111111

Tên lửa siêu thanh Iran: Cơn ác mộng lớn nhất của hệ thống phòng thủ Israel

VOV.VN - Cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh của Iran đã gây ra thách thức lớn cho hệ thống phòng thủ tên lửa tiến tiến của Israel, đồng thời làm thay đổi tiến trình giao tranh giữa hai bên.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 18/6 tuyên bố đã bắn tên lửa siêu thanh Fattah 1 về phía Israel, nhắm vào Tel Aviv, làm rung chuyển các hầm trú ẩn trên khắp thành phố này. Truyền thông nhà nước Iran đã công bố video về vụ phóng, làm nổi bật khả năng quân sự mở rộng của Tehran. Cùng với các tên lửa siêu thanh, Iran cũng triển khai một loạt máy bay không người lái nhắm vào lãnh thổ Israel, làm phức tạp thêm nỗ lực phòng thủ.

Sức mạnh của tên lửa siêu thanh Iran

Fattah-1 là tên lửa siêu thanh đầu tiên của Iran, ra mắt vào năm 2023 và được Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đặt tên. Theo các nguồn tin của Iran, tên lửa có khả năng di chuyển với tốc độ Mach 5 - gấp năm lần tốc độ âm thanh và có phương tiện tái nhập có thể điều khiển, cho phép nó thay đổi hướng trong khi bay.

Những tính năng này được thiết kế để giúp tên lửa tránh bị đánh chặn bởi các hệ thống như hệ thống phòng thủ Vòm Sắt và Arrow của Israel. Fattah-1 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, hệ thống đẩy một tầng, có tầm bắn lên tới 1.400 km.

Các quan chức Iran đã gọi tên lửa này là "tên lửa tấn công Israel". Biểu ngữ được trưng bày tại buổi ra mắt Fattah-1  ở Tehran có nội dung "400 giây đến Tel Aviv" bằng tiếng Do Thái.

Fabian Hinz - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết, thiết kế của tên lửa có thể kết hợp một phương tiện tái nhập có khả năng cơ động cao, tăng cường khả năng né tránh của nó.

Vũ khí siêu thanh rất khó phát hiện và đánh chặn. Không giống như tên lửa đạn đạo truyền thống bay theo quỹ đạo có thể dự đoán được, các phương tiện lướt siêu thanh có thể đổi hướng giữa chừng, khiến hệ thống phòng thủ ít có thời gian phản ứng.

Nếu Fattah-1 chứng minh được độ tin cậy trong hoạt động, điều này có thể buộc Israel phải đánh giá lại hiệu quả của lá chắn tên lửa mà nước này sở hữu. Việc sử dụng tên lửa siêu thanh cũng thể hiện quyết tâm Iran đáp trả mạnh mẽ các cuộc tấn công của Israel.

Yehoshua Kalisky - nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức tư vấn INSS của Israel cho biết, ngoài Fattah-1, Iran còn có 2 loại tên lửa khác lợi hại hơn là Khorramshahr và Fattah 2.

Tên lửa đạn đạo siêu thanh Fattah-2, được Iran công bố lần đầu vào tháng 11/2023, là đỉnh cao của chương trình phát triển vũ khí nội địa của nước này. Fattah-2 có tầm bắn từ 500 đến 2.500km, đầu đạn lượn siêu thanh (HGV), cho phép thay đổi quỹ đạo liên tục để né tránh các hệ thống đánh chặn. Fattah-2 đạt tốc độ tối đa Mach 12 (khoảng 14.700km/h) trong giai đoạn tái nhập khí quyển và duy trì tốc độ Mach 5-7 khi tiếp cận mục tiêu.

Khorramshahr là một tên lửa đạn đạo tầm trung được Iran thử nghiệm vào tháng 1/2017. Với tầm bắn từ 1.000 đến 2.000 km, nó có thể mang đầu đạn nặng 1.800 kg và dài 13 m.

Tiến sĩ Marion Messmer, nghiên cứu viên cao cấp về an ninh tại Viện Chatham cho rằng: “Nếu bạn có một hệ thống có thể điều khiển, thì rõ ràng bạn có thể lập trình trước đường bay hoặc thay đổi đường bay nếu thấy tên lửa đánh chặn đã được phóng. Khi đó, việc tránh bất kỳ vụ đánh chặn nào sẽ dễ dàng hơn nhiều”.

Bà Messmer khẳng định, hiệu quả của hệ thống Vòm Sắt “vô cùng ấn tượng”, nhưng cho rằng, nhiều tên lửa trước đây bị hệ thống bắn hạ có đường bay có thể dự đoán được. Những tên lửa này chủ yếu do các chiến binh Hamas ở Gaza bắn.

“Không có hệ thống phòng không nào là không thể phá vỡ”, Tiến sĩ Marina Miron, tại Đại học King's College London nhận định.

Cơn ác mộng đối với hệ thống phòng thủ Israel

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết họ đã sử dụng một chiến thuật mới để chọc thủng các hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel cho phép tên lửa tấn công thành công nhiều mục tiêu.

Tiến sĩ Miron suy đoán, Iran có thể đã phóng máy bay không người lái mồi nhử gần hệ thống phòng thủ của Israel, khiến hệ thống phải phóng tên lửa đánh chặn. Theo nhà phân tích này, nguyên nhân chính hệ thống Vòm Sắt kém hiệu quả trong các cuộc tấn công những ngày gần đây là do Iran đã phóng quá nhiều tên lửa khiến hệ thống bị quá tải. Hôm 18/6, quân đội Israel cho biết, trong gần 6 ngày xung đột, Iran đã phóng tổng cộng hơn 400 tên lửa đạn đạo và khoảng 1.000 máy bay không người lái (UAV) tấn công.

Tiến sĩ Miron suy đoán, ngoài ra, Iran có thể sử dụng biện pháp tác chiến điện tử hoặc chế ngự radar của hệ thống phòng không của đối phương. Theo bà, tên lửa của Iran nhiều khả năng đã được lắp đặt bộ phận cho phép nó tàng hình.

Xét đến quy mô và phạm vi các cuộc tấn công của Iran vào Israel, nhà phân tích Messmer cho rằng, không có gì ngạc nhiên khi một số tên lửa và máy bay không người lái có thể vượt qua được mạng lưới phòng thủ dày đặc. “Chiến thuật của Iran về cơ bản là phóng rất nhiều tên lửa và UAV, với hy vọng các hệ thống đánh chặn sẽ không thể bắn hạ chúng. Đây là những gì chúng ta đang chứng kiến”.

Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ một quan chức Mỹ cho biết, Israel đang nhanh chóng cạn kiệt kho tên lửa đánh chặn Arrow, làm dấy lên câu hỏi cấp bách về tính bền vững của hệ thống phòng thủ tên lửa chống lại Iran. Hệ thống Arrow của Israel là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của nước này, được xây dựng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm xa. Việc thiếu hụt tên lửa đánh chặn có thể khiến nhiều thành phố và cơ sở hạ tầng của Israel dễ bị tấn công đặc biệt khi Iran hiện triển khai các tên lửa siêu thanh bay nhanh hơn với khả năng tránh né ưu việt hơn.

Việc đưa vào sử dụng những vũ khí tiên tiến như vậy đã định hình lại bối cảnh xung đột. Khi cả hai quốc gia giao tranh dữ dội và tiến trình ngoại giao bị đình trệ, sức chiến đấu của quân đội cũng như khả năng đánh chặn tên lửa đối phương đã trở thành yếu tố quyết định trong cuộc đối đầu ngày càng leo ​​thang.

gettyimages-2219688056.jpg

Đòn phủ đầu của Israel có đủ sức làm tê liệt pháo đài hạt nhân Iran?

VOV.VN - Các cuộc tấn công chưa từng có của Israel vào Iran nhằm thực hiện mục tiêu cốt lõi khó nắm bắt và rủi ro cao: xóa bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Israel nhắm vào ba cơ sở hạt nhân chính của Iran là Natanz, Isfahan và Fordow cùng một số nhà khoa học hàng đầu tham gia vào nghiên cứu và phát triển hạt nhân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Israel yêu cầu người dân Iran sống gần cơ sở sản xuất vũ khí sơ tán khẩn cấp
Israel yêu cầu người dân Iran sống gần cơ sở sản xuất vũ khí sơ tán khẩn cấp

VOV.VN - Israel ngày 15/6 đã ban hành cảnh báo sơ tán khẩn cấp đối với người dân Iran sống gần các cơ sở sản xuất vũ khí, khi hai bên tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa đáp trả lẫn nhau, sau khi Israel thực hiện chiến dịch “Sư tử trỗi dậy” nhằm vào nhiều mục tiêu trên khắp lãnh thổ Iran.

Israel yêu cầu người dân Iran sống gần cơ sở sản xuất vũ khí sơ tán khẩn cấp

Israel yêu cầu người dân Iran sống gần cơ sở sản xuất vũ khí sơ tán khẩn cấp

VOV.VN - Israel ngày 15/6 đã ban hành cảnh báo sơ tán khẩn cấp đối với người dân Iran sống gần các cơ sở sản xuất vũ khí, khi hai bên tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa đáp trả lẫn nhau, sau khi Israel thực hiện chiến dịch “Sư tử trỗi dậy” nhằm vào nhiều mục tiêu trên khắp lãnh thổ Iran.

Đọ tiềm lực quân sự của Iran và Israel: Ai trên cơ?
Đọ tiềm lực quân sự của Iran và Israel: Ai trên cơ?

VOV.VN - Hiện, các chuyên gia quân sự và nhiều nhà phân tích quốc tế đang tập trung đánh giá sức mạnh tiềm lực quân sự của Iran và Israel để dự đoán đường hướng của cuộc xung đột này.

Đọ tiềm lực quân sự của Iran và Israel: Ai trên cơ?

Đọ tiềm lực quân sự của Iran và Israel: Ai trên cơ?

VOV.VN - Hiện, các chuyên gia quân sự và nhiều nhà phân tích quốc tế đang tập trung đánh giá sức mạnh tiềm lực quân sự của Iran và Israel để dự đoán đường hướng của cuộc xung đột này.

Những vũ khí Iran có thể dùng để trả đũa chiến dịch “Sư tử trỗi dậy” của Israel
Những vũ khí Iran có thể dùng để trả đũa chiến dịch “Sư tử trỗi dậy” của Israel

VOV.VN - Theo giới phân tích, Iran có thể tiến hành chiến lược trả đũa nhiều lớp, nhằm gây ra những tổn thất đáng kể cho Israel và ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo.

Những vũ khí Iran có thể dùng để trả đũa chiến dịch “Sư tử trỗi dậy” của Israel

Những vũ khí Iran có thể dùng để trả đũa chiến dịch “Sư tử trỗi dậy” của Israel

VOV.VN - Theo giới phân tích, Iran có thể tiến hành chiến lược trả đũa nhiều lớp, nhằm gây ra những tổn thất đáng kể cho Israel và ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao