111111

Tranh dân gian ngũ hổ

Hổ có vị trí thống trị trong giới động vật, nên nhân dân ở một số nước phương Đông đã thần thánh hóa loài này.

Ở Trung Quốc, hổ là biểu tượng của sự dũng mãnh. Hình mặt hổ được dùng phổ biến để trang trí giáp, trụ của các quan văn, võ.

Ở nước ta, trước kia các cụ không dám kêu đích danh con hổ mà chỉ dám gọi chệch đi: “ông kễnh”, “ông ba mươi” hay “ông hùm” vì sợ “ngài” giận. Ngôi đền nào cũng có đắp tượng hổ ở cửa vào, coi như “thần tướng gác đền” và thần tướng này cũng được khách đi lễ thắp hương, khấn vái.

Trong quan niệm dân gian, nước ta cũng xem hổ tượng trưng cho sức mạnh. Người dân đã thần thánh hóa hổ, cho nó một sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Có hình hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa là tà ma không dám xâm nhập. Bởi vậy, hình tượng hổ trở thành phổ biến trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, được vẽ thành tranh để thờ cúng ở các đền, điện.

Sau này, tranh dân gian Hàng Trống lại nghĩ thêm ra bộ “Ngũ hổ tướng” và lập bàn thờ trong đền. Có nhiều loại tranh hổ: bạch hổ, hắc hổ, ngũ hổ… Trong đó, tranh “ngũ hổ” là nổi bật hơn cả. Tranh “ngũ hổ” còn gọi là tranh “ông Năm dinh”, tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự trị năm phương trời, nên các nghệ nhân khi vẽ tranh hổ, ngoài chòm râu ánh mắt dữ tợn của hổ được vẽ bằng màu vàng kim, dân gian còn vẽ 5 màu nhất định, tượng trưng cho trung tâm và bốn hướng với bố cục cân đối:

1. Hoàng hổ tướng quân, màu vàng, trấn nhậm trung khu (địa khu)

2. Hắc hổ tướng quân, màu đen, trấn nhậm bắc khu (thủy khu).

3. Bạch hổ tướng quân, màu trắng, trấn nhậm tây khu (kim khu).

4. Xích hổ tướng quân, màu đỏ, trấn nhậm nam khu (hỏa khu).

5. Thanh hổ tướng quân, màu xanh, trấn nhậm đông khu (mộc khu).

Bộ tranh dân gian “Ngũ hổ tướng” dựa một phần vào sự kiện có thật. Trong thiên nhiên, đôi khi con người cũng gặp hổ màu trắng hay đen. Đây là hiện tượng “bạch biến” hay “hắc biến” của nhiều loài thú rừng. Màu đen do sắc tố đen trong lông làm thành. Nếu toàn bộ lông bị sắc tố này chi phối, hổ sẽ có màu đen tuyền. Nếu toàn bộ sắc tố này bị hủy, lông sẽ có màu trắng. Còn hổ xanh, hổ đỏ là do người ta thêm thắt vào cho hoàn chỉnh bộ ngũ hổ. Thật ra, sắc tố màu xanh hay màu đỏ rất hiếm ở các loài thú, hiện mới chỉ thấy ở loài khỉ.

Trong tranh ngũ hổ, các nghệ nhân tranh Hàng Trống còn tô vẽ thêm các đám mây ngũ sắc với các đường cong gãy khúc nối nhau, lớp trong, lớp ngoài cuồn cuộn gợi cảm giác thần bí, thiêng liêng. Đây cũng là mục đích của tranh Tết, tranh thờ. Tranh ngũ hổ có sự phối hợp đường nét, hình khối đầy sức sống mãnh liệt, miêu tả hổ với thân hình vạm vỡ, chắc chắn khỏe trên thế ngồi vững chắc của hai chân trước. Người vẽ tranh đã thổi được cái hồn của nghệ sĩ vào trong tranh của mình mới sinh động, đa dạng và hấp dẫn người xem./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao