111111

Vì sao Hiệp ước Abraham chưa mang lại hòa bình cho Trung Đông?

VOV.VN - Các thỏa thuận Abraham năm 2020 chủ yếu nhằm thúc đẩy ngoại giao và thương mại, thay vì trực tiếp giải quyết các xung đột khu vực hay vấn đề Palestine. Theo giới phân tích, kỳ vọng rằng những thỏa thuận này có thể mang lại hòa bình cho Trung Đông là thiếu cơ sở thực tiễn.

Trong bức thư gửi Ủy ban Nobel Na Uy tuần trước đề cử Tổng thống Mỹ Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ca ngợi các thỏa thuận mang tên Hiệp ước Abraham về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và 3 quốc gia Arab.

Ông Netanyahu gọi các thỏa thuận được Mỹ làm trung gian năm 2020 là “bước đột phá đã tái định hình Trung Đông, đưa khu vực tiến gần hơn đến hòa bình, an ninh và ổn định”.

Tuy nhiên, phần lớn Trung Đông dường như không cảm nhận được bất kỳ tiến triển nào như vậy.

Ngay trong khi ông Netanyahu gặp ông Trump và các quan chức Mỹ tại Washington tuần trước, quân đội Israel vẫn tiếp tục không kích dữ dội Dải Gaza; lực lượng Houthi ở Yemen tấn công 2 tàu hàng ở Biển Đỏ và cuộc nội chiến khốc liệt vẫn tiếp diễn ở Sudan. Trước đó vài tuần, Israel và Mỹ tiến hành không kích nhằm vào Iran, Tehran cũng đáp trả bằng các cuộc tấn công tên lửa. Trong khi đó, quân đội Israel vẫn hiện diện tại Lebanon và Syria sau các cuộc xung đột chỉ vừa kết thúc cách đây vài tháng.

Hiệp ước Abraham có phải thỏa thuận hòa bình thực sự?

Gần 5 năm kể từ khi các Hiệp ước Abraham được ký kết, ông Trump, ông Netanyahu và nhiều quan chức Mỹ - Israel vẫn thường gọi đây là “hiệp định hòa bình” với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Morocco và Bahrain.

Tuy nhiên, các học giả chuyên nghiên cứu Trung Đông cho rằng cách gọi này là không chính xác, bởi giữa Israel và UAE hay Bahrain chưa từng xảy ra chiến tranh hay xung đột bạo lực. Morocco cũng phần lớn đứng ngoài các cuộc đối đầu Arab - Israel, ngoại trừ việc cử một đơn vị tượng trưng tham chiến vào năm 1973, tức hơn 50 năm trước.

“Thỏa thuận này chẳng liên quan gì đến hòa bình cả. Người ta quảng bá nó như là thỏa thuận hòa bình. Nhưng điều đó không có nghĩa nó thực sự là như vậy. Đây không phải là một thỏa thuận nhằm chấm dứt chiến tranh”, ông Hussein Ibish, học giả cấp cao tại Viện các quốc gia vùng Vịnh Arab (Gulf States Institute) ở Washington nhận định.

Trên thực tế, các thỏa thuận Abraham không giải quyết trực tiếp xung đột cốt lõi giữa Israel và Palestine, mà là thiết lập quan hệ giữa các bên vốn không có mâu thuẫn. Theo ông Abdulaziz Alghashian, nhà nghiên cứu Saudi Arabia và chuyên gia tại Diễn đàn Quốc tế vùng Vịnh, chính vì yếu tố này mà cụm từ “hòa bình khu vực” đã trở thành một khái niệm mơ hồ và gây tranh cãi ở Trung Đông.

“Ai mới là người được bao gồm trong cái gọi là ‘hòa bình khu vực’?” – ông Alghashian từng đặt câu hỏi cho các bên ủng hộ Hiệp ước Abraham. Ông cho rằng với một số người, “hòa bình” là khái niệm được xây dựng dựa trên việc né tránh hoàn toàn vấn đề Palestine.

Nhà Trắng đã lên tiếng bảo vệ di sản của các thỏa thuận Abraham: “Không ai có thể phủ nhận sự thật rằng Tổng thống Trump đã mang lại các thỏa thuận Abraham lịch sử và mang lại hòa bình cho Trung Đông. Chỉ Tổng thống Trump mới có thể đạt được những thỏa thuận như vậy”.

Nhiều quan chức và nghị sĩ Mỹ, cả từ đảng Dân chủ và Cộng hòa, cũng từng coi thỏa thuận Abraham là bước ngoặt có thể thay đổi cục diện khu vực. Nhờ các thỏa thuận này, khách du lịch và nhà đầu tư Israel đã đổ vào Dubai – thành phố lớn nhất UAE, đồng thời các doanh nghiệp công nghệ và năng lượng cũng ký nhiều hợp đồng mới.

Trên thực tế, Israel và một số quốc gia vùng Vịnh đã âm thầm hợp tác về thương mại và an ninh trước đó. Hiệp ước Abraham chỉ đơn thuần công khai hóa các mối quan hệ vốn đã tồn tại và tạo điều kiện để các mối quan hệ đó mở rộng thêm.

Ông Trump gọi các hiệp ước Abraham là “bình minh của một Trung Đông mới”, nhấn mạnh một tương lai nơi “mọi người thuộc mọi tôn giáo và xuất thân cùng chung sống trong hòa bình và thịnh vượng”.

“Quả bom nổ chậm” chưa được tháo ngòi

Thực tế, hòa bình và thịnh vượng vẫn chưa đến với khu vực Trung Đông. Việc Israel tiếp tục chiếm đóng Bờ Tây ngày càng sâu rộng hơn là trái với kỳ vọng của UAE khi ký Hiệp ước Abraham, trong khi một số thành viên trong chính phủ ông Netanyahu công khai ủng hộ việc kiểm soát lâu dài Dải Gaza. Triển vọng thành lập Nhà nước Palestine với thủ đô là Đông Jerusalem - điều các nước Arab mong muốn - giờ đây càng trở nên xa vời.

Hiệp ước Abraham được xây dựng trên cơ sở hợp tác Arab - Israel, nhưng lại gạt vấn đề Palestine ra ngoài.

“Đó luôn là một sai lầm. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Gaza đã cho thấy điều đó”, giáo sư Marc Lynch, chuyên gia chính trị quốc tế tại Đại học George Washington, nhận định. “Có thể với một số người điều đó là cú sốc, nhưng lẽ ra không nên như vậy”.

Ngày 7/10/2023, Hamas, lực lượng vũ trang kiểm soát Dải Gaza và được Iran hậu thuẫn, đã phát động cuộc tấn công lớn vào Israel khiến hơn 1.000 người thiệt mạng. Đáp lại, Israel không kích dữ dội Gaza, sau đó mở cuộc tấn công trên bộ. Hai triệu người Palestine tại đây đang đối mặt với nạn đói, hơn 50.000 người thiệt mạng, phần lớn lãnh thổ Gaza bị san phẳng.

Ông Alghashian cho biết, từ lâu Saudi Arabia và nhiều nước Arab đã cảnh báo rằng vấn đề Palestine là “quả bom nổ chậm và khu vực sẽ không thể tiến xa nếu điều đó chưa được giải quyết”. Trước ngày 7/10/2023, đây còn là quan ngại mang tính lý thuyết. Nhưng giờ, nó đã trở thành thực tế đau đớn.

Trong khi đó, Lebanon và Ai Cập đang rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Tại Sudan, một cuộc nội chiến mới bùng nổ từ năm 2023, gây ra nạn đói tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Tia hy vọng hiếm hoi tại Trung Đông gần đây là việc nội chiến Syria kết thúc sau khi các lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, chiến thắng này không liên quan gì đến Hiệp ước Abraham và vẫn chưa rõ liệu nó có mang lại hòa bình lâu dài cho Syria hay dẫn đến hòa giải với Israel hay không.

Mỹ và Israel vẫn nhiều lần bày tỏ mong muốn các quốc gia khác, đặc biệt là Saudi Arabia, tham gia Hiệp ước Abraham. Nhưng điều này đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Sudan, một trong những quốc gia được kỳ vọng, vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel.

Dười thời chính quyền Tổng thống Joe Biden, Mỹ cũng đã tích cực thúc đẩy Saudi Arabia tham gia Hiệp ước Abraham, nhưng các nỗ lực đến nay vẫn chưa mang lại kết quả. Theo giới phân tích, cuộc chiến ở Gaza càng khiến điều đó khó thành công hơn, ngay cả khi ông Trump đã quay lại Nhà Trắng và tiếp tục theo đuổi di sản chính sách đối ngoại của mình tại Trung Đông.

Dù vậy, nhà lãnh đạo Mỹ đương nhiệm vẫn khẳng định “nếu mọi việc thuận lợi”, sẽ có thêm các nước tham gia các thỏa thuận Abraham, tạo nên “sự thống nhất ở Trung Đông lần đầu tiên trong lịch sử”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Xung đột Israel-Hamas có thể kết thúc “trong tuần tới” như ông Trump kỳ vọng?
Xung đột Israel-Hamas có thể kết thúc “trong tuần tới” như ông Trump kỳ vọng?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố Israel đã đồng ý với các điều kiện cho một thỏa thuận ngừng bắn 60 ngày với Hamas, mở ra hy vọng hòa bình cho cuộc xung đột đã kéo dài gần 2 năm ở Gaza.

Xung đột Israel-Hamas có thể kết thúc “trong tuần tới” như ông Trump kỳ vọng?

Xung đột Israel-Hamas có thể kết thúc “trong tuần tới” như ông Trump kỳ vọng?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố Israel đã đồng ý với các điều kiện cho một thỏa thuận ngừng bắn 60 ngày với Hamas, mở ra hy vọng hòa bình cho cuộc xung đột đã kéo dài gần 2 năm ở Gaza.

Tấn công cơ sở hạt nhân Iran: Mỹ và Israel có thành công?
Tấn công cơ sở hạt nhân Iran: Mỹ và Israel có thành công?

VOV.VN - Ngay khi đồng minh của Mỹ là Israel mở chiến dịch không kích chưa từng có tiền lệ nhằm vào Iran vào ngày 13/6/2025, mục đích của Israel là rất rõ ràng, đó là xóa bỏ lâu dài mối đe dọa sinh tồn đối với họ từ năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Iran.

Tấn công cơ sở hạt nhân Iran: Mỹ và Israel có thành công?

Tấn công cơ sở hạt nhân Iran: Mỹ và Israel có thành công?

VOV.VN - Ngay khi đồng minh của Mỹ là Israel mở chiến dịch không kích chưa từng có tiền lệ nhằm vào Iran vào ngày 13/6/2025, mục đích của Israel là rất rõ ràng, đó là xóa bỏ lâu dài mối đe dọa sinh tồn đối với họ từ năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Iran.

Iran, Israel và Mỹ: Ai là bên chiến thắng?
Iran, Israel và Mỹ: Ai là bên chiến thắng?

VOV.VN - Iran đã phản ứng sau các cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân của nước này. Không có người Mỹ nào thiệt mạng. Theo các nhà phân tích, một cơ hội ngừng bắn đang mở ra, trong đó mỗi quốc gia đều có thể tự tuyên bố chiến thắng.

Iran, Israel và Mỹ: Ai là bên chiến thắng?

Iran, Israel và Mỹ: Ai là bên chiến thắng?

VOV.VN - Iran đã phản ứng sau các cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân của nước này. Không có người Mỹ nào thiệt mạng. Theo các nhà phân tích, một cơ hội ngừng bắn đang mở ra, trong đó mỗi quốc gia đều có thể tự tuyên bố chiến thắng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao