111111

50 năm văn học nghệ thuật: Sự dịch chuyển khuynh hướng, cảm hứng và sáng tạo

VOV.VN - Nhìn lại chặng đường 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (1975-2025), Văn học nghệ thuật Việt Nam đã trải qua nhiều xu hướng và có sự dịch chuyển đáng kể về tư duy, cảm hứng sáng tác, hình thức thể hiện và mối quan hệ với công chúng.

“Tự cởi trói” để tìm tòi cái mới 

Trong báo cáo đề dẫn Hội thảo “Nhìn lại sự vận động, phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (1975-2025)”, ông Hoàng Hà, Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, cho biết: Sau giai đoạn 1975-1985 tập trung phản ánh tinh thần cộng đồng và hào khí dân tộc, văn học, nghệ thuật (VHNT) bắt đầu đi sâu vào thực tiễn cuộc sống hòa bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xuất hiện những tác phẩm phản ánh sắc thái cá nhân, những trăn trở về với những bất cập của cơ chế quan liêu bao cấp. Thời kỳ Đổi mới, từ năm 1986 đánh dấu bước ngoặt lớn, khi văn nghệ sĩ bắt đầu “tự cởi trói” về tư duy và quan niệm nghệ thuật, tìm tòi các phương pháp và hình thức thể hiện mới để miêu tả bức tranh hiện thực đời sống sôi động.

Giai đoạn này, các nhà văn, nghệ sĩ đã có sự dịch chuyển khuynh hướng, tư duy rõ nét, bắt đầu tiếp cận hiện thực đời sống xã hội mới với nhiều góc độ, nhận thức hiện thực khách quan và công tâm hơn, dũng cảm phản ánh những hạn chế, tồn tại, và mặt trái của con người và xã hội. Cảm hứng phê phán và tư duy phản biện tích cực được đề cao, tránh “tô hồng” hay “bôi đen” một chiều.

Nhà văn Bùi Việt Thắng chỉ ra ba khuynh hướng sáng tác nổi bật đã chi phối văn đàn đương đại, gồm: Khuynh hướng nhận thức lại thực tại, mang đến góc nhìn mới mẻ về chiến tranh, lịch sử và con người trong dòng chảy xã hội, với các tác phẩm tiêu biểu như: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng); Khuynh hướng tiếp cận tâm linh, nảy sinh từ đời sống tín ngưỡng phong phú của người Việt, tạo cảm hứng cho nhiều nhà văn trong các tác phẩm như: Trăm năm thoáng chốc (Vũ Huy Anh), Không và Sắc (Bùi Anh Tần), Mưa đỏ (Chu Lai); Khuynh hướng hậu hiện đại là một khuynh hướng, một trào lưu mới mẻ, mở rộng không gian sáng tạo nhờ sự phát triển của công nghệ và toàn cầu hóa, với lối viết phi tuyến, đa tầng, phá vỡ cấu trúc truyền thống.

Nói về giai đoạn này, GS.TS Lê Thanh Bình nhận xét: Sự cọ xát với văn hóa toàn cầu khiến văn học, nghệ thuật Việt Nam dễ rơi vào hai cực đoan; hoặc quá sa đà vào bản địa tính cũ kỹ, bảo thủ; hoặc mất phương hướng, chạy theo thị hiếu nước ngoài. Vấn đề lớn là làm sao “hội nhập mà không hòa tan”, giữ được linh hồn dân tộc giữa dòng chảy thẩm mỹ quốc tế. Bởi lẽ chỉ khi có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, mạnh dạn thử nghiệm, quyết tâm đi lên từ lợi thế, nguồn mạch dân tộc, từng bước vươn ra thế giới thì văn học, nghệ thuật Việt Nam mới có thể khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

Xã hội phát triển và vận động không ngừng, cảm hứng sáng tác văn học nghệ thuật cũng dịch chuyển rõ rệt từ các đề tài tầm vóc lịch sử, thời đại, dân tộc, quốc gia (cảm hứng sử thi) sang cảm hứng thế sự, đời tư hằng ngày, đi sâu vào thân phận, bi kịch cá nhân, những nỗi niềm riêng tư.... Các tác phẩm văn học nghệ thuật hiện đại và đương đại không còn né tránh những vấn đề, bi kịch riêng tư hay nhạy cảm. “Văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới Khám phá chiều sâu nhân bản và giá trị con người, khát khao khẳng định vẻ đẹp nhân tính, nhân bản của con người, hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ để hoàn thiện nhân cách”, PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng nhận xét.

Theo PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng: “Văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, phải có tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây dựng con người; vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa - tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Văn nghệ sĩ là người chiến sĩ xây dựng và phát triển nền văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần phát huy lòng yêu nước nồng nàn, gắn bó máu thịt với nhân dân, nêu cao trách nhiệm công dân, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị phụng sự nhân dân.

Đồng ý kiến, PGS-TS Đỗ Lai Thúy cho rằng khuynh hướng hậu hiện đại là bước tiến tất yếu, buộc người viết phải tiếp biến với thế giới, không ngừng đổi mới tư duy nghệ thuật để theo kịp thời đại. Những cây bút trẻ am hiểu công nghệ, giàu khát vọng sáng tạo đang góp phần định hình diện mạo văn học tương lai.

Sự chuyển mình sáng tạo

PGS.TS Vũ Ngọc Thanh chia sẻ: Sự kết hợp tạo nên các khuynh hướng nghệ thuật mới có thể thấy rõ trong các phim: Bố già, Nhà bà Nữ, Mai, Lật mặt, Đào, phở và piano, Tro tàn rực rỡ, Hai Muối, Địa đạo…; Giai đoạn từ sau 2020, các phim điện ảnh với thể loại lịch sử, cổ trang, được kết hợp với đề tài lịch sử như: Đào, phở và piano, Hồng Hà nữ sĩ, Đất rừng phương Nam, Người vợ cuối cùng; Tình cảm, tâm lý gia đình trong nhiều phim, chính kịch: Hoa nhài, Tro tàn rực rỡ… được cho là tạo sự đồng cảm nơi người xem. Các thể loại được khai thác ngoài tâm lý xã hội, tâm lý lãng mạn, là các thể loại kinh dị, trinh thám, cổ trang… Tiếp tục thể loại tâm lý xã hội, xoay quanh những số phận con người gần gũi khán giả đại chúng.

Sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và thương mại, giải trí là bước tiến đáng kể của phim truyện điện ảnh trên con đường tiếp cận kỹ thuật và nghệ thuật thể hiện tiên tiến hiện đại của điện ảnh quốc tế. Theo khuynh hướng đó, khi xây dựng kịch bản phim và kể chuyện, nhiều nhà làm phim đã chú ý đến bối cảnh và nhịp điệu để phát triển câu chuyện và áp dụng cấu trúc chuẩn giúp biên kịch, đạo diễn có thể kể lại và phát triển câu chuyện một cách hợp lý. Hơn nữa, sự áp dụng những kỹ thuật, trải nghiệm tốt trong kể chuyện (Nhà bà Nữ, Mai, Lật mặt…) giúp không bỏ qua yếu tố bối cảnh và nhịp điệu, những yếu tố rất quan trọng khiến cho bộ phim gần gũi với khán giả và được họ đồng cảm.

Hiện đại bắt đầu từ truyền thống. Việc tiếp thu văn hóa nghệ thuật quốc tế và kế thừa truyền thống đã cho ra đời nhiều trường phái văn học, nghệ thuật mới, được công chúng được tiếp thu như hậu hiện đại, hiện thực huyền ảo... Đồng thời, các sáng tạo mới này vẫn chú trọng kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống dân tộc, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc dân tộc và yếu tố hiện đại mang tính quốc tế....

Văn học nghệ thuật đương đại xuất hiện nhiều sáng tác mới lạ của các nghệ sĩ đương đại như Lê Cát Trọng Lý. Các MV như “Để Mỵ nói cho mà nghe” của Hoàng Thùy Linh, “Bắc Bling” của Hòa Minzy… đã được đón nhận rộng rãi cả ở trong và ngoài nước. Sự thể hiện sự kết hợp tinh hoa truyền thống với yếu tố hiện đại mang tính quốc tế. Sự kết hợp giữa dòng ca khúc nhạc nhẹ và rap bản năng phát triển, tuy nhiên cũng có lo ngại về việc một số tác phẩm nặng về giải trí, thiếu chiều sâu...

“Trong dòng chảy đó, nghệ thuật ca trù, một loại hình di sản phi vật thể đặc sắc của Việt Nam đang được tiếp cận, chuyển hóa và làm mới một cách sáng tạo. Nếu trước đây, các hoạt động bảo tồn chủ yếu tập trung vào phục dựng hình thức truyền thống và truyền dạy qua các mô hình CLB hoặc cá nhân nghệ nhân, thì hiện nay, ca trù đang được thử nghiệm trong nhiều không gian và hình thức mới, thể hiện xu hướng bảo tồn đi đôi với đổi mới sáng tạo.

Các nghệ nhân, nghệ sĩ trẻ và tổ chức sáng tạo độc lập hiện giữ vai trò then chốt trong tiến trình này. Họ không chỉ là người lưu giữ di sản, mà còn là những tác giả sáng tạo kể lại câu chuyện của ca trù bằng ngôn ngữ nghệ thuật mới, gắn với thẩm mỹ đương đại và công nghệ số. Những cách tiếp cận này không phá vỡ cấu trúc truyền thống của loại hình, mà tạo thêm chiều kích biểu đạt, giúp khán giả tiếp cận di sản theo cách linh hoạt và gần gũi hơn”, PSG.TS Nguyễn Đăng Nghị cho ý kiến.

“Trong khi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cần được bảo tồn và phát huy thì nhiều trào lưu, nhiều sản phẩm nghệ thuật đại chúng từ bên ngoài với sức hấp dẫn mạnh mẽ lại có nguy cơ làm lu mờ bản sắc văn hóa Việt thì bản thân chúng ta đang thiếu vắng các tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh đúng tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có sức lay động mạnh mẽ công chúng”, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thư nhận định.

Ứng dụng công nghệ để đột phá

50 năm văn học nghệ thuật, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và hội nhập, nhiều loại hình nghệ thuật mới như sắp đặt, trình diễn, đa phương tiện, nghệ thuật ứng dụng công nghệ cao… đã được thể nghiệm và phát triển. Các nghệ sĩ trẻ tìm tòi sáng tạo tác phẩm theo tiêu chí chuỗi giá trị toàn cầu.

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, ứng dụng công nghệ số, Internet, AI… đã giúp tác phẩm VHNT lan tỏa rộng rãi, tạo ra sự chủ động và tương tác hai chiều giữa người sáng tác và công chúng. Công nghệ được ứng dụng trong giảng dạy, luyện tập, ghi hình, biên đạo và tổ chức biểu diễn... Đặc biệt, nghệ thuật đương đại Việt Nam đã kết hợp tinh hoa truyền thống với yếu tố hiện đại mang tính quốc tế, tạo sức ảnh hưởng lớn.

Một đặc điểm nổi bật là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các không gian văn hóa sáng tạo, không gian trình diễn với tính chất di động, linh hoạt cả về địa điểm lẫn mô hình hoạt động. Các không gian này có thể là quán cà phê nghệ thuật, phòng thu, nhà hát độc lập, hoặc nền tảng số, cho phép tổ chức các sự kiện gắn với ca trù mà không cần không gian biểu diễn cố định. Đây là môi trường thuận lợi để thử nghiệm các hình thức kết hợp giữa ca trù và các loại hình đương đại như nhạc điện tử, nghệ thuật thị giác, sân khấu thể nghiệm, phim ngắn hoặc các trò chơi tương tác.

Công nghệ mang đến tâm thế mới cho người sáng tác (chủ động, tương tác hai chiều), giúp các nghệ sĩ nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của công chúng để tạo ra tác phẩm mới, hấp dẫn. Công chúng có thể tham gia vào quá trình sáng tạo, hòa mình vào không gian nghệ thuật và tạo nên câu chuyện của riêng mình, làm xóa mờ ranh giới giữa nghệ sĩ và khán giả và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

50_nam_van_hoc_nghe_thuat_1.jpg

Nhìn lại 50 năm vận động, phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam

VOV.VN - Hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sáng 27/6, tại Hà Nội nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu nổi bật của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 50 năm qua.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

“Giữa Hai Mùa”: Cầu nối nghệ thuật giữa Hà Nội và Phú Quốc
“Giữa Hai Mùa”: Cầu nối nghệ thuật giữa Hà Nội và Phú Quốc

VOV.VN - Với tên gọi “Giữa Hai Mùa”, triển lãm nghệ thuật quy tụ các nghệ sĩ trẻ đến từ Hà Nội và Phú Quốc trong một hành trình nghệ thuật phi lợi nhuận, mở ra không gian đối thoại sáng tạo giữa hai miền đất mang sắc thái văn hóa khác biệt.

“Giữa Hai Mùa”: Cầu nối nghệ thuật giữa Hà Nội và Phú Quốc

“Giữa Hai Mùa”: Cầu nối nghệ thuật giữa Hà Nội và Phú Quốc

VOV.VN - Với tên gọi “Giữa Hai Mùa”, triển lãm nghệ thuật quy tụ các nghệ sĩ trẻ đến từ Hà Nội và Phú Quốc trong một hành trình nghệ thuật phi lợi nhuận, mở ra không gian đối thoại sáng tạo giữa hai miền đất mang sắc thái văn hóa khác biệt.

Phim Việt đầu tiên cho nam chính dùng đạo cụ 18+ ngay trên giường bệnh?
Phim Việt đầu tiên cho nam chính dùng đạo cụ 18+ ngay trên giường bệnh?

VOV.VN - Dù là một phân đoạn nhạy cảm, Avin Lu khẳng định anh nhìn nhận điều ước của nhân vật bằng sự đồng cảm và trân trọng: “Hoàng không hề thô tục. Cậu ấy chỉ muốn sống trọn vẹn những ngày cuối đời, và tin tưởng mọi người đến mức dám nói ra điều đó”.

Phim Việt đầu tiên cho nam chính dùng đạo cụ 18+ ngay trên giường bệnh?

Phim Việt đầu tiên cho nam chính dùng đạo cụ 18+ ngay trên giường bệnh?

VOV.VN - Dù là một phân đoạn nhạy cảm, Avin Lu khẳng định anh nhìn nhận điều ước của nhân vật bằng sự đồng cảm và trân trọng: “Hoàng không hề thô tục. Cậu ấy chỉ muốn sống trọn vẹn những ngày cuối đời, và tin tưởng mọi người đến mức dám nói ra điều đó”.

Cần thiết mở rộng bản đồ không gian sáng tạo Hà Nội
Cần thiết mở rộng bản đồ không gian sáng tạo Hà Nội

VOV.VN - Sau khi gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Hà Nội được đánh giá có thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, để làm được điều này, Hà Nội rất cần mở rộng bản đồ không gian sáng tạo.

Cần thiết mở rộng bản đồ không gian sáng tạo Hà Nội

Cần thiết mở rộng bản đồ không gian sáng tạo Hà Nội

VOV.VN - Sau khi gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Hà Nội được đánh giá có thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, để làm được điều này, Hà Nội rất cần mở rộng bản đồ không gian sáng tạo.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao