111111

Tăng cường bảo vệ 19 Bảo vật quốc gia ở Bắc Ninh

VOV.VN - Bắc Ninh là vùng đất của lễ hội và di tích, hiện tỉnh có 1.558 di tích lịch sử, do đó việc bảo vệ an toàn đối với Bảo vật quốc gia là rất quan trọng.

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn chỉ đạo về việc rà soát, đánh giá và tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị Bảo vật quốc gia trên địa bàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, rà soát, đánh giá thực trạng công tác trưng bày, bảo quản, bảo vệ an toàn đối với Bảo vật quốc gia đang trực tiếp quản lý trên địa bàn, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ chủ quản (qua Cục Di sản văn hóa).

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan, theo chức năng nhiệm vụ, chủ trì, tổ chức thực hiện các nội dung chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, góp phần phát huy giá trị của bảo vật quốc gia trên địa bàn. Đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bắc Ninh là vùng đất của lễ hội và di tích. Tỉnh hiện có 1.558 di tích lịch sử, trong đó có 195 di tích cấp quốc gia, 386 di tích cấp tỉnh, khoảng 500 lễ hội lớn, nhỏ được tổ chức quanh năm.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 19 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Hiện vật gần nhất của Bắc Ninh được công nhận là Bảo vật quốc gia là Ấn vàng Hoàng đế chi bảo, đang được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (TP Từ Sơn). Các bảo vật quốc gia ở Bắc Ninh là địa điểm thu hút hàng vạn khách du lịch về tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu.

Trong báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hồi tháng 10/2024, UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong 11 năm từ 2013 - 2024, địa phương đã chi tổng cộng trên 565 tỷ đồng cho công tác tu bổ các di tích có lưu trữ bảo vật quốc gia.

Về công tác phát huy giá trị bảo vật quốc gia, UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết đã quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá giá trị của di sản, xây dựng các tour du lịch đưa khách tham quan về các di tích có bảo vật quốc gia và đề xuất đưa vào giảng dạy môn Giáo dục địa phương thông qua kết nối trực tuyến với bảo tàng, với các điểm di tích có bảo vật quốc gia.

Mới đây, vụ việc Bảo vật quốc gia - Ngai vàng triều Nguyễn bị phá hoại ngay giữa điện Thái Hòa, Đại nội Huế hôm 24.5 đã đặt ra nhiều lo ngại liên quan đến bảo vệ các bảo vật quốc gia.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Thuyền cổ phát hiện ở Bắc Ninh có hai lòng, xuất hiện từ thời Lý
Thuyền cổ phát hiện ở Bắc Ninh có hai lòng, xuất hiện từ thời Lý

VOV.VN - Trên cơ sở kiến nghị, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh thống nhất kiến nghị UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép thực hiện phương án giữ nguyên trạng tại chỗ di tích thuyền cổ tại hiện trường.

Thuyền cổ phát hiện ở Bắc Ninh có hai lòng, xuất hiện từ thời Lý

Thuyền cổ phát hiện ở Bắc Ninh có hai lòng, xuất hiện từ thời Lý

VOV.VN - Trên cơ sở kiến nghị, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh thống nhất kiến nghị UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép thực hiện phương án giữ nguyên trạng tại chỗ di tích thuyền cổ tại hiện trường.

Phát hiện nhiều vết cháy trên thân con thuyền cổ ở Bắc Ninh
Phát hiện nhiều vết cháy trên thân con thuyền cổ ở Bắc Ninh

VOV.VN - Việc phát hiện thêm nhiều vết cháy trên phần mạn thuyền cổ ở thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh), đã hé lộ nguyên nhân 2 chiếc thuyền bị bỏ lại trên dòng sông Dâu.

Phát hiện nhiều vết cháy trên thân con thuyền cổ ở Bắc Ninh

Phát hiện nhiều vết cháy trên thân con thuyền cổ ở Bắc Ninh

VOV.VN - Việc phát hiện thêm nhiều vết cháy trên phần mạn thuyền cổ ở thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh), đã hé lộ nguyên nhân 2 chiếc thuyền bị bỏ lại trên dòng sông Dâu.

Dòng chữ “Việt Nam đất đẹp” trên bia đá cổ ở Bắc Ninh có gì bí ẩn?
Dòng chữ “Việt Nam đất đẹp” trên bia đá cổ ở Bắc Ninh có gì bí ẩn?

VOV.VN - Việc phát hiện tấm bia đá ghi tên nước “Việt Nam” ở chùa Bảo Sinh (Bắc Ninh) là đóng góp quan trọng bổ sung thêm nguồn tư liệu quý giá minh chứng cho danh từ “Việt Nam” được sử dụng khá phổ biến dưới thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII, XVIII.

Dòng chữ “Việt Nam đất đẹp” trên bia đá cổ ở Bắc Ninh có gì bí ẩn?

Dòng chữ “Việt Nam đất đẹp” trên bia đá cổ ở Bắc Ninh có gì bí ẩn?

VOV.VN - Việc phát hiện tấm bia đá ghi tên nước “Việt Nam” ở chùa Bảo Sinh (Bắc Ninh) là đóng góp quan trọng bổ sung thêm nguồn tư liệu quý giá minh chứng cho danh từ “Việt Nam” được sử dụng khá phổ biến dưới thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII, XVIII.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao