111111

Thế giới 7 ngày: Thảm kịch Boeing 777 rơi, nhiều thương vong

(VOV) -Cháy tàu chở dầu ở Canada, đảo chính ở Ai Cập, mâu thuẫn các nước vì Snowden...

Một chiếc Boeing 777 của Hãng hàng không Asiana Airlines chở 307 người đã vỡ đuôi máy bay và bốc cháy khi hạ cánh tại sân bay quốc tế San Francisco (Mỹ) vào sáng sớm 7/7 (theo giờ Việt Nam). Thông tin ban đầu cho biết, có 2 người Trung Quốc thiệt mạng và hơn 130 người được đưa đi bệnh viện. Một vài lý do được phán đoán, theo một người sống sót trên máy bay là do "Máy bay bay quá thấp và quá nhanh", hoặc có thể do phi công quá lệ thuộc vào hệ thống trợ giúp hạ cánh an toàn, trong khi hệ thống này ở sân bay San Francisco bị cắt. Các cơ quan chức năng đều cử các đoàn điều tra đến hiện trường, nhà sản xuất Boeing cam hết hỗ trợ mọi khả năng kỹ thuật. Ảnh: Máy bay Boeing sau khi rơi (AP)

Sáng sớm 6/7, một tàu hỏa bị trật bánh khi đi qua địa bàn thị trấn Lac-Megantic ở tỉnh Quebec (Canada), khiến một số toa chở xăng dầu phát nổ. Vụ nổ gây ra đám cháy dữ dội phá hủy nhiều tòa nhà và gây ra cột khói đen cao hàng trăm mét. Theo nhà chức trách địa phương, hiện nay mới xác định được 1 người tử vong và 1 người bị thương nặng, nhiều người vẫn đang bị mất tích. Khoảng 2.000 người đã được đưa đi sơ tán khỏi khu vực xảy ra tai nạn. Công tác cứu hộ vẫn đang được tiến hành khẩn trương. Trong ảnh: Tàu chở dầu bốc cháy (ABC News)


Sau 16 giờ đàm phán, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đã đồng ý bình thường hóa hoạt động của khu công nghiệp Kaesong, một biểu tượng kinh tế nối liền 2 nước đã ngừng sản xuất gần 3 tháng nay. Theo Thỏa thuận được ký kết vào lúc 4h5’sáng 7/7 cho thấy, việc thanh tra khu công nghiệp Keasong sẽ được thực hiện bắt đầu từ thứ Tư tuần tới. Ảnh: Hai đoàn đàm phán vui mừng với kết quả đạt được (Reuters) 


Sáng 4/7, quân đội Ai Cập đã phế truất Tổng thống Mohamed Morsi và chỉ định Chánh án Tòa án Hiến pháp tối cao làm lãnh đạo lâm thời. Ngảy 5/7, Thẩm phán Adli Mansour đã làm lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời của Ai Cập, đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình chính trị tại đây. Ngày 5/7, các nước tiếp tục có những phản ứng trước những diễn biến tại Ai Cập. Liên minh châu Phi (AU) ngày 4/7 cho rằng, việc lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi là "vi phạm hiến pháp của Ai Cập". Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ sự quan ngại đặc biệt về việc quân đội can thiệp vào vấn đề có tính chất hiến pháp và dân sự, đồng thời nhấn mạnh cần nhanh chóng thiết lập chính quyền dân sự thông qua bầu cử. Còn Chính phủ Mỹ nhấn mạnh, chính quyền lâm thời Ai Cập cần tránh "các vụ bắt giữ độc đoán" nhằm vào Tổng thống Morsi và các phụ tá, đồng thời khẳng định, Ai Cập cần tiến hành một cách "nhanh chóng và có trách nhiệm" thành lập một chính phủ do dân bầu. Trong ảnh: Ông Adli Mansour tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời của Ai Cập (AP)

Hôm 5/7 Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã đề xuất cho phép cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowdenđược tị nạn, bất chấp thách thức của Washington, hiện đang muốn “tóm” anh này vì tội tiết lộ chi tiết về chương trình giám sát mật của chính phủ Mỹ. Vụ Snowden hiện chưa có phương án giải quyết thỏa đáng, mà còn gây mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước. Ngày 2/7, chuyên cơ chở Tổng thống Bolivia Evo Morales sau khi cất cánh từ Nga đã buộc phải chuyển hướng bay và hạ cánh xuống Áo vì cáo buộc của Mỹ cho rằng trên chuyến bay có thể có Snowden. Sau vụ việc này, Bolivia đã "dọa" đóng cửa sứ quán Mỹ tại nước này và "bắn tin" sẽ chấp nhận cho Snowden tỵ nạn. Ảnh: Tivi đưa tin về cựu nhân viên CIA tiết lộ bí mật của Mỹ (Reuters)

Liên minh Dân tộc đối lập tại Syria hôm 6/7 đã bầu ông Ahmad Jarba là người đứng đầu của lực lượng này sau cuộc bỏ phiếu tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kì). Việc lực lượng này bầu chọn ban lãnh đạo mới là một bước đi thể hiện sự thống nhất, giúp kêu gọi sự hỗ trợ quân sự nhiều hơn từ một số nước. Trước đó, ngày 5/7, do bất đồng giữa các quốc gia thành viên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không thể thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ cho phép các nhân viên Liên Hợp Quốc và các Tổ chức nhân đạo quốc tế được phép tiếp cận với 2.500 người dân đang bị vây hãm tại thành phố Homs của Syria. Trong ảnh: Ông Jarba (ở giữa) tại cuộc họp ở Istanbul (AFP)

Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho ngày 4/7 cho biết đã tìm ra phương thức nhằm bảo vệ sự ổn định của đất nước. Tình hình Bồ Đào Nha trở nên căng thẳng khi một số thành viên nội các của nước này liên tiếp từ chức nhằm phản đối những chính sách của Thủ tướng. Bộ trưởng Ngoại giao Bồ Đào Nha Paulo Portas ngày 2/7 đã tuyên bố từ chức. Trước đó ngày 1/7, Bộ trưởng Tài chính Vitor Gaspar, người chủ trương cải cách chính sách tiền tệ Bộ Đào Nha dựa trên hỗ trợ của Liên minh Châu Âu (EU) và Quĩ Tiền tệ thế giới (IMF) nước này cũng tuyên bố từ chức. Trong bối cảnh nước này đang vấp phải cuộc khủng hoảng về tài chính, việc hai Bộ trưởng liên tiếp từ chức khiến nền tài chính nước này có khả năng sẽ lâm vào giai đoạn khủng hoảng mới. Thủ tướng Coelho nói sẽ công bố phương thức ổn định đất nước trong vài ngày tới. (Ảnh Reuters)

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao