111111

“Sự im lặng” của các nước Arab trước cuộc không kích của Mỹ vào Iran

VOV.VN - Dù lên tiếng thể hiện lo ngại, song phần lớn giới lãnh đạo Arab vẫn im lặng trước các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Iran.

Tính toán thận trọng hay ngầm ủng hộ?

Trong bối cảnh Iran hứng chịu các cuộc tấn công dồn dập từ Mỹ và Israel, giới quan sát cho rằng nước Tehran này khó có thể trông đợi sự hỗ trợ từ các nước láng giềng Arab.

Ngày 23/6, Iran đáp trả bằng một loạt tên lửa nhắm vào căn cứ không quân Al Udeid – cơ sở lớn của Mỹ đặt tại Qatar. Tuy nhiên, phía Qatar cho biết đã đánh chặn các tên lửa này và lên án vụ tấn công, gọi đây là hành vi vi phạm chủ quyền. Động thái của Iran được đánh giá mang tính biểu tượng nhiều hơn là chiến lược.

Dù lãnh đạo các nước khu vực Trung Đông nhanh chóng bày tỏ lo ngại về nguy cơ xung đột lan rộng sau 10 ngày Israel không kích Iran, nhưng các cuộc tấn công của Mỹ dường như lại được giới chức Arab ngầm chấp thuận, thậm chí hoan nghênh, bởi từ lâu, họ xem Iran, quốc gia Hồi giáo theo dòng Shia là mối đe dọa hàng đầu đối với trật tự khu vực.

“Các quốc gia này âm thầm hài lòng khi thấy Iran bị kiềm chế. Tuy nhiên, mục tiêu chính của họ vẫn là ngăn chặn các đòn đáp trả có thể ảnh hưởng tới chính họ”, ông Firas Maksad, Giám đốc khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Eurasia Group nhận định.

Các tuyên bố từ Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia không trực tiếp lên án các cuộc tấn công của Mỹ vào cơ sở hạt nhân Iran, mà chỉ dừng ở mức bày tỏ quan ngại về nguy cơ leo thang. Còn Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) thậm chí không nhắc tên Mỹ trong các thông cáo của mình, điều hoàn toàn trái ngược với các chỉ trích gay gắt trước đó nhằm vào Israel.

“Điều này phản ánh rõ sự thận trọng của họ, không muốn đối đầu với Tổng thống Trump. Đồng thời cũng cho thấy mong muốn tiếp tục giữ vai trò trung gian, điều phối khu vực”, ông Maksad nói.

Trong nhiều thập kỷ, Iran đã “nuôi dưỡng” mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm khắp Trung Đông, như Hezbollah ở Lebanon, Houthi ở Yemen, các nhóm vũ trang tại Iraq và chính quyền Bashar al-Assad ở Syria. Những lực lượng này thường nhắm vào Israel.

Tham vọng “xuất khẩu” cuộc cách mạng Hồi giáo 1979 – vốn được Tehran nhiều lần nhấn mạnh – từ lâu đã khiến các nước láng giềng lo ngại, đặc biệt là những quốc gia có đông người Hồi giáo Shia, vốn thường chịu thiệt thòi dưới chính quyền Sunni.

Sự đối đầu Arab – Iran cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy quan hệ Israel – Arab xích lại gần nhau. Những mâu thuẫn lịch sử với Tel Aviv dần được gác lại để cùng đối phó với sức mạnh ngày càng gia tăng của Iran.

Hiệp định Abraham – thành tựu chính sách đối ngoại nổi bật của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu – giúp bình thường hóa quan hệ giữa Israel và một số nước Arab vùng Vịnh, cũng xuất phát từ lo ngại trước ảnh hưởng mở rộng của Iran.

Lo ngại phản ứng khó lường từ Iran    

Kể từ sau khi lực lượng Hamas – đồng minh của Iran – tấn công Israel ngày 7/10/2023, Tel Aviv đã gần như vô hiệu hóa phần lớn các lực lượng thân Iran trong khu vực. Chính quyền Assad ở Syria – đồng minh chiến lược của Tehran – cũng bị lật đổ cuối năm 2024.

Tại Lebanon, chiến dịch quân sự cường độ cao của Israel nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của Iran đã được một bộ phận người dân nước này âm thầm ủng hộ, đặc biệt là bên ngoài cộng đồng người Shia. Dù giới chức Lebanon vẫn công khai lên án Israel và ủng hộ Palestine, nhưng sự ủng hộ dành cho Hezbollah – nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn – đã suy giảm rõ rệt.

Trong tuyên bố phát đi tối 23/6, Hezbollah ca ngợi Iran là “kiên cường và dũng cảm”, nhưng không cam kết tham chiến, ám chỉ rằng Iran sẽ phải tự xoay sở.

“Iran đủ khả năng đương đầu với hành động xâm lược và giáng cho kẻ thù Mỹ - Israel một thất bại cay đắng”, tuyên bố của Hezbollah nhấn mạnh.

Trong suốt cả năm qua, Iran gần như đứng ngoài khi Israel phá hủy hạ tầng quân sự của Hezbollah tại miền Nam Lebanon, ám sát hàng loạt thủ lĩnh nhóm này và khiến hàng nghìn dân thường thiệt mạng.

“Lãnh đạo Hezbollah cảm thấy họ đã phải trả cái giá quá đắt trong cuộc xung đột trước đây với Israel. Iran thì lại vắng mặt. Ngay cả nhiều người Shia ở Lebanon cũng cho rằng Iran đã bỏ rơi họ lúc nguy nan”, ông Maksad nói.

Syria hiện do ông Ahmad al-Sharaa lãnh đạo được cho là đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng với Israel và công khai tiếp cận chính quyền Tổng thống Trump.

Lo ngại lớn nhất hiện nay với các lãnh đạo Arab là khả năng Iran sẽ tấn công trả đũa vào họ hoặc các căn cứ quân sự lớn của Mỹ trên lãnh thổ họ.

Ông Yoel Guzansky, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS), từng phụ trách hồ sơ Iran và vùng Vịnh trong Hội đồng An ninh Quốc gia Israel, nhận định Iran có thể sẽ phản ứng theo cách “giữ thể diện”, tương tự vụ đáp trả sau khi Tướng Qassem Soleimani bị Mỹ ám sát bằng máy bay không người lái năm 2020. Khi đó, Iran đã phóng tên lửa vào 2 căn cứ Mỹ ở Iraq.

Nếu Iran không chỉ dừng lại ở Al Udeid mà tiếp tục tấn công nhằm vào các đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh, điều đó có thể khiến Washington bị kéo sâu hơn vào một cuộc chiến tại Trung Đông, bởi khi đó các nước Arab sẽ kỳ vọng Mỹ bảo vệ họ.

“Nếu có chuyện gì xảy ra, họ sẽ trông đợi Mỹ đảm bảo an ninh cho mình”, ông Guzansky nói.

Nỗi ám ảnh vẫn còn đó với vụ Houthi, lực lượng thân Iran, tấn công cơ sở năng lượng của Saudi Arabia năm 2019. Dù Houthi nhận trách nhiệm, nhưng Washington và Riyadh cáo buộc Tehran đứng sau vụ việc khiến 4 dân thường thiệt mạng và buộc Tập đoàn dầu mỏ Aramco ngừng hoạt động tạm thời.

Đánh giá của giới lãnh đạo Arab có thể thay đổi nếu Mỹ chọn theo đuổi chính sách thay đổi chế độ tại Iran, điều mà một số quốc gia vùng Vịnh như Saudi Arabia hay Bahrain lo ngại có thể khiến các cộng đồng Shia thiểu số trong nước bất ổn.

“Họ không thích chế độ hiện tại của Iran, nhưng còn sợ một tương lai hỗn loạn hơn. Iran không ổn định, nhưng chưa sụp đổ. Với các quốc gia vùng Vịnh, điều đó vẫn là mối nguy lớn”, ông Guzansky nhận định.

Iran Israel.jpg

Iran, Israel và Mỹ: Ai là bên chiến thắng?

VOV.VN - Iran đã phản ứng sau các cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân của nước này. Không có người Mỹ nào thiệt mạng. Theo các nhà phân tích, một cơ hội ngừng bắn đang mở ra, trong đó mỗi quốc gia đều có thể tự tuyên bố chiến thắng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ông Trump nói cả Israel và Iran đều cùng đề nghị hòa bình
Ông Trump nói cả Israel và Iran đều cùng đề nghị hòa bình

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/6 cho biết Israel và Iran đã đồng ý với một thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn. Theo ông Trump, Israel và Iran hầu như cùng một lúc tiếp cận ông và đề nghị hòa bình.

Ông Trump nói cả Israel và Iran đều cùng đề nghị hòa bình

Ông Trump nói cả Israel và Iran đều cùng đề nghị hòa bình

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/6 cho biết Israel và Iran đã đồng ý với một thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn. Theo ông Trump, Israel và Iran hầu như cùng một lúc tiếp cận ông và đề nghị hòa bình.

Qatar đã thuyết phục Iran chấp nhận đề xuất ngừng bắn với Israel?
Qatar đã thuyết phục Iran chấp nhận đề xuất ngừng bắn với Israel?

VOV.VN - Chưa có xác nhận chính thức từ chính phủ Israel hoặc Iran về một thỏa thuận ngừng bắn, song các nguồn tin ngoại giao cho biết Qatar đã đóng vai trò trung gian quan trọng, góp phần thúc đẩy Tehran đồng ý với đề xuất ngừng bắn do Mỹ đưa ra.

Qatar đã thuyết phục Iran chấp nhận đề xuất ngừng bắn với Israel?

Qatar đã thuyết phục Iran chấp nhận đề xuất ngừng bắn với Israel?

VOV.VN - Chưa có xác nhận chính thức từ chính phủ Israel hoặc Iran về một thỏa thuận ngừng bắn, song các nguồn tin ngoại giao cho biết Qatar đã đóng vai trò trung gian quan trọng, góp phần thúc đẩy Tehran đồng ý với đề xuất ngừng bắn do Mỹ đưa ra.

Qatar lên tiếng về loạt tên lửa Iran phóng thẳng vào căn cứ Mỹ tại đây
Qatar lên tiếng về loạt tên lửa Iran phóng thẳng vào căn cứ Mỹ tại đây

VOV.VN - Iran vừa phóng loạt tên lửa vào căn cứ Mỹ đặt trên lãnh thổ Qatar. Phòng không Qatar đã đánh chặn số tên lửa này. Doha cũng phản đối hành động quân sự của Iran. Mặc dù vậy, nhiều thông tin xác nhận Iran đã thông tin trước cho Qatar về ý đồ tập kích.

Qatar lên tiếng về loạt tên lửa Iran phóng thẳng vào căn cứ Mỹ tại đây

Qatar lên tiếng về loạt tên lửa Iran phóng thẳng vào căn cứ Mỹ tại đây

VOV.VN - Iran vừa phóng loạt tên lửa vào căn cứ Mỹ đặt trên lãnh thổ Qatar. Phòng không Qatar đã đánh chặn số tên lửa này. Doha cũng phản đối hành động quân sự của Iran. Mặc dù vậy, nhiều thông tin xác nhận Iran đã thông tin trước cho Qatar về ý đồ tập kích.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao