần thể còn lại lớn nhất của vượn má trắng miền Nam và voọc đen đặc hữu.

Việc xây dựng hồ sơ đề cử chung được hai nước bắt đầu thống nhất từ đầu năm 2023. Trên cơ sở đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cùng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào đã triển khai nhiều đợt làm việc, khảo sát, tổ chức hội nghị, xây dựng kế hoạch quản lý và hỗ trợ nhau hoàn thiện bộ hồ sơ trình UNESCO.

Tại kỳ họp, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Đạo Cương cho biết, sự kiện này không chỉ góp phần khẳng định giá trị của hai khu rừng đặc dụng mà còn thể hiện tầm quan trọng của hợp tác xuyên biên giới trong bảo tồn di sản. "Di sản thiên nhiên liên biên giới đầu tiên giữa Việt Nam và Lào là minh chứng cho tình hữu nghị và quyết tâm gìn giữ tài nguyên quý giá vì hòa bình và phát triển bền vững", ông nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào – Chủ tịch Ủy ban Di sản quốc gia nước này – cũng bày tỏ niềm tự hào: "Với việc Hin Nam Nô được công nhận là một phần mở rộng của Phong Nha – Kẻ Bàng, chính phủ và nhân dân Lào coi đây là thành tựu chung, thể hiện sự hợp tác chặt chẽ với Việt Nam".

Theo kế hoạch, hai bên sẽ áp dụng cơ chế quản lý riêng biệt song song, gồm Kế hoạch quản lý chiến lược Phong Nha – Kẻ Bàng và Kế hoạch quản lý Vườn quốc gia Hin Nam Nô, song vẫn phối hợp chặt chẽ trên các lĩnh vực như thực thi pháp luật, nghiên cứu khoa học, giáo dục cộng đồng, phát triển sinh kế bền vững và kiểm soát sức tải du lịch.

PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền – Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Việt Nam – cho biết: “Thành công hôm nay là kết quả của sự chỉ đạo sát sao từ Chính phủ hai nước, cũng như sự phối hợp bền bỉ giữa các cơ quan chuyên môn từ năm 2018 đến nay. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ phía Lào trong công tác lập pháp, quản lý và đào tạo nhân lực bảo tồn di sản”.

Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam đóng vai trò hỗ trợ một quốc gia khác xây dựng thành công hồ sơ di sản thế giới. Mô hình này có thể được nhân rộng như một hình mẫu hợp tác khu vực, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong mạng lưới Di sản Thế giới theo Công ước UNESCO 1972.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 9 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Trong đó, ba di sản gần đây là các di sản liên kết nhiều tỉnh hoặc xuyên biên giới, gồm: Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng), Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc (Quảng Ninh – Bắc Ninh – Hải Dương), và Phong Nha – Kẻ Bàng – Hin Nam Nô (Việt Nam – Lào).

Sự kiện lần này không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn thiên nhiên mà còn là dịp tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người, môi trường sinh thái và tiềm năng du lịch của khu vực biên giới Việt – Lào ra thế giới.

Việt Nam và Lào cam kết phối hợp chặt chẽ để đảm bảo quản lý hiệu quả khu di sản chung, thúc đẩy các giá trị nổi bật toàn cầu vì mục tiêu phát triển bền vững và gìn giữ di sản cho các thế hệ tương lai.

tong_giam_doc_unesco_audrey_azoulay_va_doan_cong_tac_tham_khu_di_tich_hoang_thanh_thang_long.jpg

UNESCO ghi nhận kết quả tích cực về bảo tồn di sản Hoàng Thành Thăng Long

VOV.VN - Ngày 10/7, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới của Tổ chức Liên Hợp Quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (UNESCO) tại Paris (Pháp), Ủy ban Di sản Thế giới đã nhất trí thông qua Quyết định về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa thế giới
Di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa thế giới

VOV.VN - UNESCO công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng) là Di sản Văn hóa thế giới.

Di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa thế giới

Di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa thế giới

VOV.VN - UNESCO công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng) là Di sản Văn hóa thế giới.

Toàn cảnh Di sản thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc
Toàn cảnh Di sản thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

VOV.VN - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Thế giới.

Toàn cảnh Di sản thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Toàn cảnh Di sản thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

VOV.VN - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Thế giới.

UNESCO công nhận 3 di tích ở Campuchia là Di sản văn hóa thế giới
UNESCO công nhận 3 di tích ở Campuchia là Di sản văn hóa thế giới

VOV.VN - 3 di tích cùng các chứng tích lịch sử với nhiều hiện vật trên mặt đất và dưới lòng đất, được xác dịnh là vùng lõi cần được bảo vệ nghiêm ngặt, bên cạnh vùng đệm là các công trình kiến trúc, địa điểm và cảnh quan môi trường khác.

UNESCO công nhận 3 di tích ở Campuchia là Di sản văn hóa thế giới

UNESCO công nhận 3 di tích ở Campuchia là Di sản văn hóa thế giới

VOV.VN - 3 di tích cùng các chứng tích lịch sử với nhiều hiện vật trên mặt đất và dưới lòng đất, được xác dịnh là vùng lõi cần được bảo vệ nghiêm ngặt, bên cạnh vùng đệm là các công trình kiến trúc, địa điểm và cảnh quan môi trường khác.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao