111111

Tàu vận tải biển sẽ bị đánh thuế khí thải

VOV.VN - Sau nhiều năm thúc đẩy đàm phán, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) vừa đạt bước tiến quan trọng hướng tới thiết lập khuôn khổ ràng buộc pháp lý đầu tiên trên thế giới về giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển.

Thoả thuận được hơn 60 quốc gia bỏ phiếu thông qua, yêu cầu mọi tàu chở hàng qua đại dương phải giảm lượng khí thải nhà kính hoặc phải trả phí. Đề xuất này đưa ra một hệ thống phí hai tầng, thiết lập các tiêu chuẩn bắt buộc về nhiên liệu và đề xuất cơ chế định giá carbon trong ngành vận tải biển giống như các tiêu chuẩn nhiên liệu sạch cho ô tô và xe tải.

Cụ thể, các tàu sử dụng dầu vận chuyển thông thường sẽ phải trả mức phí cao hơn - 380 USD cho mỗi tấn khí thải CO2 tương đương được tạo ra, trong khi các tàu sử dụng hỗn hợp nhiên liệu ít carbon hơn sẽ phải trả mức phí thấp hơn – 100 USD cho mỗi tấn vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn nhiên liệu.  Ngưỡng này sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn theo thời gian.

Theo Tổng thư ký Tổ chức Hàng hải quốc tế Arsenio Dominguez, thoả thuận là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu và hiện đại hóa ngành vận tải biển.

“Đây là một kết quả tích cực, đưa chúng ta tiến gần hơn một bước tới việc hoàn thiện các quy định bắt buộc toàn cầu đầu tiên liên quan đến quá trình phi carbon hóa, bao gồm cả cơ chế định giá. Đó cũng là lý do tại sao tôi khẳng định lại sự lạc quan của mình”, ông Dominguez nói.

Thỏa thuận dự kiến có hiệu lực vào năm 2028 sau khi được tất cả các nước chính thức thông qua tại cuộc họp vào tháng 10 tới. Thời gian hiệu lực kéo dài nhằm giúp ngành vận tải biển có thời gian thích nghi với các quy định mới.  Đây là lần đầu tiên một ngành công nghiệp toàn cầu phải “trả giá” cho hoạt động gây ô nhiễm. Số tiền thu được sẽ chủ yếu được sử dụng để giúp ngành công nghiệp chuyển sang nhiên liệu sạch hơn. Một phần trong số tiền này cũng có thể được chuyển đến các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trước các mối nguy hiểm về khí hậu.

Lượng khí thải từ ngành vận tải biển đã gia tăng trong thập kỷ qua, chiếm khoảng 3% tổng lượng khí thải toàn cầu. Một số nhà hoạt động môi trường tham dự cuộc họp của Tổ chức Hàng hải quốc tế gọi thỏa thuận này là một "quyết định mang tính lịch sử" và đi đúng hướng.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nó vẫn chưa đủ mạnh để cắt giảm mức khí thải và cũng không tạo đủ nguồn thu hỗ trợ các quốc gia đang phát triển. Năm 2023, ngành vận tải biển toàn cầu đã nhất trí sẽ loại bỏ khí thải nhà kính vào khoảng năm 2050. Năm 2024, ngành này đã thực hiện cam kết đó bằng một kế hoạch cụ thể hơn, thực hiện những bước đầu tiên hướng tới việc thiết lập giá carbon cho toàn ngành.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Cam kết cắt giảm khí thải giai đoạn 2 của New Zealand thấp hơn mong đợi
Cam kết cắt giảm khí thải giai đoạn 2 của New Zealand thấp hơn mong đợi

VOV.VN - Chính phủ New Zealand vừa thông báo về mục tiêu cắt giảm khí thải lần thứ hai với dấu mốc là năm 2035. Mức cắt giảm này được cho là thấp hơn kỳ vọng nhưng được cho là mục tiêu phù hợp mà có thể thực hiện được.

Cam kết cắt giảm khí thải giai đoạn 2 của New Zealand thấp hơn mong đợi

Cam kết cắt giảm khí thải giai đoạn 2 của New Zealand thấp hơn mong đợi

VOV.VN - Chính phủ New Zealand vừa thông báo về mục tiêu cắt giảm khí thải lần thứ hai với dấu mốc là năm 2035. Mức cắt giảm này được cho là thấp hơn kỳ vọng nhưng được cho là mục tiêu phù hợp mà có thể thực hiện được.

Thủ tướng Thái Lan ra chỉ thị cải thiện chất lượng không khí
Thủ tướng Thái Lan ra chỉ thị cải thiện chất lượng không khí

VOV.VN - Ngày 24/1, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra công bố 6 biện pháp cấp bách nhằm cải thiện chất lượng không khí, vốn đang ghi nhận ở mức gây nguy hại cho sức khỏe của người dân ở nhiều địa phương của Thái Lan.

Thủ tướng Thái Lan ra chỉ thị cải thiện chất lượng không khí

Thủ tướng Thái Lan ra chỉ thị cải thiện chất lượng không khí

VOV.VN - Ngày 24/1, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra công bố 6 biện pháp cấp bách nhằm cải thiện chất lượng không khí, vốn đang ghi nhận ở mức gây nguy hại cho sức khỏe của người dân ở nhiều địa phương của Thái Lan.

Thái Lan: Không có bằng chứng về các giao dịch giúp Myanmar mua vũ khí
Thái Lan: Không có bằng chứng về các giao dịch giúp Myanmar mua vũ khí

VOV.VN - Thái Lan hôm 30/12 khẳng định không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc một số ngân hàng của nước này đã được sử dụng để giúp Chính quyền quân sự Myanmar mua vật tư quân sự trong năm 2023.

Thái Lan: Không có bằng chứng về các giao dịch giúp Myanmar mua vũ khí

Thái Lan: Không có bằng chứng về các giao dịch giúp Myanmar mua vũ khí

VOV.VN - Thái Lan hôm 30/12 khẳng định không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc một số ngân hàng của nước này đã được sử dụng để giúp Chính quyền quân sự Myanmar mua vật tư quân sự trong năm 2023.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao