111111

Sức mạnh âm thầm của Nga dưới cái bóng của phương Tây

VOV.VN - Trong khi tầm ảnh hưởng của châu Âu suy giảm, những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ lại vươn lên thành các trọng lực mới của hệ thống toàn cầu. Với Nga, đây là một bước ngoặt mang tính chiến lược sâu sắc – mở ra cơ hội thoát khỏi vòng luẩn quẩn của việc tìm kiếm đồng minh trong lòng phương Tây.

Trong lịch sử hiện đại, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga luôn mang trong mình một nghịch lý căn bản: trong khi mục tiêu cốt lõi là giành quyền tự chủ tuyệt đối trong quá trình hoạch định và thực thi chiến lược đối ngoại, thì khả năng đạt được điều đó lại phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường quốc tế đang vận động không ngừng nghỉ.

Ngay cả vào thời điểm hiện tại, khi nước Nga đạt được mức độ ổn định nội bộ chưa từng thấy trong suốt hơn hai thập kỷ qua, thì chính những chuyển biến sâu sắc trong trật tự toàn cầu lại đang tạo điều kiện để Moscow củng cố vị thế và chống đỡ hiệu quả trước các nỗ lực được cho là ngày càng mang tính đối kháng và phá hoại từ phương Tây.

Khi phương Tây không còn là trung tâm

Một trong những biến động mang tính bước ngoặt là sự thoái trào về vai trò trung tâm của Tây Âu trong các vấn đề toàn cầu. Dù vẫn giữ vị trí địa lý và là biểu tượng quan trọng – do liên kết lịch sử với Mỹ và sự gần gũi địa lý với Nga – Tây Âu không còn có thể vận hành như một chủ thể độc lập trong đời sống chính trị thế giới. Thực tế cho thấy, Tây Âu từng là khu vực dẫn dắt những tiến trình lịch sử quan trọng giờ đây đã trở thành một “sân khấu phụ” nơi các thế lực khác dàn dựng và biểu diễn vở kịch địa chính trị.

Trong khi tầm ảnh hưởng của châu Âu suy giảm, những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ lại vươn lên thành các trọng lực mới của hệ thống toàn cầu. Những bước đi của họ không còn là “tiếng nền” bên lề, mà đã trở thành động lực để thúc đẩy các diễn biến toàn cầu. Với Nga, đây là một bước ngoặt mang tính chiến lược sâu sắc – mở ra cơ hội thoát khỏi vòng luẩn quẩn của việc tìm kiếm đồng minh trong lòng phương Tây, và đồng thời đặt ra thách thức tư tưởng về vai trò toàn cầu của nước Nga trong thời đại mới.

Trong nhiều thế kỷ, Nga vẫn trung thành với nguyên tắc không truyền giáo, không mưu cầu áp đặt mô hình phát triển hay giá trị của mình lên thế giới. Không giống như các cường quốc thực dân châu Âu từng bành trướng lãnh thổ để khai thác tài nguyên và xuất khẩu tư tưởng, Ngay cả trong thời kỳ mở rộng đế chế tại Trung Á, Nga vẫn giữ một lập trường cơ bản đó là bảo vệ không gian sống và sự tự chủ chiến lược của chính mình, thay vì tìm cách định hình thế giới bên ngoài theo hình ảnh của mình.

Nga thoát khỏi cái bóng của phương Tây

Ngay cả khái niệm thường được phương Tây viện dẫn - “Moscow là La Mã thứ ba” cũng thường bị hiểu sai. Đó chưa bao giờ là lời kêu gọi truyền giáo toàn cầu. Khác với Mỹ, nơi chính sách đối ngoại thường gắn liền với lý tưởng phổ quát và sứ mệnh dân chủ, Nga tiếp cận thế giới bằng lăng kính thực tiễn với tinh thần bảo vệ quốc gia và tự tôn dân tộc.

Trong quá khứ, ngoại trừ thời kỳ Liên Xô, khi nhiệt huyết cách mạng hậu 1917 đưa Moscow vào vai trò đầu tàu tư tưởng, nước Nga chưa bao giờ gắn mình với tham vọng cải tạo thế giới. Ngay trong thời Chiến tranh Lạnh, các hoạt động mang tính truyền bá của Liên Xô cũng nhanh chóng bị điều chỉnh để phục vụ mục tiêu tối thượng đó là duy trì sự ổn định quốc gia và đối trọng với chính sách kiềm chế toàn cầu do Washington khởi xướng.

Một đặc điểm quan trọng khác trong các chiến lược của Nga đó là khả năng linh hoạt trong việc xử lý sự phân hóa của phương Tây. Từ thế kỷ 18 tới nay, Moscow đã nhiều lần khéo léo tận dụng các mâu thuẫn nội bộ của châu Âu để duy trì thế cân bằng. Những chiến thắng trước Thụy Điển, Pháp dưới thời Napoléon hay Đức Quốc xã đều gắn liền với việc Nga thành công trong việc cô lập đối thủ chính khỏi phần còn lại của phương Tây. Ngược lại, khi phương Tây đoàn kết, như trong Chiến tranh Krym hay đầu Chiến tranh Lạnh, Nga đã phải chịu tổn thất đáng kể.

Sau Chiến tranh Lạnh, Moscow từng kỳ vọng Liên minh châu Âu sẽ tách dần khỏi ảnh hưởng của Mỹ và định hình lại một bản sắc chính trị độc lập. Nhưng diễn biến thực tế lại đi ngược lại. Những khủng hoảng chính trị nội bộ, sự suy yếu của giới tinh hoa và tình trạng trì trệ của bộ máy quan liêu đã khiến EU không chỉ mất phương hướng, mà còn ngày càng lệ thuộc hơn vào Washington, đặc biệt là khi khủng hoảng Ukraine leo thang thành xung đột quân sự. Các quốc gia châu Âu khi ấy không những không tìm kiếm lối đi riêng mà còn dựa dẫm mạnh mẽ hơn vào “chiếc ô bảo trợ” từ Mỹ.

Sự bất lực của EU trong việc khẳng định vai trò chiến lược độc lập không hề giúp Mỹ mạnh lên. Trái lại, nó phơi bày sự thu hẹp quyền lực của phương Tây trên trường quốc tế. Cái thời mà châu Âu dẫn dắt các tiến trình toàn cầu, từ chính trị cho tới thương mại giờ đã khép lại. Ngày nay, quyền lực đã phân tán hơn bao giờ hết. Thế giới đang trở nên “đa trung tâm”, không còn bị dẫn dắt bởi một trục quyền lực đơn nhất như thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Nga trước những thách thức hiện hữu

Trong bối cảnh đó, vị thế của Nga không được cải thiện vì phương Tây yếu đi, mà vì hệ thống toàn cầu trở nên cân bằng hơn. Nga không còn cần chờ đợi sự rạn nứt nội bộ trong NATO hay EU để mở rộng không gian chiến lược. Điều tạo nên khác biệt là sự trỗi dậy của các quốc gia phương Nam – từ Trung Đông đến châu Phi, từ Đông Nam Á tới Mỹ Latin – những nơi đang dần thoát khỏi quỹ đạo chi phối của phương Tây và xác lập quyền tự quyết trong chính sách đối ngoại.

Nỗ lực của chính quyền Mỹ trước đây nhằm cô lập Nga sau sự kiện Crimea hay xung đột Ukraine đã không tạo ra hiệu ứng như mong muốn. Nga không bị đẩy ra lề của hệ thống quốc tế. Ngược lại, nhiều quốc gia mới nổi thậm chí tăng cường hợp tác với Moscow, phản ánh một trật tự mới đang hình thành – nơi quyền lực không còn là độc quyền của phương Tây.

nga_3.jpg

Chiến lược ngầm của Ukraine: Tấn công gót chân Achilles của Nga

VOV.VN - “Chuỗi cung ứng là gót chân Achilles của mọi hoạt động quân sự” – đây là lý do tại sao Nga và Ukraine liên tục tìm cách tấn công và gây gián đoạn các tuyến hậu cần của nhau, nhằm cản trở hoạt động của đối phương trên tiền tuyến, các chuyên gia hậu cần quốc phòng lưu ý.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Tiền tuyến Ukraine “tổn thương” khi Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự
Tiền tuyến Ukraine “tổn thương” khi Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự

VOV.VN - Việc Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự sẽ khiến Ukraine tổn thương và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho trật tự toàn cầu.

Tiền tuyến Ukraine “tổn thương” khi Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự

Tiền tuyến Ukraine “tổn thương” khi Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự

VOV.VN - Việc Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự sẽ khiến Ukraine tổn thương và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho trật tự toàn cầu.

Mỹ “tiến hai bước, lùi một bước" khi hòa giải điểm nóng Trung Đông – Ukraine
Mỹ “tiến hai bước, lùi một bước" khi hòa giải điểm nóng Trung Đông – Ukraine

VOV.VN - Các điểm nóng xung đột tại Ukraine và Trung Đông vẫn rơi vào thế bế tắc, trong khi những thời hạn do chính ông Trump đặt ra để tìm kiếm hòa bình đang dần khép lại.

Mỹ “tiến hai bước, lùi một bước" khi hòa giải điểm nóng Trung Đông – Ukraine

Mỹ “tiến hai bước, lùi một bước" khi hòa giải điểm nóng Trung Đông – Ukraine

VOV.VN - Các điểm nóng xung đột tại Ukraine và Trung Đông vẫn rơi vào thế bế tắc, trong khi những thời hạn do chính ông Trump đặt ra để tìm kiếm hòa bình đang dần khép lại.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao