111111

Phương Tây trước bước lùi hỗ trợ vũ khí giữa lúc Ukraine gia tăng phản công

VOV.VN - Các nước châu Âu như Đức, Italy và Anh đã cảnh báo trong nhiều tháng qua rằng kho vũ khí còn lại của họ sau khi hỗ trợ Ukraine chỉ đủ cầm cự trong 48 - 72 tiếng chiến đấu nếu một cuộc tấn công bất ngờ xảy ra.

Phương Tây cạn vũ khí hỗ trợ Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức Mỹ tiết lộ, các cơ sở sản xuất quốc phòng của nước này đang gặp khó khăn trong việc bù đắp hàng tỷ USD vũ khí được cung cấp cho Ukraine để chiến đấu với Nga.

Tổng thống Biden cũng đưa ra giải thích về việc cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine, theo đó thừa nhận cả Kiev và Washington đều đang cạn dần đạn pháo cỡ nòng 155mm.

"Đây là cuộc xung đột liên quan đến đạn dược. Họ sắp hết đạn, chúng tôi thì còn ít”, ông Biden nói. “Cuối cùng tôi đã chấp thuận lời đề nghị của Bộ Quốc phòng, tạm thời cho phép chuyển giao những loại đạn này cho Ukraine trong khi chúng tôi sản xuất thêm đạn cỡ nòng 155mm".

Những bình luận của Tổng thống Biden cũng được người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nhắc lại ngày 9/7. Theo ông Kirby, Ukraine đang "sử dụng đạn pháo với tốc độ cực nhanh khi bắn hàng nghìn quả đạn mỗi ngày".

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết: "Chúng tôi đang tăng cường sản xuất loại đạn pháo mà họ cần nhất nhưng tiến độ không như mong muốn. Vì thế, chúng tôi sẽ gửi thêm các loại đạn pháo bổ sung, trong đó có bom chùm để giúp bù đắp khoảng trống trong giai đoạn chúng tôi tăng cường sản xuất đạn pháo cỡ nòng 155mm”.

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Colin Kahl cũng đưa ra đánh giá tương tự ngày 7/6 khi nhận định với báo giới rằng, Washington đang tìm cách thu hẹp khoảng cách giữa mức độ tiêu hao đạn dược của Ukraine với việc sản xuất của Mỹ và châu Âu.

Các chính trị gia và nhà sản xuất vũ khí châu Âu cũng có chung cảm nhận với Mỹ trong những ngày gần đây. Theo các nhà sản xuất châu Âu, họ bị choáng ngợp trước các đơn đặt hàng và nguồn tiền đổ vào nhưng lại thiếu những đợt đặt hàng quốc phòng nhà nước được đảm bảo và các hình thức trợ giá mà họ muốn, trước khi mở rộng sản xuất - một quá trình sẽ mất từ 3 - 5 năm. Một số chính phủ vẫn chưa cam kết những hợp đồng dài hạn như vậy, đồng thời đặt câu hỏi, liệu việc mở rộng khả năng sản xuất quốc phòng có cần thiết trong tương lai hay không.

Ngành quốc phòng châu Âu cũng đối mặt với hàng loạt vấn đề khác từ thiếu lao động có tay nghề đến khan hiếm nguyên liệu, quan liêu và các ngân hàng không sẵn sàng cho các công ty vũ khí vay tiền do lo ngại điều đó ảnh hưởng đến chỉ số quản trị, xã hội và môi trường của họ.

Tại Đức, nền kinh tế công nghiệp lớn nhất châu Âu, Bộ Quốc phòng đã yêu cầu Quốc hội thông qua bất kỳ đơn đặt hàng nào có ngân sách khoảng 25 triệu euro, tương đương với chi phí sản xuất 7.500 quả đạn pháo 155mm. Trên thực tế, số lượng này đạn pháo này thậm chí không đủ để Ukraine sử dụng trong 1 ngày với mức độ giao tranh hiện nay.

Châu Âu được cho là có khả năng sản xuất khoảng 300.000 quá pháo cỡ nòng 155mm mỗi năm nhưng việc tăng sản xuất đã bị bóp nghẹt bởi cùng với các lý do ở trên là tình trạng thiếu nguyên liệu chất nổ. Tập đoàn quốc phòng Rheinmetall duy trì 2 địa điểm sản xuất và đang lên kế hoạch mở rộng thêm 2 cơ sở sản xuất khác, một ở Hungary và một ở Đức. Tuy nhiên, việc đàm phán về địa điểm sản xuất ở Đức được cho là đã sụp đổ do yêu cầu trợ giá của công ty này, một đề xuất mà Berlin không sẵn sàng đáp ứng. Người phát ngôn Rheinmetall cho biết, nếu "khả năng sản xuất chất nổ ở châu Âu không sớm mở rộng", khu vực này sẽ đối mặt với khoảng thời gian "rất khó khăn" để đáp ứng các nhu cầu.

Bước lùi sản xuất vũ khí

Mỹ và châu Âu có ngân sách quân sự bỏ xa nhiều đối thủ nhưng có một số nhân tố giải thích cho việc họ thiếu đạn dược và không thể mở rộng sản xuất. Theo Thiếu tướng Vallely, Chủ tịch Quỹ Stand Up America Foundation: "Như đã biết, khi Mỹ rời Afghanistan, chúng tôi đã bỏ lại 85 tỷ USD trang thiết bị, đạn dược, súng ống, xe tăng, trực thăng và pháo. 85 tỷ USD là con số lớn. Nó đủ để trang bị vũ khí cho một quốc gia trong nhiều năm". Thứ hai, ngành quốc phòng Mỹ "bán quá nhiều trang thiết bị cho các quốc gia khác - khoảng 50 quốc gia". Điều này tức là không phải tất cả nguồn lực đều tập trung vào một nhiệm vụ, chẳng hạn như cung cấp vũ khí cho Ukraine", ông Valley giải thích.

"Lý do thứ ba là trong số vũ khí chúng tôi cung cấp cho Ukraine bao gồm cả những thiết bị "được bố trí trước" ở châu Âu. Nhưng những nguồn lực này đang cạn dần. Vì thế, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ không thể theo kịp nhu cầu hiện nay. Chúng tôi không có khả năng sản xuất để theo kịp những gì sẽ được sử dụng và cần thiết trong tương lai. Điều tương tự cũng diễn ra với các nước châu Âu", quan chức cấp cao này cho hay, chỉ ra rằng nhiều vũ khí và trang thiết bị cung cấp cho Kiev trong hơn nửa năm qua đã bị phá hủy.

Ông Vallely cũng chỉ ra các nhân tố xã hội, kinh tế và chính trị ảnh hưởng đến sự thâm hụt này khi cho rằng nhiều nước NATO, đặc biệt là tại châu Âu "do dự" trong việc bơm vũ không có điểm dừng cho Ukraine.

"Thay vào đó, họ thực sự giảm dần việc sản xuất cũng như lượng vũ khí cung cấp cho Ukraine bởi họ muốn giữ lại nhiều thứ trong số đó, ít nhất là cho bản thân họ. Đó là tất cả lý do lý giải cho sự thiếu hụt này và xu hướng đó sẽ còn tiếp tục".

Các nước châu Âu như Đức, Italy và Anh đã cảnh báo trong nhiều tháng qua rằng kho vũ khí còn lại của họ sau khi hỗ trợ Ukraine chỉ đủ cầm cự trong 48 - 72 tiếng chiến đấu nếu một cuộc tấn công bất ngờ xảy ra. Tại Anh, các quan chức quốc phòng đã kín đáo phàn nàn về khoảng trống trong kho vũ khí sau các đợt vận chuyển cho Ukraine và sự ngần ngại của London trong việc tăng ngân sách quốc phòng.

Bất chấp những cuộc thảo luận giữa các thành viên NATO về ngân sách quốc phòng kỷ lục, ông Vallely cho rằng liên minh này khó có thể tăng cường đáng kể khả năng sản xuất trong những tháng và năm tới.

"Tôi không nghĩ họ muốn vậy. Các quốc gia sẽ tốn rất nhiều tiền để sản xuất các thiết bị này. Trong khi đó nền kinh tế Mỹ và châu Âu đang sụt giảm. Họ không thể in tiền như mình muốn nhưng vẫn phải sản xuất chúng và quá trình đó sẽ mất nhiều thời gian".

"20km địa ngục" và thế khó của Ukraine để phá vỡ phòng tuyến Nga

VOV.VN - Việc giành lại các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát là một quá trình diễn ra từ từ và đòi hỏi sự tính toán cẩn thận của Ukraine. Như một vị tướng đã về hưu của Mỹ chỉ ra, các lực lượng của Kiev cần xuyên qua "20km địa ngục" và đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt với những gì họ đang có trong tay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NATO có thể rút ngắn quy trình gia nhập cho Ukraine?
NATO có thể rút ngắn quy trình gia nhập cho Ukraine?

VOV.VN - Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho hay ông đã đề xuất các quốc gia thành viên “xóa bỏ yêu cầu về Kế hoạch Hành động Tư cách thành viên (MAP)” đối với Ukraine. Điều này sẽ thay đổi lộ trình gia nhập “từ quy trình hai bước thành quy trình một bước”.

NATO có thể rút ngắn quy trình gia nhập cho Ukraine?

NATO có thể rút ngắn quy trình gia nhập cho Ukraine?

VOV.VN - Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho hay ông đã đề xuất các quốc gia thành viên “xóa bỏ yêu cầu về Kế hoạch Hành động Tư cách thành viên (MAP)” đối với Ukraine. Điều này sẽ thay đổi lộ trình gia nhập “từ quy trình hai bước thành quy trình một bước”.

Đoàn xe tăng Ukraine trúng ổ phục kích của Nga, bốc cháy ngùn ngụt
Đoàn xe tăng Ukraine trúng ổ phục kích của Nga, bốc cháy ngùn ngụt

VOV.VN - Trang tin Avia.pro của Nga ngày 10/7 công bố video cho thấy một loạt xe tăng của Ukraine đã bị bốc cháy dữ dội sau khi bị trúng mìn và tên lửa của Nga. 

Đoàn xe tăng Ukraine trúng ổ phục kích của Nga, bốc cháy ngùn ngụt

Đoàn xe tăng Ukraine trúng ổ phục kích của Nga, bốc cháy ngùn ngụt

VOV.VN - Trang tin Avia.pro của Nga ngày 10/7 công bố video cho thấy một loạt xe tăng của Ukraine đã bị bốc cháy dữ dội sau khi bị trúng mìn và tên lửa của Nga. 

Đức mở nhà máy sản xuất xe tăng tại Ukraine
Đức mở nhà máy sản xuất xe tăng tại Ukraine

VOV.VN - Giám đốc điều hành Rheinmetall của Đức Armin Papperger cho biết, công ty này sẽ mở một nhà máy sản xuất xe tăng và xe bọc thép ở Ukraine trong vòng 12 tuần tới. Nhà sản xuất vũ khí của Đức tuyên bố có thể sản xuất 400 xe tăng mỗi năm tại cơ sở ở Ukraine.

Đức mở nhà máy sản xuất xe tăng tại Ukraine

Đức mở nhà máy sản xuất xe tăng tại Ukraine

VOV.VN - Giám đốc điều hành Rheinmetall của Đức Armin Papperger cho biết, công ty này sẽ mở một nhà máy sản xuất xe tăng và xe bọc thép ở Ukraine trong vòng 12 tuần tới. Nhà sản xuất vũ khí của Đức tuyên bố có thể sản xuất 400 xe tăng mỗi năm tại cơ sở ở Ukraine.

Nga giăng bẫy lửa, phá hủy hàng loạt thiết giáp và lựu pháo của Ukraine
Nga giăng bẫy lửa, phá hủy hàng loạt thiết giáp và lựu pháo của Ukraine

VOV.VN - Các lực lượng Nga tuyên bố đã phá hủy nhiều loại vũ khí khác nhau của Ukraine, trong khi Kiev cho biết các lực lượng nước này đã giao tranh dữ dội với đối phương trên nhiều hướng.

Nga giăng bẫy lửa, phá hủy hàng loạt thiết giáp và lựu pháo của Ukraine

Nga giăng bẫy lửa, phá hủy hàng loạt thiết giáp và lựu pháo của Ukraine

VOV.VN - Các lực lượng Nga tuyên bố đã phá hủy nhiều loại vũ khí khác nhau của Ukraine, trong khi Kiev cho biết các lực lượng nước này đã giao tranh dữ dội với đối phương trên nhiều hướng.

ISW: Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc phản công của Ukraine
ISW: Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc phản công của Ukraine

VOV.VN - Một bản đồ do Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) công bố cho thấy Nga thực sự nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực hơn Ukraine trong cuộc giao tranh hiện tại, bao gồm các khu vực chính như Donetsk, Mariupol và Kherson.

ISW: Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc phản công của Ukraine

ISW: Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc phản công của Ukraine

VOV.VN - Một bản đồ do Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) công bố cho thấy Nga thực sự nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực hơn Ukraine trong cuộc giao tranh hiện tại, bao gồm các khu vực chính như Donetsk, Mariupol và Kherson.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao