111111

Vụ tố cáo C.P. Việt Nam: Lợn bệnh vào lò mổ bằng cách nào?

VOV.VN - Hình ảnh một con “heo bệnh” sau khi giết mổ tại lò mổ trong hệ thống của C.P với những dấu hiệu bất thường, được lan truyền trên mạng xã hội đã đẩy Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - doanh nghiệp cung ứng thực phẩm khép kín lớn nhất cả nước - vào tâm bão dư luận.

Lỗ hổng trong quản lý chất lượng nguyên liệu, nhìn từ vụ “thịt bẩn” tại lò mổ của C.P

Hàng loạt câu hỏi cần C.P Việt Nam minh bạch thông tin: Con heo này từ đâu đến? Quá trình kiểm soát chất lượng heo thịt thương phẩm trước khi vận chuyển từ trang trại về lò mổ như thế nào? Ai là người đóng dấu kiểm dịch và cho phép vận chuyển lô heo thịt có lợn nhiễm bệnh? Và, khi phát hiện ra heo có dấu hiệu mắc bệnh, C.P và cơ quan thú y có tiến hành mổ khám nghiệm và lấy mẫu gửi cơ quan chức năng phân tích, xác minh có sự lưu hành của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hay không? Đặc biệt, thời điểm năm 2022, khi bệnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành khắp cả nước, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi, liệu rằng C.P Việt Nam chỉ xử lý lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh tại lò mổ một cách qua quýt là: đun sôi và làm thức ăn cho cá có thực sự đúng qui định? Toàn bộ lô hàng có cá thể lợn có dấu hiệu mắc bệnh đã đi đâu? 
 

Rõ ràng, đang tồn tại “lỗ hổng” trong quy trình kiểm soát chất lượng, từ trang trại đến lò mổ. Theo thừa nhận của C.P. Việt Nam, hình ảnh “con heo có dấu hiệu bất thường” được chụp tại cơ sở giết mổ Dững Nga, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Đây là nơi đang giết mổ gia công cho C.P. Việt Nam, với trung bình mỗi ngày khoảng 30-40 con heo được xử lý. Vậy từ trang trại (đầu nguồn), quá trình vận chuyển, đến cơ sở giết mổ - tất cả đều phải nằm trong sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật, cán bộ thú y và bộ phận kiểm soát chất lượng.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, các “phòng tuyến” kiểm soát đã đồng loạt thất thủ. Theo quy định, khi heo rời trại để đến cơ sở giết mổ phải có đầy đủ giấy kiểm dịch, kết luận về sức khỏe, đảm bảo không nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, như dịch tả lợn Châu Phi, tai xanh hay lở mồm long móng...

Vậy, tại sao một cá thể heo có dấu hiệu bất thường vẫn “lọt” được vào lò mổ C.P? Nếu cán bộ thú y hoặc nhân viên kỹ thuật của C.P không phát hiện ra vấn đề, thì đó là thiếu năng lực. Nếu phát hiện nhưng vẫn cho qua, thì đó là thiếu trách nhiệm - thậm chí có dấu hiệu tiếp tay.
 

Hơn nữa, lò mổ không phải nơi bắt đầu của chuỗi, mà chỉ là một mắt xích trong toàn bộ hệ thống. Nếu một con lợn bệnh vẫn được đưa vào đây, thì nguy cơ lây nhiễm cho các cá thể khác cùng lô là rất lớn, đặc biệt nếu đó là bệnh truyền nhiễm. Trong trường hợp con lợn dương tính với virus gây bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như dịch tả lợn Châu Phi, không chỉ cá thể đó mà toàn bộ lô hàng đi chung phải bị cách ly, thậm chí tiêu hủy.

Có tiêu hủy thật không?

Đại diện C.P Việt Nam khẳng định: Con heo “có dấu hiệu bất thường” đã bị tiêu hủy tại chỗ, bằng cách nấu làm thức ăn cho cá. Tuy nhiên, dư luận có quyền đặt câu hỏi: Việc tiêu hủy này có thực sự diễn ra? Có được ghi hình, lập biên bản, lưu trữ hình ảnh minh chứng không? Đặc biệt, lời khai của một nhân chứng cho biết trong tin nhắn Zalo, một người được cho là của lò mổ đã đề cập đến việc xẻ thịt con heo đó làm lạp xưởng, bán cho người tiêu dùng với giá chỉ bằng một nửa. Đây là chi tiết không thể bỏ qua. Cơ quan chức năng cần khẩn trương xác minh người gửi tin nhắn đó có đúng là nhân viên lò mổ hay không? Nếu đúng, đây là dấu hiệu của một chuỗi hành vi như gian lận thương mại, vi phạm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh... 

Dù quy trình kiểm dịch có sự tham gia của cơ quan thú y nhà nước, nhưng trong chuỗi cung ứng nội bộ, C.P Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng với chất lượng sản phẩm đầu ra.

Họ không thể vin vào lý do “lỗi ở đối tác gia công” hay “lỗi của cơ quan thú y” để phủi tay. Mỗi lô heo được chuyển từ trang trại đến lò mổ phải được kiểm tra sức khỏe, lấy mẫu bệnh phẩm (nếu có nghi ngờ), lưu trữ thông tin và giám sát xuyên suốt.

Với những bệnh có khả năng truyền nhiễm cao, chỉ phát hiện một cá thể cũng đủ căn cứ để tiến hành kiểm dịch lại toàn bộ lô. Nhưng trong vụ việc này, mọi thứ lại được xử lý “nhẹ tênh”, gần như chỉ bằng... mắt thường.

Điều đáng lo ngại không chỉ là việc thịt heo bệnh có thể “thoát” ra thị trường, mà còn là nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong suốt quá trình vận chuyển. Khi một con heo bệnh di chuyển hàng chục, thậm chí hàng trăm km từ trại đến lò mổ, virus có thể phát tán qua phân, nước tiểu, thùng xe, thiết bị và cả nhân viên vận chuyển – trở thành một nguồn lây nhiễm không thể kiểm soát.
 

Trách nhiệm điều tra ổ dịch theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 

a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thực hiện điều tra ổ dịch bệnh trên động vật;

b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ điều tra ổ dịch đối với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;

c) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện điều tra ổ dịch trên địa bàn quản lý;

d) Đối với dịch bệnh động vật có diễn biến phức tạp, xuất hiện yếu tố dịch tễ mới, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đề nghị Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y hỗ trợ công tác điều tra ổ dịch tại địa phương.

Ảnh màn hình 2025-06-02 lúc 01.30.40.png

Vụ tố cáo C.P: Lộ thêm những tình tiết gây sốc

VOV.VN - Theo anh Liễu Quý Ngân người tố cáo công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, từ cuối năm 2022 anh đã nhiều lần gửi thông tin email đến các lãnh đạo của công ty này nhưng đều được yêu cầu im lặng, để xử lý nội bộ.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

C.P. Việt Nam thừa nhận heo có dấu hiệu bất thường tại lò mổ
C.P. Việt Nam thừa nhận heo có dấu hiệu bất thường tại lò mổ

VOV.VN - Đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam thừa nhận hình ảnh con heo “có dấu hiệu bất thường” lan truyền trên mạng xã hội là thật, được chụp tại cơ sở giết mổ Dững Nga (Hậu Giang). Số heo này sau đó đã bị tiêu huỷ tại chỗ, được nấu làm thức ăn cho cá.

C.P. Việt Nam thừa nhận heo có dấu hiệu bất thường tại lò mổ

C.P. Việt Nam thừa nhận heo có dấu hiệu bất thường tại lò mổ

VOV.VN - Đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam thừa nhận hình ảnh con heo “có dấu hiệu bất thường” lan truyền trên mạng xã hội là thật, được chụp tại cơ sở giết mổ Dững Nga (Hậu Giang). Số heo này sau đó đã bị tiêu huỷ tại chỗ, được nấu làm thức ăn cho cá.

C.P Việt Nam cho nghỉ việc người tố cáo là vi phạm pháp luật?
C.P Việt Nam cho nghỉ việc người tố cáo là vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Ngày 1/6/2025, ông Liễu Quý Ngân (SN 1985, trú tại tỉnh Sóc Trăng) – người đã lên tiếng tố cáo Công ty CP Việt Nam bán heo, gà bệnh ra thị trường – chính thức bị doanh nghiệp này cho thôi việc.

C.P Việt Nam cho nghỉ việc người tố cáo là vi phạm pháp luật?

C.P Việt Nam cho nghỉ việc người tố cáo là vi phạm pháp luật?

VOV.VN - Ngày 1/6/2025, ông Liễu Quý Ngân (SN 1985, trú tại tỉnh Sóc Trăng) – người đã lên tiếng tố cáo Công ty CP Việt Nam bán heo, gà bệnh ra thị trường – chính thức bị doanh nghiệp này cho thôi việc.

Người dân Sóc Trăng hoang mang trước thông tin thịt heo bẩn
Người dân Sóc Trăng hoang mang trước thông tin thịt heo bẩn

VOV.VN - Sau khi đọc thông tin lan truyền trên mạng, nhiều người quyết định tạm thời không mua thịt nữa và thay thế bằng món khác cho bữa cơm gia đình.

Người dân Sóc Trăng hoang mang trước thông tin thịt heo bẩn

Người dân Sóc Trăng hoang mang trước thông tin thịt heo bẩn

VOV.VN - Sau khi đọc thông tin lan truyền trên mạng, nhiều người quyết định tạm thời không mua thịt nữa và thay thế bằng món khác cho bữa cơm gia đình.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao