111111

Vì sao Mỹ ngày càng bất lực với Israel?

VOV.VN - Trong những tuần gần đây, Nhà Trắng đã nhiều lần bị bất ngờ trước các quyết định của Israel. Washington dường ngày càng không thể tác động đến hành động quân sự của Tel Aviv.

Khi Israel chuẩn bị một cuộc tấn công trả đũa vào Iran, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như chỉ đứng bên lề quan sát và không biết rõ về những gì đồng minh thân cận nhất của họ ở Trung Đông đang lên kế hoạch. Washington dường như cũng ít ảnh hưởng hơn đến các quyết định của Tel Aviv.

Các quan chức Nhà Trắng cho biết họ vẫn phối hợp chặt chẽ với những người đồng cấp Israel và hy vọng Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẽ tính toán kỹ lưỡng về một cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào Iran để đáp trả cuộc tập kích mà Tehran tiến hành hôm 1/10.

Theo các quan chức Nhà Trắng, phía Israel đã nói rằng họ không cảm thấy cần phải trả đũa ngay lập tức hoặc trả đũa ồ ạt. Hai bên đã thảo luận về các mục tiêu tiềm năng, bao gồm các cơ sở dầu mỏ của Iran.

Tổng thống Biden ngày 2/10 cho biết ông phản đối bất kỳ cuộc tấn công nào vào các cơ sở hạt nhân của Iran, nhưng ngay ngày hôm sau, ông lại để ngỏ khả năng sẽ ủng hộ một cuộc tấn công như vậy.

Rạn nứt giữa Mỹ và Israel

Israel vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc sẽ phản ứng như thế nào nhưng trong những tuần gần đây, Nhà Trắng đã nhiều lần bị bất ngờ trước các quyết định của Tel Aviv.

Thủ tướng Netanyahu ra lệnh không kích hạ sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah từ một phòng khách sạn ở New York, ngay cả khi các quan chức Mỹ tại Liên Hợp Quốc cách đó vài dãy nhà đang cố gắng ngăn chặn một cuộc chiến tranh lan rộng ở Trung Đông.

Quyết định phê chuẩn cuộc không kích ngày 27/9 được đưa ra khi lãnh đạo Israel đang ở trên lãnh thổ Mỹ mà không báo trước cho Nhà Trắng đã cho thấy sự chia rẽ ngày càng tăng giữa chính phủ của ông Netanyahu và Nhà Trắng.

Trong ngắn hạn, quyết định đơn phương của Israel về việc tấn công Iran có nguy cơ khiến chính quyền Biden vướng vào một cuộc xung đột khu vực không được được dư luận ủng hộ. Về lâu dài, đây có thể là một điểm nóng khác để những người chỉ trích có lý do cho rằng Mỹ đã trao cho Israel quá nhiều sự tự do và không sử dụng ảnh hưởng của mình để kiềm chế đồng minh.

Đầu tháng 9, đặc phái viên Nhà Trắng Amos Hochstein đã gặp các quan chức Israel tại hầm trú ẩn của quân đội Israel ở Tel Aviv để thúc giục họ không tiến hành một chiến dịch quy mô lớn chống lại Hezbollah ở Lebanon. Ông cố gắng thuyết phục họ hãy để nỗ lực của Mỹ làm trung gian cho một thỏa thuận nhằm đẩy Hezbollah ra khỏi xa biên giới phía Bắc Israel, có cơ hội.

Nhưng chỉ vài giờ sau cuộc gặp của đặc phái viên Hochstein với Thủ tướng Netanyahu, hàng trăm máy nhắn tin do các chiến binh Hezbollah sử dụng đã phát nổ trên khắp Lebanon. Ngày hôm sau, hàng trăm bộ đàm của nhóm này tiếp tục phát nổ.

Một loạt các cuộc không kích của Israel diễn ra sau đó đã khiến hơn 500 người thiệt mạng trong ngày đẫm máu nhất ở Lebanon trong gần hai thập kỷ.

Giới chức Mỹ nói rằng họ không được thông báo trước về các vụ nổ máy nhắn tin và nhấn mạnh Washington không liên quan đến vụ việc này.

Mỹ không muốn hay không thể kiềm chế đồng minh?

Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chỉ còn hơn một tháng nữa, ông Biden và nhóm của ông giống như những người ngoài cuộc, không muốn hoặc không thể kiềm chế một đồng minh mà họ vẫn tiếp tục ủng hộ về mặt chính trị và cung cấp hỗ trợ quân sự quan trọng.

Trong gần 1 năm kể từ khi xung đột ở Gaza bùng phát vào tháng 10/2023, ông Biden vẫn nhiều lần gọi mối quan hệ Mỹ-Israel là không thể phá vỡ. Nhưng mối quan hệ của ông với ông Netanyahu đã dần xấu đi, bị chia rẽ bởi các chương trình nghị sự chính trị và các mục tiêu chiến tranh. Ông Biden đã không nói chuyện với ông Netanyahu kể từ ngày 21/8.

Các nhà phân tích cho biết, những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế Israel ở Gaza chỉ mang lại kết quả hạn chế. Ở Lebanon, ông Netanyahu dường như còn ít bị ràng buộc hơn. Các quan chức Nhà Trắng không tỏ ra bất mãn trước những đòn mà Israel giáng vào Hezbollah. Ở thời điểm 1 tháng trước cuộc bầu cử Mỹ, họ cũng không còn hào hứng muốn kiềm chế một cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Trong gần một năm qua, các quan chức cấp cao của ông Biden liên tục tới Trung Đông để ngăn chặn cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Washington cho rằng nỗ lực của họ đã có tiến triển. Thỏa thuận cho phép viện trợ nhân đạo vào Gaza và việc Israel rút bớt lực lượng khỏi dải đất này là bằng chứng cho thấy Tel Aviv sẵn sàng lắng nghe những cảnh báo của Mỹ về nguy cơ chiến tranh khu vực.

Nhưng khi Israel nắm được cơ hội để giáng đòn vào Hezbollah, ông Netanyahu đã liên tục phớt lờ lời kêu gọi kiềm chế của Mỹ.

“Ngày 7/10/2023 đã thay đổi mọi thứ”

Nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi trong mối quan hệ Mỹ-Israel chính là sự thay đổi ở Israel sau cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023.

“Ngày 7/10/2023 đã thay đổi mọi thứ. Mỹ đang đối phó với một Israel đã khác trước và họ sẽ không ngừng theo đuổi các mục tiêu an ninh của mình mà ít quan tâm đến sự nhạy cảm của Mỹ”, David Schenker, người từng là trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề cận Đông trong chính quyền ông Donald Trump, cho biết.

Mặt khác, bối cảnh chính trị ở Mỹ cũng đã thay đổi. Ông Netanyahu, một người am hiểu sâu sắc về chính trị Mỹ, biết rằng các quan chức Mỹ đang bị “bó buộc chân tay” vì cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

“Vài tuần trước một trong những cuộc bầu cử có tác động quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ, sẽ không ai thấy một nhà đàm phán nào của Mỹ thúc đẩy và gây sức ép với Israel, đặc biệt là trên mặt trận liên quan đến Iran”, ông Aaron David Miller, cựu quan chức Trung Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Các quan chức Mỹ đã nỗ lực suốt trong nhiều tháng để ngăn chặn sự leo thang giữa Israel-Hezbollah, lo ngại rằng nó có thể kéo Iran vào cuộc và buộc Mỹ phải can dự sâu hơn về mặt quân sự.

Khi Israel tiến hành các cuộc không kích vào Lebanon trong tháng trước, các nhà ngoại giao Mỹ và Pháp tại New York tham dự cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chạy đua để tìm cách ngăn chặn bạo lực.

Theo các quan chức Mỹ, ban đầu, Israel ủng hộ tuyên bố của Mỹ, Pháp và các quốc gia khác kêu gọi ngừng bắn trong 21 ngày để cho phép các cuộc đàm phán giữa Israel và Hezbollah. Nhưng ông Netanyahu đã rút khỏi kế hoạch ngừng bắn do Mỹ làm trung gian ngay khi có cơ hội nhắm vào thủ lĩnh Hezbollah Nasrallah. Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel ngày 26/9 cho biết, ông Netanyahu đã chỉ đạo các lực lượng Israel “tiếp tục chiến đấu toàn lực”.

Sau cuộc không kích ám sát Nasrallah ngày 27/9, các quan chức Mỹ cho biết Israel chỉ thông báo cho Nhà Trắng về cuộc tấn công sắp xảy ra khi các máy bay đã ở trên không.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Israel ồ ạt không kích Beirut nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah
Israel ồ ạt không kích Beirut nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah

VOV.VN - Không quân Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích ở phía nam Beirut bằng bom phá boongke nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah.

Israel ồ ạt không kích Beirut nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah

Israel ồ ạt không kích Beirut nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah

VOV.VN - Không quân Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích ở phía nam Beirut bằng bom phá boongke nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah.

Israel duy trì 2 mặt trận Lebanon và Gaza, Mỹ khó ngăn xung đột lan rộng
Israel duy trì 2 mặt trận Lebanon và Gaza, Mỹ khó ngăn xung đột lan rộng

VOV.VN - Israel tiếp tục tấn công trên bộ vào Lebanon để chống nhóm vũ trang Hezbollah, đồng thời tiến hành các cuộc không kích ở Gaza khiến hàng chục người thiệt mạng.

Israel duy trì 2 mặt trận Lebanon và Gaza, Mỹ khó ngăn xung đột lan rộng

Israel duy trì 2 mặt trận Lebanon và Gaza, Mỹ khó ngăn xung đột lan rộng

VOV.VN - Israel tiếp tục tấn công trên bộ vào Lebanon để chống nhóm vũ trang Hezbollah, đồng thời tiến hành các cuộc không kích ở Gaza khiến hàng chục người thiệt mạng.

Vì sao Iran sử dụng toàn tên lửa đạn đạo trong cuộc tập kích Israel mới nhất?
Vì sao Iran sử dụng toàn tên lửa đạn đạo trong cuộc tập kích Israel mới nhất?

VOV.VN - Việc Iran lựa chọn sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất trong cuộc tập kích mới nhất vào Israel một phần là vì thực tế khoảng cách giữa 2 nước và nó cũng cho thấy những vấn đề của lực lượng không quân Iran trong hàng chục năm qua kể từ sau cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Vì sao Iran sử dụng toàn tên lửa đạn đạo trong cuộc tập kích Israel mới nhất?

Vì sao Iran sử dụng toàn tên lửa đạn đạo trong cuộc tập kích Israel mới nhất?

VOV.VN - Việc Iran lựa chọn sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất trong cuộc tập kích mới nhất vào Israel một phần là vì thực tế khoảng cách giữa 2 nước và nó cũng cho thấy những vấn đề của lực lượng không quân Iran trong hàng chục năm qua kể từ sau cách mạng Hồi giáo năm 1979.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao