111111

Ai lên Xứ Lạng - Xứ hoa đào

VOV.VN - Các giá trị của văn hoá hoa Đào đã được xác định và từng bước được ứng dụng, quảng bá trong thực tiễn, dần trở thành điểm nhấn và một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi nói tới Lạng Sơn và văn hoá Xứ Lạng.

Các giá trị của cây hoa Đào xứ Lạng đã được tỉnh Lạng Sơn xác định bao gồm: giá trị trong cảnh quan, kiến trúc; giá trị văn hoá - tâm linh; giá trị nghệ thuật - thẩm mỹ. Trên cơ sở đó, hoa Đào, biểu tượng Hoa Đào và các hoạt động quảng bá, khai thác các giá trị của cây Đào được tỉnh Lạng Sơn thể hiện đa dạng và phát huy hiệu quả trong thời gian qua, góp phần nâng tầm giá trị của hoa đào, trở thành thương hiệu của du lịch địa phương.

Những năm gần đây, du khách đến với mảnh đất Lạng Sơn dễ dàng bắt gặp hình ảnh và biểu tượng hoa đào ở rất nhiều nơi: Từ những bức tường trên con phố nhỏ đến khuôn viên nhà dân, trường học, công sở... và nhiều nhất là trên hệ thống các biển chỉ dẫn trên các tuyến đường, biểu tượng trang trí, khánh tiết các sự kiện, lễ hội… 

Chị Phùng Thị Thu Hà, du khách từ tỉnh Tuyên Quang, cảm nhận: “Năm nay là năm đầu tiên tôi được đến dự lễ hội Hoa đào tại Lạng Sơn. Các hoạt động, chương trình hết sức trang trọng, nhộn nhịp và sôi nổi, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách. Hoa đào ở đây thì rất nhiều và rất đẹp. Nhìn khung cảnh này tôi cảm nhận được một mùa xuân tươi mới. Tôi hy vọng lễ hội này sẽ được phát triển thêm nữa để mọi người có thể biết đến hoa đào xứ Lạng nhiều hơn”.

Thời gian qua, việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể Hoa Đào Lạng Sơn, Biểu trưng Du lịch và hệ thống nhận diện, vật phẩm lưu niệm đã góp phần giúp tỉnh Lạng Sơn khẳng định và quảng bá hình ảnh hoa Đào và văn hoá hoa Đào tới người dân cũng như du khách ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Nhờ đó, du lịch vườn đào cũng được du khách biết đến rộng rãi với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú.

Đến nay, hoạt động du lịch vườn đào đã phát triển tại 11 huyện, thành phố, trong đó nhiều địa chỉ thu hút đông đảo du khách tới tham quan như vườn đào tại thôn Quảng Lạc, Quảng Hồng, Quảng Trung (thành phố Lạng Sơn); xã Vũ Lễ, xã Chiến Thắng (huyện Bắc Sơn); xã Tân Thanh (huyện Văn Lãng)… 

Cô giáo Chử Thị Huệ, giáo viên trường Tiểu học xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cho biết: Ý nghĩa, giá trị văn hóa và lịch sử, mỹ thuật của hoa đào xứ Lạng còn được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều nhà trường.

“Ngoài chương trình trên sách giáo khoa, chúng tôi cũng giáo dục cho các em nét đẹp về hoa đào xứ Lạng, và đây cũng là nét đẹp truyền thống của quê hương xứ Lạng nhằm giúp các em thêm yêu quê hương đất nước. Nhà trường cũng tổ chức cuộc thi vẽ hoa đào, có nhiều học sinh tham gia đạt giải cao" - cô giáo Chử Thị Huệ nói.

Để tăng cường quảng bá hình ảnh cây đào xứ Lạng, tỉnh Lạng Sơn còn tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, du lịch như Lễ hội hoa đào, Hội chợ hoa đào, hội thi cây hoa đào đẹp vào mỗi dịp Tết Nguyên đán... Cùng với đó, đề án bảo tồn, phát triển giá trị cây hoa Đào và tổ chức Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng đã được phê duyệt và việc xác lập nhãn hiệu tập thể “Hoa Đào Lạng Sơn” đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo tồn, phát triển cây Đào Xứ Lạng, thúc đẩy xã hội hóa, nâng cao hiệu quả, giá trị của cây hoa Đào, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người trồng, kinh doanh cây hoa Đào của tỉnh Lạng Sơn.

Ông Triệu Đức Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với các phòng chuyên môn, đặc biệt là phòng Nông nghiệp để chỉ đạo định hướng về phát triển cây đào làm sao trở thành 1 thế mạnh bền vững của địa phương. Song song với phát triển cây Hoa đào thương phẩm, huyện cũng kết hợp để phát triển du lịch trên địa bàn, tạo xu hướng để du khách đến tham quan, check in, từ đó tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân...”.

Sau 3 năm triển khai Đề án, tổng diện tích trồng hoa Đào hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ước đạt 560 ha (gấp 5,7 lần so với diện tích năm 2017 khi khảo sát xây dựng Đề án). Trong đó diện tích hoa Đào thương phẩm đạt khoảng 400 ha, Đào cảnh quan trên 10ha, Đào di sản khoảng 7ha. Diện tích và số lượng cây hoa Đào tăng nhiều nhất tại huyện Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Cao Lộc và Văn Quan.

 

 

Ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết tỉnh Lạng Sơn đã xác định được vùng trồng, chăm sóc hoa Đào đăng ký nhãn hiệu tập thể gồm phạm vi hành chính 53 xã, thị trấn với 153 tổ chức cá nhân là chủ hộ sản xuất và kinh doanh Hoa Đào mang nhãn hiệu tập thể “Hoa Đào Xứ Lạng”.

“Tiếp tục trong những năm tới, các huyện thành phố đều có quy hoạch vùng trồng đào, đưa kỹ thuật vào trồng đào, bà con nhân dân cũng đã sống được bằng nghề trồng hoa đào. Qua đó, đã góp phần quảng bá được sản phẩm hoa đào, góp phần phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn tỉnh, xứng đáng với tên gọi Xứ Lạng – xứ Hoa đào" - ông Phan Văn Hòa chia sẻ thêm.

Các giá trị của văn hoá hoa Đào đã được xác định và từng bước được ứng dụng, quảng bá trong thực tiễn, dần trở thành điểm nhấn và một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi nói tới Lạng Sơn và văn hoá Xứ Lạng. Trong hơn 3 năm qua, các hoạt động, sự kiện văn hoá, chính trị lớn của tỉnh Lạng Sơn như Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng, Tuần Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Festival Mùa xuân Xứ Lạng, kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn... đều chú trọng việc tôn vinh, quảng bá và khai thác giá trị văn hoá của hoa Đào, sử dụng hình ảnh hoa Đào như giá trị cốt lõi, chủ đạo, gắn bó chặt chẽ với bản sắc, truyền thống văn hoá bản địa Xứ Lạng.

Một mùa xuân mới lại tới, nhân dân và du khách có thể đến với Lạng Sơn để “đắm chìm” trong không gian của những loại hoa đào đẹp, độc đáo và cảm nhận trọn vẹn hơn sắc xuân xứ Lạng, xứ Hoa Đào nơi biên cương Tổ quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Tết của người Mông ở Tây Nguyên
Ảnh: Tết của người Mông ở Tây Nguyên

VOV.VN - Từ những năm 80 của thế kỷ trước, người Mông ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng rời quê hương di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp. Trên vùng quê mới, họ sinh sống thành những khu dân cư tập trung và tiếp tục gìn giữ, phát huy nhiều nét đặc sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Ảnh: Tết của người Mông ở Tây Nguyên

Ảnh: Tết của người Mông ở Tây Nguyên

VOV.VN - Từ những năm 80 của thế kỷ trước, người Mông ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng rời quê hương di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp. Trên vùng quê mới, họ sinh sống thành những khu dân cư tập trung và tiếp tục gìn giữ, phát huy nhiều nét đặc sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Ngày xuân kể chuyện văn hoá cội nguồn tại Bình Thuận
Ngày xuân kể chuyện văn hoá cội nguồn tại Bình Thuận

VOV.VN - Hôm nay (23/1), tức mùng 2 Tết Nguyên đán, tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng năm mới Quý Mão 2023.

Ngày xuân kể chuyện văn hoá cội nguồn tại Bình Thuận

Ngày xuân kể chuyện văn hoá cội nguồn tại Bình Thuận

VOV.VN - Hôm nay (23/1), tức mùng 2 Tết Nguyên đán, tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng năm mới Quý Mão 2023.

Mãn nhãn Hội chọi bò đầu xuân ở Điện Biên Đông
Mãn nhãn Hội chọi bò đầu xuân ở Điện Biên Đông

VOV.VN - Hội chọi bò đầu xuân ở Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên tổ chức vào mùng 2 Tết Nguyên đán năm nay thu hút hơn 20.000 lượt khách đến tham dự.

Mãn nhãn Hội chọi bò đầu xuân ở Điện Biên Đông

Mãn nhãn Hội chọi bò đầu xuân ở Điện Biên Đông

VOV.VN - Hội chọi bò đầu xuân ở Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên tổ chức vào mùng 2 Tết Nguyên đán năm nay thu hút hơn 20.000 lượt khách đến tham dự.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao