111111

Triều Tiên mô tả thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia là “cực kỳ nguy hiểm”

VOV.VN - KCNA dẫn lời một quan chức của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng, thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia cực kỳ nguy hiểm và sẽ làm đảo lộn sự cân bằng chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kích hoạt chuỗi chạy đua vũ trang hạt nhân.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 20/9 cho biết, việc Mỹ thiết lập một liên minh mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và thỏa thuận của nước này chia sẻ công nghệ để giúp Australia đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể kích hoạt “một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân” trong khu vực.

Thỏa thuận nêu trên được đưa ra trong hiệp định về quan hệ đối tác an ninh 3 bên Australia - Anh - Mỹ (AUKUS) ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương công bố vào ngày 15/9. Theo AUKUS, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân.

AUKUS cũng dẫn tới việc Australia đơn phương chấm dứt thỏa thuận đóng 12 tàu ngầm với Pháp, khiến Paris nổi giận nói bị Canberra đâm sau lưng. Pháp chỉ trích gay gắt liên minh an ninh 3 bên mới, đồng thời triệu hồi các đại sứ của nước này ở Mỹ và Australia trở về nước tham vấn.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời một quan chức của Bộ Ngoại giao cho rằng: “Đây là hành động không mong muốn, cực kỳ nguy hiểm và sẽ làm đảo lộn sự cân bằng chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kích hoạt chuỗi chạy đua vũ trang hạt nhân”.

Người đứng đầu, phụ trách mảng tin tức đối ngoại tại Vụ Thông tin Báo chí của Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh: “Điều này cho thấy Mỹ là thủ phạm chính phá vỡ hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế”.

Hôm 15/9, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo ra phía Biển Nhật Bản trong khi Hàn Quốc cũng phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm chỉ vài giờ sau đó – đánh dấu việc Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới sở hữu công nghệ này.

Hàng loạt vụ thử tên lửa và các thỏa thuận quốc phòng mới được ký kết liên quan đến Thái Bình Dương đã làm nổi bật nguy cơ hiện hữu về một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt hơn.

“Việc các nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc lên án những hành động này là vô trách nhiệm, phá hủy hòa bình, ổn định trong khu vực là điều hoàn toàn tự nhiên”, vị quan chức Triều Tiên nhận xét.

Liên minh quốc phòng Australia-Anh-Mỹ được nhiều người coi là nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói: “Thái độ đối phó nước đôi của Mỹ ngày càng rõ rệt hơn dưới thời của chính quyền ông Biden, làm xói mòn các quy tắc và trật tự quốc tế được thừa nhận rộng rãi, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định trên thế giới”.

“Triều Tiên chắc chắn sẽ có hành động đáp trả tương ứng trong trường hợp thỏa thuận này gây ra thậm chí là một tác động bất lợi nhỏ đến an ninh của đất nước chúng tôi”, vị quan chức này nói thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?
Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?

VOV.VN - Chỉ 2 tuần sau cuộc họp trực tuyến với giới chức Pháp, cam kết thúc đẩy hợp tác quốc phòng, Australia bất ngờ hủy hợp đồng tàu ngầm chạy diesel-điện với Pháp để theo đuổi chương trình tàu ngầm năng lượng hạt nhân với công nghệ của Mỹ và Anh.

Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?

Vì sao Australia hủy hợp đồng tàu ngầm với Pháp để đối lấy thỏa thuận AUKUS?

VOV.VN - Chỉ 2 tuần sau cuộc họp trực tuyến với giới chức Pháp, cam kết thúc đẩy hợp tác quốc phòng, Australia bất ngờ hủy hợp đồng tàu ngầm chạy diesel-điện với Pháp để theo đuổi chương trình tàu ngầm năng lượng hạt nhân với công nghệ của Mỹ và Anh.

Thủ tướng Australia lý giải nguyên nhân hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm với Pháp
Thủ tướng Australia lý giải nguyên nhân hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm với Pháp

VOV.VN - Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm qua (19/9) cho biết, Australia từng lo ngại về việc các tàu ngầm thông thường được đặt mua của Pháp sẽ không đáp ứng được nhu cầu chiến lược của nước này.

Thủ tướng Australia lý giải nguyên nhân hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm với Pháp

Thủ tướng Australia lý giải nguyên nhân hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm với Pháp

VOV.VN - Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm qua (19/9) cho biết, Australia từng lo ngại về việc các tàu ngầm thông thường được đặt mua của Pháp sẽ không đáp ứng được nhu cầu chiến lược của nước này.

Lý do thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân khiến chính người dân Australia nổi giận
Lý do thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân khiến chính người dân Australia nổi giận

VOV.VN - Thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân của Australia với Anh và Mỹ không chỉ khiến Pháp giận dữ mà còn bị nhiều người dân Australia phản đối.

Lý do thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân khiến chính người dân Australia nổi giận

Lý do thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân khiến chính người dân Australia nổi giận

VOV.VN - Thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân của Australia với Anh và Mỹ không chỉ khiến Pháp giận dữ mà còn bị nhiều người dân Australia phản đối.

Mỹ-Anh chia sẻ "công nghệ nhạy cảm", Australia sẽ có loại tàu ngầm hạt nhân nào?
Mỹ-Anh chia sẻ "công nghệ nhạy cảm", Australia sẽ có loại tàu ngầm hạt nhân nào?

VOV.VN - Theo thỏa thuận, Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và đào tạo kỹ thuật để Australia chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Mỹ-Anh chia sẻ "công nghệ nhạy cảm", Australia sẽ có loại tàu ngầm hạt nhân nào?

Mỹ-Anh chia sẻ "công nghệ nhạy cảm", Australia sẽ có loại tàu ngầm hạt nhân nào?

VOV.VN - Theo thỏa thuận, Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và đào tạo kỹ thuật để Australia chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao