111111

Lão nông và ngôi nhà gắn 1 vạn bát đĩa cổ

VOV.VN - Căn nhà đặc biệt ấy được ông dựng lên để làm nơi lui tới cho những ai yêu đồ cổ và văn hóa truyền thống của dân tộc.

Một lão nông, bằng tình yêu và đam mê với cổ vật, đã không quản nhọc nhằn, hơn 10 năm một mình cặm cụi từng ngày để xây lên căn nhà gắn toàn bát đĩa cổ. Căn nhà đặc biệt của lão nông ấy hiện gắn gần 1 vạn bát đĩa cổ, và 1,5 tạ tiền xu từ các đời trước.

Lão nông “gàn dở” ấy là ông Nguyễn Văn Trường ở làng Kiệu Sơn, xã Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Ông Nguyễn Văn Trường bên căn nhà gắn đầy bát đĩa cổ

Dù nghèo vẫn đam mê cổ vật

Ông Trường kể rằng, nhà ông không có truyền thống chơi đồ cổ, nhưng từ nhỏ, nhiều lần được nghe các cụ nói về giá trị văn hóa, lịch sử của các cô vật, ông đem lòng yêu mến, rồi đam mê theo đuổi nghề chơi cổ vật lúc nào không hay.

Năm 1985, sau khi phục viên, ông đã làm nghề đi sơn bàn ghế. Trong ba năm làm nghề này, ông đã quen biết được thợ mua bán đồ cổ ở khắp mọi nơi. Niềm đam mê đồ cổ trỗi dậy, ông bỏ nghề để đi sưu tầm đồ cổ. Ý tưởng xây một ngôi nhà gắn toàn bát đĩa cổ của ông cũng xuất hiện từ lúc ấy.

Nói về ngôi nhà gắn đầy bát đĩa cổ của mình, không cười rằng: “Tôi làm được cái nhà này vất vả lắm. Vì mình là nông dân chân lấm tay bùn, nhà nghèo lắm, nhưng trót mê rồi nên không bỏ được. Nhưng khó khăn đầu tiên khi làm ngôi nhà này với tôi không phải là kinh tế mà là từ phía vợ. Vợ tôi không ủng hộ việc tôi làm. Thêm nữa, bà con hàng xóm không hiểu, ai cũng cười bảo tôi là dở hơi”.


Hàng ngày, một mình ông Trường vẫn cặm cụi gắn một vài chiếc bát đĩa lên tường nhà


Nhưng với tâm nguyện muốn bảo tồn văn hóa cho con cháu sau này và rộng hơn là cho quốc gia, ông quyết tâm thực hiện dự định của mình. Ông một mình đạp xe lặn lội lên các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La… để tìm mua bát đĩa cổ. Có nhiều lúc đam mê quá, chỉ nghe một cú điện thoại của người ta gọi, bảo chỗ có đồ cổ, dù trong túi không còn tiền, ông cũng đi. Ông vay mượn tạm 100 - 200 nghìn lấy tiền đi xem đồ, rồi về lại mượn tiền để mua. Có lần, bí tiền quá, không vay mượn ai được, ông đành bán thóc của vợ để lấy tiền mua đồ cổ.

“Vì nhà mình nghèo quá, không có điều kiện làm tủ trưng bày như ở các bảo tàng, và cũng không có không gian trưng bày. Nếu cứ để ở ngoài thì sẽ bị vỡ, bị mất trộm, rồi những lúc bí tiền quá, biết đâu lại có người gạ gẫm hỏi mua. Nên tôi trang trí vào ngôi nhà, vừa bảo tồn được đồ cổ, vừa làm cho nhà đẹp hơn, và cũng hợp với nguyện vọng của mình từ ngày bắt đầu chơi đồ cổ”  – ông Trường chia sẻ.

Khi được hỏi rằng, chú có sợ gắn bát đĩa lên tường thì nắng mưa và thời gian sẽ làm hư hại những đồ cổ quý giá này thì ông cười rằng: “Ngày trước, công nghệ sản xuất và tráng men bát đĩa của các cụ tốt và bền lắm. Nên nắng mưa cũng không sợ hỏng được đâu. Nếu có hỏng thì cũng phải mấy đời sau nữa!”

Ngôi nhà gắn bát đĩa cổ

Dù gặp sự phản đối của vợ ông và sự cười chê của hàng xóm láng giềng nhưng năm 1996, một mình ông đã bắt tay vào làm ngôi nhà đặc biệt này. Ròng rã hơn 10 năm, cứ ban ngày rỗi thì liên hệ để đi tìm mua bát đĩa cổ, đêm về tranh thủ tự mình trộn vữa, xi măng, gắn dăm bảy chiếc. Mười năm sau, ông đã gắn được bát đĩa cổ kín cả trong buồng, gian nhà khách, ngoài cổng. Hiện ông vẫn đang sưu tầm và gắn thêm ngoài nhà tắm và nhà bếp.

Căn nhà gắn gần 1 vạn bát đĩa cổ của ông Trường


Đến nay, tổng số bát đĩa cổ ông gắn lên tường trong nhà ngoài cổng đã lên đến gần 1 vạn chiếc. Và 1,5 tạ tiền xu từ thời phong kiến đến nay, ông gắn dưới chân cột nhà. Hầu hết những bát đĩa này đều có niên đại thời nhà Nguyễn, một số từ thời nhà Trần, nhà Lê. Ông Trường cho biết: “Ngày trước, tôi mua những bát đĩa này giá chỉ có 30 - 50 nghìn đồng một chiếc thôi. Bây giờ tôi mua mỗi chiếc phải mất từ 150 - 200 nghìn đồng. Nếu tính theo giá bây giờ thì số tiền tôi đổ vào để làm được căn nhà như thế này lên đến gần 2 tỉ”.

Từ ngoài cổng căn nhà đã được gắn nhiều bát đĩa cổ


Thương ông suốt ngày lặn lội, đêm về lại cặm cụi làm một mình, cậu con trai ông thi thoảng lại giúp cho bố vài ba triệu để bố “thỏa niềm đam mê với cổ vật”. Nhưng vợ ông thì vẫn phản đối. Nhiều lần, bà không nấu cơm cho ông ăn, để ông không “tự đày mình nữa”.

Ngoài sưu tầm bát đĩa cổ, ông Trường còn sưu tầm thêm những xe đạp cổ, những cối đá, cối xay, về bày biện trong nhà.

Hiện tại, ông Trường vẫn hàng ngày chạy xe khắp các tỉnh sưu tầm thêm bát đĩa và đổ cổ nữa để gắn cho đủ kín gian bếp còn dang dở.

Nhìn thành quả gần 20 năm nhọc nhằn của mình, ông tâm sự rằng: "Đam mê cái gì là khổ cái đó. Nói thực chứ giờ nhà tôi đã sắm sửa được cái gì đáng giá trong nhà đâu. Có cái ti vi cũ lắm rồi, nhưng chưa mua cái khác được. Nhà nhiều hôm hết cả tiền tiêu vặt, tiền mua đồ ăn. Biết là mình làm khổ mình, khổ cả vợ con, nhưng không dứt ra được!”

Bây giờ, sau bao năm tâm huyết, căn nhà của ông đã được trang hoàng bằng những bát đĩa cổ, từ ngoài cổng vào đến nhà bếp. Ông chỉ có nguyện vọng rằng mai sau, khi mình đã khuất, căn nhà vẫn sẽ được giữ gìn và bảo tồn, để làm nơi lui tới cho những ai yêu đồ cổ, muốn tìm về văn hóa truyền thống cội nguồn của dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiêm ngưỡng cổ vật Nhật Bản tại Hà Nội
Chiêm ngưỡng cổ vật Nhật Bản tại Hà Nội

VOV.VN - Những hiện vật góp phần tái hiện lịch sử và nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Nhật Bản cũng như lịch sử giao thương Việt - Nhật.

Chiêm ngưỡng cổ vật Nhật Bản tại Hà Nội

Chiêm ngưỡng cổ vật Nhật Bản tại Hà Nội

VOV.VN - Những hiện vật góp phần tái hiện lịch sử và nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Nhật Bản cũng như lịch sử giao thương Việt - Nhật.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Điểm đến ấn tượng Việt Nam
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Điểm đến ấn tượng Việt Nam

VOV.VN -Nhà cổ này được Hiệp hội UNESCO Việt Nam vinh danh trong Top 100 điểm đến ấn tượng Việt Nam năm 2013.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Điểm đến ấn tượng Việt Nam

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Điểm đến ấn tượng Việt Nam

VOV.VN -Nhà cổ này được Hiệp hội UNESCO Việt Nam vinh danh trong Top 100 điểm đến ấn tượng Việt Nam năm 2013.

Bảo tàng gốm cổ Kim Lan được trao giải Bùi Xuân Phái
Bảo tàng gốm cổ Kim Lan được trao giải Bùi Xuân Phái

VOV.VN - Bảo tàng là kết quả của tình yêu, sự tâm huyết của nhiều thế hệ người dân Kim Lan cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Bảo tàng gốm cổ Kim Lan được trao giải Bùi Xuân Phái

Bảo tàng gốm cổ Kim Lan được trao giải Bùi Xuân Phái

VOV.VN - Bảo tàng là kết quả của tình yêu, sự tâm huyết của nhiều thế hệ người dân Kim Lan cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Phát hiện văn bản về hát văn cổ tại Nam Định
Phát hiện văn bản về hát văn cổ tại Nam Định

VOV.VN - Văn bản về những bài hát văn từ thế kỷ 18, được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Phát hiện văn bản về hát văn cổ tại Nam Định

Phát hiện văn bản về hát văn cổ tại Nam Định

VOV.VN - Văn bản về những bài hát văn từ thế kỷ 18, được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Bảo tồn làng cổ ở Hà Nội vẫn loay hoay
Bảo tồn làng cổ ở Hà Nội vẫn loay hoay

VOV.VN - Sáng 27/12, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ ở Hà Nội”.

Bảo tồn làng cổ ở Hà Nội vẫn loay hoay

Bảo tồn làng cổ ở Hà Nội vẫn loay hoay

VOV.VN - Sáng 27/12, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ ở Hà Nội”.

Quy hoạch khảo cổ: Bỏ ngỏ đến bao giờ?
Quy hoạch khảo cổ: Bỏ ngỏ đến bao giờ?

VOV.VN - Với tốc độ đô thị hoá, mâu thuẫn giữa phát triển đô thị và bảo tồn di sản văn hoá tất yếu sẽ diễn ra.

Quy hoạch khảo cổ: Bỏ ngỏ đến bao giờ?

Quy hoạch khảo cổ: Bỏ ngỏ đến bao giờ?

VOV.VN - Với tốc độ đô thị hoá, mâu thuẫn giữa phát triển đô thị và bảo tồn di sản văn hoá tất yếu sẽ diễn ra.

Đưa chèo cổ đến 100 trường học tại Hà Nội
Đưa chèo cổ đến 100 trường học tại Hà Nội

VOV.VN - Nhà hát chèo Hà Nội tổ chức công diễn tại 100 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội với các vở chèo cổ nổi tiếng.

Đưa chèo cổ đến 100 trường học tại Hà Nội

Đưa chèo cổ đến 100 trường học tại Hà Nội

VOV.VN - Nhà hát chèo Hà Nội tổ chức công diễn tại 100 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội với các vở chèo cổ nổi tiếng.

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế
Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

VOV.VN - Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

VOV.VN - Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao