111111

Chiêm ngưỡng di sản nghệ thuật của chiến sĩ - hoạ sĩ Huỳnh Phương Đông

VOV.VN - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Kỷ niệm 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925-22/4/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình ông tổ chức triển lãm này.

Đây là triển lãm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông, trưng bày hàng trăm tác phẩm tiêu biểu của ông. 

Với hơn 70 năm miệt mài lao động sáng tạo, cố họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã dành cả cuộc đời người hoạ sĩ - chiến sĩ cống hiến hết mình cho dân tộc, cho nghệ thuật. Ông đã để lại một kho tàng di sản nghệ thuật quý giá với hàng ngàn ký họa... tập trung vào chủ đề con người và phong cảnh, với mảng đề tài lớn nhất là chiến tranh cách mạng.

Triển lãm Hành trình Huỳnh Phương Đông tại Hà Nội lần này giới thiệu hơn 150 bức tranh gồm nhiều chất liệu khác nhau than chì, màu nước, bút mực, bột màu, lụa, sơn dầu... Những tác phẩm và ký họa, trực họa của họa sĩ Huỳnh Phương Đông không đơn thuần là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là chứng nhân lịch sử cho sự hy sinh, tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta. Mảng ký họa chân dung thể hiện chân thật, sinh động về những con người đã sống và chiến đấu, anh dũng quên mình đi qua cuộc chiến.

Ông Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Với hội họa của bác Huỳnh Phương Đông, cảm xúc của tôi rất mạnh. Bởi vì bác ký họa, mà vẽ ký họa bao giờ cũng rất nhanh, không thì tuột mất. Vẽ không thể nhanh như chụp ảnh, mất công sức hơn, có thể vẽ chì, có thể vẽ bút sắt, vẽ thuốc nước, phải thao tác rất nhanh. Khi dùng tay trực tiếp cầm bút vẽ, cảm xúc rất khác với bấm máy ảnh, cho nên khi nhìn cũng là xe tăng, cũng là mũ sắt, cũng là khẩu súng, nhưng nhìn hội họa hoàn toàn có được cảm xúc khác. Cảm xúc của tôi, nhìn thấy rất đẹp, kể cả chân dung những người lính, các thanh niên xung phong hay thương bệnh binh, kể cả những người đang đổ máu”.

Đặc biệt, trong triển lãm này, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng tác phẩm khổ lớn nhất của hoạ sĩ Huỳnh Phương Đông có tên “Chiến thắng Ấp Bắc”, do ông sáng tác năm 1963, dài 7m6 và một số tác phẩm khác về những trận đánh đi vào lịch sử như trận La Ngà, mặt trận cầu chữ Y, những địa danh đã trở thành huyền thoại như đất thép Củ Chi, căn cứ nổi Rừng Sác...

Theo bà Lê Thị Thu, vợ hoạ sỹ Huỳnh Phương Đông, tác phẩm “Chiến thắng Ấp Bắc” dù không được hoạ sỹ ký hoạ trực tiếp trong trận chiến nhưng đã được hoạ sỹ dày công tìm hiểu, nghiên cứu để tái hiện khoảnh khắc hào hùng của của chiến thắng lịch sử ấy: “Trận chiến Ấp Bắc diễn ra vào đầu năm 1963, nhưng hoạ sỹ cuối năm 1963 mới về tới. Anh ấy đã về địa phương rồi nghe mọi người diễn tả lại. Anh hình dung và vẽ, chứ lúc diễn ra trận chiến anh chưa kịp về tới. Giữa tháng 8 năm 1963 anh mới bắt đầu đi từ Hà Nội, theo đường Trường Sơn, 6 tháng sau mới về tới miền Nam”.

Ấn tượng trước những tác phẩm tiêu biểu tái hiện các trận đánh lịch sử của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến, bạn Mai Anh, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng: "Khó để chọn ra một tác phẩm yêu thích, nhưng có lẽ tôi khá ấn tượng với tác phẩm Trận Ấp Bắc. Nhìn chung tất cả các tác phẩm của họa sĩ Huỳnh Phương Đông, tôi đều cảm nhận được những hình ảnh của chiến tranh, được khắc họa rất rõ nét và sống động. Đặc biệt với một người trẻ như tôi, không trực tiếp chứng kiến thời gian đó thì cảm thấy rất xúc động và biết ơn sự hy sinh của các thế hệ đi trước".

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ nay đến hết ngày 2/5/2025 tại tầng 1 và tầng 2 nhà B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Họa sĩ Đặng Thanh Huyền: “Mỗi bức chân dung người thân là một mảnh ký ức sống”
Họa sĩ Đặng Thanh Huyền: “Mỗi bức chân dung người thân là một mảnh ký ức sống”

VOV.VN - Triển lãm cá nhân thứ hai – “Nơi thời gian chậm lại” – đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 22-29/3/2025 là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành trong nghệ thuật của Đặng Thanh Huyền.

Họa sĩ Đặng Thanh Huyền: “Mỗi bức chân dung người thân là một mảnh ký ức sống”

Họa sĩ Đặng Thanh Huyền: “Mỗi bức chân dung người thân là một mảnh ký ức sống”

VOV.VN - Triển lãm cá nhân thứ hai – “Nơi thời gian chậm lại” – đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 22-29/3/2025 là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành trong nghệ thuật của Đặng Thanh Huyền.

“Nguồn cội” - Tâm sự của người hoạ sĩ xa xứ
“Nguồn cội” - Tâm sự của người hoạ sĩ xa xứ

VOV.VN - Diễn ra từ nay đến ngày 25/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, “Nguồn cội” đang thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật.

“Nguồn cội” - Tâm sự của người hoạ sĩ xa xứ

“Nguồn cội” - Tâm sự của người hoạ sĩ xa xứ

VOV.VN - Diễn ra từ nay đến ngày 25/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, “Nguồn cội” đang thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật.

“Nét son” chặng đường 20 năm của nữ họa sĩ gắn bó với nghệ thuật sơn mài
“Nét son” chặng đường 20 năm của nữ họa sĩ gắn bó với nghệ thuật sơn mài

VOV.VN - “Nét son” là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Phạm Ngọc Mỵ, ghi dấu chặng đường 20 năm gắn bó bền bỏ với nghệ thuật sơn mài. Triển lãm diễn ra từ 2/3 đến 11/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

“Nét son” chặng đường 20 năm của nữ họa sĩ gắn bó với nghệ thuật sơn mài

“Nét son” chặng đường 20 năm của nữ họa sĩ gắn bó với nghệ thuật sơn mài

VOV.VN - “Nét son” là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Phạm Ngọc Mỵ, ghi dấu chặng đường 20 năm gắn bó bền bỏ với nghệ thuật sơn mài. Triển lãm diễn ra từ 2/3 đến 11/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao