111111

Lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm: Nơi gặp gỡ của những người yêu xẩm toàn quốc

VOV.VN - Hôm nay (12/3, tức ngày 22/2 âm lịch), tại Hải Phòng, Chiếu xẩm Hải Phòng tổ chức lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm, với sự tham gia của nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ cùng đông đảo các CLB, các chiếu xẩm trên toàn quốc.

Xẩm là loại hình dân ca truyền thống phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ khi xưa, là lối diễn xướng dân gian độc đáo trong kho tàng âm nhạc dân tộc. Lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm được tổ chức vào ngày 22/2 và 22/8 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ tổ nghề và các vị tiền nhân. Đây cũng là dịp để những người hát xẩm giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm đàn hát; những người có vai vế trong làng cũng nhân đây truyền đạt lại các quy tắc luật lệ, phân chia lại địa bàn hoạt động của người hát xẩm.

Lễ giỗ tổ nghề hát xẩm năm nay do CLB hát xẩm Hải Phòng tổ chức theo nghi lễ truyền thống, có sự tham dự của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân và các CLB, chiếu xẩm trên toàn quốc, như: Chiếu xẩm Từ Sơn (Bắc Ninh), Chiếu xẩm Hà Thị Cầu, Chiếu xẩm 48h, Chiếu xẩm Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình)... Sau nghi lễ dâng hương hát thờ tổ nghề và các bậc tiền nhân, các nghệ nhân, người yêu hát xẩm trong cả nước đã giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.

Anh Nguyễn Đức Danh, chủ nhiệm CLB xẩm Quỳnh Phụ (Thái Bình) cho biết: "Hôm nay được về dự lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm do thầy Bạch Linh tổ chức, rất vui và vinh dự, vì nghệ thuật hát xẩm đang trong quá trình hồi sinh, tổ chức được lễ giỗ tổ nghề thế này thì rất đáng quý; được gặp gỡ các nghệ nhân, anh em ở các tỉnh về. CLB hát xẩm Quỳnh Phụ được thành lập gần chục năm, cũng có sự giao lưu với các CLB ở các tỉnh khác và đặc biệt là CLB đã đưa hát xẩm vào trường tiểu học, tập cho các em để tổ chức đi thi Tiếng hát tiểu học, như năm ngoái được giải nhất".

Những năm qua, nghệ thuật hát xẩm đang dẫn có sức sống trong lòng người yêu nghệ thuật. Các CLB hát xẩm ngày càng thu hút đông đảo thành viên tham gia, đặc biệt là các bạn trẻ. Hát xẩm đã trở thành “món ăn tinh thần” của nhiều người, được biểu diễn trên sân khấu, trong các dịp lễ tết; đặc biệt, hát xẩm đã được đưa vào trường học dạy cho các em học sinh ở nhiều địa phương.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Mận - Chủ nhiệm CLB hát xẩm Hà Thị Cầu cho biết CLB hiện có hơn 30 thành viên, trong đó đa phần là các em học sinh, các em không chỉ biểu diễn trong tỉnh Ninh Bình mà còn có mặt trong nhiều liên hoan văn nghệ toàn quốc và biểu diễn ở nhiều địa phương cả nước

"Bây giờ giữ được lễ giỗ tổ nghề hát xẩm, giữ được nghề hát xẩm là rất quý. Trước kia, hát xẩm chỉ hát ở đường, ở chợ, bây giờ xẩm đã được lên sân khấu. Giờ CLB Hà Thị Cầu cứ hàng tuần 2 buổi cho các cháu tập, đợt vừa rồi cũng được đi diễn với Hà Anh Tuấn ở Sài Gòn, các cháu tập đều, cũng chuẩn bị thi cấp huyện nữa" - nghệ nhân Nguyễn Thị Mận nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao chứng nhận Không gian văn hoá tâm linh cho không gian Phật giáo tại Lâm Đồng
Trao chứng nhận Không gian văn hoá tâm linh cho không gian Phật giáo tại Lâm Đồng

VOV.VN - Quần thể các công trình văn hoá Phật giáo này nằm trên khu đồi cao tại thôn Kambute, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đang được du khách thập phương tìm đến để tham quan, chiêm bái.

Trao chứng nhận Không gian văn hoá tâm linh cho không gian Phật giáo tại Lâm Đồng

Trao chứng nhận Không gian văn hoá tâm linh cho không gian Phật giáo tại Lâm Đồng

VOV.VN - Quần thể các công trình văn hoá Phật giáo này nằm trên khu đồi cao tại thôn Kambute, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đang được du khách thập phương tìm đến để tham quan, chiêm bái.

Bình Định: Lời khẩn cầu của thành cổ bị rác bủa vây
Bình Định: Lời khẩn cầu của thành cổ bị rác bủa vây

VOV.VN - Đất trong khu vực bảo vệ của di tích kiến trúc cấp quốc gia thành Cha (xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn) thành nơi trồng rau màu và tập kết rác của người dân).

Bình Định: Lời khẩn cầu của thành cổ bị rác bủa vây

Bình Định: Lời khẩn cầu của thành cổ bị rác bủa vây

VOV.VN - Đất trong khu vực bảo vệ của di tích kiến trúc cấp quốc gia thành Cha (xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn) thành nơi trồng rau màu và tập kết rác của người dân).

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn

VOV.VN - Theo thông lệ hàng năm, hôm nay 7/3, nhằm ngày 16/2 năm Quý Mão, tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn

VOV.VN - Theo thông lệ hàng năm, hôm nay 7/3, nhằm ngày 16/2 năm Quý Mão, tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

Đặc sắc lễ hội Nàng Han của người Thái trắng ở Lai Châu
Đặc sắc lễ hội Nàng Han của người Thái trắng ở Lai Châu

VOV.VN - Lễ hội Nàng Han diễn ra tại vùng đất tổ của người Thái trắng Tây Bắc tại xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Đây là nghi lễ tâm linh của đồng bào Thái trắng, nhằm tôn vinh, tri ân nữ anh hùng Nàng Han - một nữ tướng người Thái trắng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại bình yên cho bản làng. Năm nay, lễ hội Nàng Han diễn trong 2 ngày là 5 và 6/3.

Đặc sắc lễ hội Nàng Han của người Thái trắng ở Lai Châu

Đặc sắc lễ hội Nàng Han của người Thái trắng ở Lai Châu

VOV.VN - Lễ hội Nàng Han diễn ra tại vùng đất tổ của người Thái trắng Tây Bắc tại xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Đây là nghi lễ tâm linh của đồng bào Thái trắng, nhằm tôn vinh, tri ân nữ anh hùng Nàng Han - một nữ tướng người Thái trắng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại bình yên cho bản làng. Năm nay, lễ hội Nàng Han diễn trong 2 ngày là 5 và 6/3.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao