111111

Phát hiện 5 sắc phong quý ở Nam Định

VOV.VN - Trong quá trình thi công, các công nhân còn phát hiện ra 42 bộ hài cốt, được cho là nằm trong mộ tổ của dòng họ Nguyễn Tất.

Trên đường thiên lý Bắc Nam, qua Thanh Hóa, không ai không biết đến cầu Tào Xuyên. Rồi trên Quốc lộ 10, đoạn qua sông Sắt lại có cây cầu Tào, nơi giáp ranh giữa 2 xã Yên Ninh, Yên Lương huyện Ý Yên tỉnh Nam Định và xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, Hà Nam. Đó là những cây cầu được đặt tên theo tước phong của một công thần thời Hậu Lê: Tào Xuyên hầu Nguyễn Tất Khang (1674 - 1754), người xã Yên Ninh, huyện Ý Yên.

Tượng thờ Tào Xuyên Hầu Nguyễn Tất Khang tại nhà thờ tộc của dòng họ Nguyễn Tất 

Nghe thông tin công ty TNHH Cường Thịnh, một doanh nghiệp ở xã Yên Ninh, huyện Ý Yên tỉnh Nam Định trong khi san ủi mặt bằng làm nhà xưởng, phát hiện được 42 bộ hài cốt và đã cất bốc mang lên chôn tạm tại nghĩa trang của địa phương, chúng tôi về thôn Ninh Xá, gặp gỡ các vị cao niên của dòng họ Nguyễn Tất. Những người này được cho là con cháu nhiều đời của những anh linh nằm trong 42 ngôi mộ kia.

Cụ Nguyễn Tất Kháng (74 tuổi), đại diện dòng họ cho biết: “Ông Tổ dòng họ Nguyễn Tất chúng tôi là Nguyễn Hải (còn có tên Nguyễn Kiên). Thời nhà Ngô và Tiền Lê, Ông Tổ từng là Đô đốc thủy quân, có công đánh giặc Nam Hán và giặc Tống trên sông Bạch Đằng, góp phần gìn giữ non sông bờ cõi, được sắc phong: Lê triều Đô đốc Đồng Tri Quận công Nguyễn Tướng công, gia phong Linh Phù – Dực Bảo Trung Hưng, tự là Thủ Tín”.

“Thời Hậu Lê thì có cụ Nguyễn Tất Khang (1674 - 1754), được sắc phong Lê Triều Đặc Tiến Phụ quốc Đại tướng quân - Tào Xuyên Hầu Nguyễn Tướng công, gia phong Linh Phù – Dực Bảo Trung Hưng, gia tặng Quang Ý – Trung Đẳng Thần vì có công đánh giặc giúp nước. Sau chiến tranh, Ngài lãnh đạo dân binh khai khẩn một dải đồng bằng ven biển từ Nam Định vào đến miền Trung, giúp dân khơi thông kênh mương, có ruộng cày cấy. Ngài còn cho bắc nhiều cầu qua sông cho dân đi lại thông thương”.

Đó chính là cây cầu Tào (trên Quốc lộ 10 qua Ý Yên - Nam Định) và cầu Tào Xuyên (trên Quốc lộ 1A qua Thanh Hóa). Cách đặt tên cầu theo tước Tào Xuyên Hầu của ông để người đời sau ghi nhớ công trạng của vị quan yêu nước thương dân. Do có công với nước nên dòng họ Nguyễn Tất được Vua ban 3 sào đất bên sông Sắt làm nơi mai táng các vị dũng tướng, nơi ấy gọi là Mả Bến, gần cầu Tào hiện nay.

Các cụ già trong làng vẫn còn nhớ lời dặn của đời trước về khu nghĩa địa:“Đông - Tây ba chục mét dài, Bắc - Nam hai tám tháp đài trung tâm. Là nơi cấm địa ngàn năm, con con cháu cháu hãy tầm nhớ ghi”. Vì thế, ngoài khu trung tâm có xây tháp để cúng tế, tất cả đều bằng phẳng, vị trí các ngôi mộ không được xác định rõ ràng.   

Như để chứng minh cho những điều mình vừa nói, cụ Kháng và các vị cao niên thắp hương trước ban thờ Tào Xuyên hầu, nghiêm cẩn khấn vái, rồi mang 2 chiếc hộp gỗ sơn son thiếp vàng, mở ra 5 bản sắc phong, gồm 1 sắc phong năm Thành Thái thứ 3 (1891), 1 sắc phong đời vua Duy Tân (1909) và 3 sắc phong thời vua Khải Định (1924). Dẫu thời gian đã lâu, nhưng nét chữ trên những bản sắc phong này vẫn tươi nguyên, rõ ràng, có ấn son của các vị Vua nhà Nguyễn. Nội dung suy tôn công đức của các vị tướng dòng họ Nguyễn Tất, chuẩn cho dân chúng phụng thờ, cầu mong các vị trung thần tiếp tục hộ quốc an dân.

Bản sắc phong năm Duy Tân thứ 3 đối với Tào Xuyên hầu Nguyễn Tất Khang, nằm trong số 5 bản sắc phong được lưu giữ 

Bà Ninh Thị Bích, một người dân ở thôn Ninh Xá cho biết, trong những năm chiến tranh, làng mạc bị tàn phá nhưng ngôi nhà ngói 3 gian thờ các vị tướng dòng họ Nguyễn Tất và 2 hộp sắc phong vẫn luôn được giữ gìn cẩn thận. Nhằm Tri ân tổ tiên, cứ tới ngày 6/3 hàng năm, dòng họ tổ chức tế lễ, dân trong xã tề tựu đông đúc, dâng hương hoa tỏ lòng tôn kính tiền nhân.

Lại nói về chuyện 42 bộ hài cốt, được các công nhân của Công ty TNHH Cường Thịnh tìm thấy trong quá trình san ủi mặt bằng khu vực đất ven sông Sắt (nơi mà họ Nguyễn Tất cho là nghĩa địa chìm của mình), hiện được chôn cất tạm thời tại nghĩa trang thôn Ninh Xá.

Chọn ngôi mộ lớn nhất trong 42 ngôi mộ vừa cải táng, chỉ cần chưa tới 10 phút dùng dao gạt lớp đất khoảng 40 cm, chúng tôi đã thấy lộ ra một tiểu sành loại lớn. Mở nắp tiểu sành, bên trong có một cái tiểu bằng đồng. Trải qua thời gian, tiểu đồng đã bị oxy hóa, ngả màu xanh hoen gỉ nhưng vẫn còn nguyên hình hài, bên trong có dung dịch nước màu xanh nhạt lẫn hài cốt.

Các bậc cao niên đều khẳng định đây là mộ Tổ của dòng họ Nguyễn Tất. Bởi từ xưa đến nay, dòng họ luôn lưu truyền chuyện mộ Tổ được chôn chìm dưới lòng đất cấu tạo 2 lớp: bên ngoài là quách bằng đá để bảo vệ, bên trong là tiểu bằng đồng chứa xương cốt. Các công nhân san ủi mặt bằng khi phát hiện ngôi mộ đặc biệt này đã đánh dấu riêng và ghi bằng sơn trắng mấy chữ A42. Vì quách đá bị vỡ nên họ đã đưa tiểu đồng vào trong tiểu sành loại lớn rồi đưa về đây.

Ngôi mộ có tiểu đồng được cho là chôn hài cốt các vị tướng của dòng họ Nguyễn Tất

Vì sao một dòng họ có nhiều vị tướng tài có công lớn với dân với nước, được triều đình phong kiến nhiều lần sắc phong công trạng mà lâu nay, chính quyền và ngành văn hóa Nam Định không hề hay biết? Nếu những lời kể của con cháu dòng họ Nguyễn Tất là thật thì liệu ngôi mộ cổ vừa phát hiện có phải là một trong những ngôi mộ cổ của các vị tướng dòng họ Nguyễn Tất?

Việc xác định giá trị về văn hóa, lịch sử, khảo cổ liên quan đến các danh tướng dòng họ này cần được các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử ở trung ương và địa phương nhanh chóng vào cuộc. Trong khi chờ kết quả cuối cùng, thiết nghĩ, chính quyền tỉnh Nam Định cần chỉ đạo ngành chức năng có biện pháp bảo vệ hiện trường, tránh xáo trộn không cần thiết để phục vụ cho công tác điều tra, khảo cứu sau này đối với những nhân vật lịch sử có nhiều công trạng với nước, với dân./.   

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tìm lại dấu tích các sắc phong chữ Hán của triều Nguyễn
Tìm lại dấu tích các sắc phong chữ Hán của triều Nguyễn

Bước đầu đã tìm lại được dấu tích hơn 200 sắc phong chữ Hán của nhà Nguyễn có niên đại từ thời Gia Long đến Bảo Đại.

Tìm lại dấu tích các sắc phong chữ Hán của triều Nguyễn

Tìm lại dấu tích các sắc phong chữ Hán của triều Nguyễn

Bước đầu đã tìm lại được dấu tích hơn 200 sắc phong chữ Hán của nhà Nguyễn có niên đại từ thời Gia Long đến Bảo Đại.

Lưu giữ 4 sắc phong quý có từ triều Nguyễn
Lưu giữ 4 sắc phong quý có từ triều Nguyễn

Hiện nay, tại đền thờ Bạch Y Công Chúa ở thôn Bồng Sơn, xã Phú Nhuận, huyện miền núi Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa) đang lưu giữ 4 sắc phong quý có từ triều đình nhà Nguyễn. Đây là những văn tự cổ rất có giá trị.  

Lưu giữ 4 sắc phong quý có từ triều Nguyễn

Lưu giữ 4 sắc phong quý có từ triều Nguyễn

Hiện nay, tại đền thờ Bạch Y Công Chúa ở thôn Bồng Sơn, xã Phú Nhuận, huyện miền núi Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa) đang lưu giữ 4 sắc phong quý có từ triều đình nhà Nguyễn. Đây là những văn tự cổ rất có giá trị.  

Tìm thấy 750 đạo sắc phong cổ quý tại Vĩnh Phúc
Tìm thấy 750 đạo sắc phong cổ quý tại Vĩnh Phúc

Sau gần 10 năm điều tra sưu tầm, nghiên cứu, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc tìm thấy 750 đạo sắc phong cổ quý có niên đại hàng trăm năm.

Tìm thấy 750 đạo sắc phong cổ quý tại Vĩnh Phúc

Tìm thấy 750 đạo sắc phong cổ quý tại Vĩnh Phúc

Sau gần 10 năm điều tra sưu tầm, nghiên cứu, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc tìm thấy 750 đạo sắc phong cổ quý có niên đại hàng trăm năm.

Trao 15 Sắc phong cho Cục văn thư lưu trữ
Trao 15 Sắc phong cho Cục văn thư lưu trữ

Các sắc phong này do 4 đời vua là Thiệu Trị, Tự Đức, Minh Mạng và Khải Định trao cho quan võ Phạm Sĩ, quan Chưởng vệ có công  giúp Triều Nguyễn giữ yên bờ cõi, kinh bang tế thế                   

Trao 15 Sắc phong cho Cục văn thư lưu trữ

Trao 15 Sắc phong cho Cục văn thư lưu trữ

Các sắc phong này do 4 đời vua là Thiệu Trị, Tự Đức, Minh Mạng và Khải Định trao cho quan võ Phạm Sĩ, quan Chưởng vệ có công  giúp Triều Nguyễn giữ yên bờ cõi, kinh bang tế thế                   

Phát hiện, thu thập 19 đạo sắc phong thời Lý
Phát hiện, thu thập 19 đạo sắc phong thời Lý

Trong đó có tài liệu ghi chép về thân thế, sự nghiệp của vị Thái sư, quan đầu triều thời Lý là Lê Văn Thịnh - người được coi là tiến sĩ đầu tiên của nền học vấn, khoa cử nước ta năm 1076

Phát hiện, thu thập 19 đạo sắc phong thời Lý

Phát hiện, thu thập 19 đạo sắc phong thời Lý

Trong đó có tài liệu ghi chép về thân thế, sự nghiệp của vị Thái sư, quan đầu triều thời Lý là Lê Văn Thịnh - người được coi là tiến sĩ đầu tiên của nền học vấn, khoa cử nước ta năm 1076

Phát hiện bản sự tích-sắc phong về Lý Thường Kiệt
Phát hiện bản sự tích-sắc phong về Lý Thường Kiệt

Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh vừa phát hiện ra bản sự tích-sắc phong cho Thái úy Lý Thường Kiệt tại làng Lộ Bao, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, nơi duy nhất thờ thần hoàng làng là Lý Thường Kiệt.

Phát hiện bản sự tích-sắc phong về Lý Thường Kiệt

Phát hiện bản sự tích-sắc phong về Lý Thường Kiệt

Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh vừa phát hiện ra bản sự tích-sắc phong cho Thái úy Lý Thường Kiệt tại làng Lộ Bao, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, nơi duy nhất thờ thần hoàng làng là Lý Thường Kiệt.

Phát hiện sắc phong gấm dài nhất Việt Nam
Phát hiện sắc phong gấm dài nhất Việt Nam

Sở VHTT&DL Hà Tĩnh và Bảo tàng Hà Tĩnh phát hiện một sắc phong gấm lụa vào thời Hoằng Định năm thứ 11 (1610) khi khảo sát di tích đền thờ Nguyễn Văn Giai ở xã Ích Hậu, Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Phát hiện sắc phong gấm dài nhất Việt Nam

Phát hiện sắc phong gấm dài nhất Việt Nam

Sở VHTT&DL Hà Tĩnh và Bảo tàng Hà Tĩnh phát hiện một sắc phong gấm lụa vào thời Hoằng Định năm thứ 11 (1610) khi khảo sát di tích đền thờ Nguyễn Văn Giai ở xã Ích Hậu, Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Lần đầu phát hiện đạo sắc phong ở Quảng Bình
Lần đầu phát hiện đạo sắc phong ở Quảng Bình

15 đạo sắc phong và 5 chỉ lệnh thuộc các triều vua nhà Nguyễn vừa được đoàn công tác của Cục Văn thư - Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ phát hiện tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Lần đầu phát hiện đạo sắc phong ở Quảng Bình

Lần đầu phát hiện đạo sắc phong ở Quảng Bình

15 đạo sắc phong và 5 chỉ lệnh thuộc các triều vua nhà Nguyễn vừa được đoàn công tác của Cục Văn thư - Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ phát hiện tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao