111111

Di sản cần sáng tạo để làm mới và tiếp tục "sống"

VOV.VN - Di sản không thể tiếp tục "sống" và tồn tại nếu như thiếu đi tính sáng tạo mà chỉ “đóng băng” chúng một cách y nguyên.

Hà Nội hiện là một trong số ít các đô thị di sản trên thế giới có bề dày phát triển hàng nghìn năm. Điều kiện đó chính là nền tảng tạo nên một thành phố lịch sử văn hoá với hàng nghìn di tích. Tuy nhiên tại không ít nơi, di sản vẫn bị coi như những trở lực trong quá trình phát triển. Đặc biệt, quan niệm bảo tồn di sản truyền thống theo các khuôn mẫu hiện nay khiến việc bảo tồn di sản được hiểu như một hoạt động tốn kém.

Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2022, Tọa đàm khoa học “Di sản trong thành phố sáng tạo Hà Nội” do Khoa các Khoa học Liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã được tổ chức vào sáng ngày 23/11 tại Hà Nội.

Với các nội dung chính được đề cập: Di sản văn hóa và mối quan hệ với thành phố sáng tạo, lý thuyết về không gian di sản và ứng dụng cho mô hình thành phố sáng tạo, bảo tồn và phát huy các nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong thành phố sáng tạo, sự sáng tạo từ trong di sản kiến trúc Hà Nội, nhà tập thể và không gian sáng tạo Hà Nội đương đại, xây dựng sản phẩm du lịch sáng tạo định vị thương hiệu điểm đến Hà Nội, toạ đàm đã mang đến những góc nhìn khác nhau về vai trò của di sản văn hóa và mối quan hệ của di sản với thành phố sáng tạo.

Theo PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương – Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, di sản không phải của quá khứ mà là khát vọng của đương đại. Di sản kết nối và sử dụng quá khứ cho nhu cầu hiện tại với tầm nhìn tương lai. Với vai trò kết nối, di sản là một bộ phận không thể tách rời với sự vận động của xã hội và đời sống kinh tế hiện đại. Ngoài những giá trị lịch sử và thẩm mỹ, di sản dù là vật thể hay phi vật thể đều là một tài sản độc đáo được tạo ra trong không gian đương đại kết nối với không gian hiện đại tạo ra những giá trị, căn tính xã hội và truyền cảm hứng cho hoạt động của con người hiện đại.

“Từ danh hiệu Thành phố hoà bình năm 1999, 20 năm sau với danh hiệu Thành phố sáng tạo, Hà Nội đã trở mình và mang theo những khát vọng mới. Với những di sản văn hóa vô cùng phong phú: gần 6000 di tích lịch sử, gần 1800 di sản văn hóa phi vật thể, 149 bảo vật quốc gia cùng nhiều bảo tàng công lập, tư nhân. Sự phong phú của di sản chính là động lực quý giá để Hà Nội phát huy nguồn lực văn hóa sẵn, làm nên một thành phố sáng tạo phát triển bền vững” - PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương cho biết.

Bàn về bài toán bảo tồn di sản, TS-KTS Lê Phước Anh (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, không nên “đóng băng” di sản tại các bảo tàng nếu không muốn chúng biến mất nhanh hơn: “Theo quan niệm phương Đông, vạn vật trên đời này đều có vòng đời và tuổi thọ, khi đã hoàn thành trách nhiệm của mình sẽ mất đi. Việc bảo tồn một thứ gì đó sẽ mang tính phản tự nhiên.

Chúng ta không thể duy trì một thứ gì đó bằng cách đóng bằng cách đóng băng chúng lại. Nếu muốn chúng "sống", muốn di sản "sống", chúng ta phải buộc phải thay đổi nó và sáng tạo nó. Còn nếu chỉ đóng băng và giữa nguyên hiện trạng chỉ khiến di sản chết nhanh hơn thôi” – TS. KTS Lê Phước Anh bày tỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những chiếc ấn trở thành bảo vật quốc gia
Những chiếc ấn trở thành bảo vật quốc gia

Mới đây, Việt Nam đàm phán thành công nhằm hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” thời vua Minh Mạng. Chiếc ấn sẽ được đưa về Việt Nam trong thời gian tới góp phần hoàn thiện, bổ sung kho tàng di sản của dân tộc. Một số chiếc ấn quý đã được công nhận là bảo vật quốc gia như "Môn Hạ Sảnh ấn", "Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo"...

Những chiếc ấn trở thành bảo vật quốc gia

Những chiếc ấn trở thành bảo vật quốc gia

Mới đây, Việt Nam đàm phán thành công nhằm hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” thời vua Minh Mạng. Chiếc ấn sẽ được đưa về Việt Nam trong thời gian tới góp phần hoàn thiện, bổ sung kho tàng di sản của dân tộc. Một số chiếc ấn quý đã được công nhận là bảo vật quốc gia như "Môn Hạ Sảnh ấn", "Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo"...

Nét đẹp “Lễ tạ ơn” của cộng đồng dân tộc Thái đen Điện Biên
Nét đẹp “Lễ tạ ơn” của cộng đồng dân tộc Thái đen Điện Biên

VOV.VN - Là 1 trong 19 cộng đồng sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Thái (ngành Thái đen) có một hệ thống các nghi lễ, lễ thức đặc sắc trong đời sống, mang tính nhận diện văn hóa rất cao. Trong đó “Lễ tạ ơn” là phong tục truyền thống, giàu bản sắc, được gìn giữ, trao truyền qua nhiều đời.

Nét đẹp “Lễ tạ ơn” của cộng đồng dân tộc Thái đen Điện Biên

Nét đẹp “Lễ tạ ơn” của cộng đồng dân tộc Thái đen Điện Biên

VOV.VN - Là 1 trong 19 cộng đồng sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Thái (ngành Thái đen) có một hệ thống các nghi lễ, lễ thức đặc sắc trong đời sống, mang tính nhận diện văn hóa rất cao. Trong đó “Lễ tạ ơn” là phong tục truyền thống, giàu bản sắc, được gìn giữ, trao truyền qua nhiều đời.

Triển lãm Thư pháp “Một mối xa thư”: Kết nối giá trị truyền thống
Triển lãm Thư pháp “Một mối xa thư”: Kết nối giá trị truyền thống

VOV.VN - Chiều 20/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Triển lãm thư pháp “Một mối xa thư” nhằm giới thiệu, quảng bá các tác phẩm thư pháp được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

Triển lãm Thư pháp “Một mối xa thư”: Kết nối giá trị truyền thống

Triển lãm Thư pháp “Một mối xa thư”: Kết nối giá trị truyền thống

VOV.VN - Chiều 20/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Triển lãm thư pháp “Một mối xa thư” nhằm giới thiệu, quảng bá các tác phẩm thư pháp được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao