111111

Pháo Binh Nga: Từ át chủ bài trên chiến trường đến cơn ác mộng với Ukraine

VOV.VN - Pháo binh được coi là “át chủ bài” trong chiến thuật tấn công của Nga. Ưu thế của Nga trong lĩnh vực pháo binh đã cho phép nước này sử dụng chiến thuật tấn công dồn dập, pháo kích dữ dội các vị trí phòng thủ của Ukraine cho đến khi chúng bị phá hủy hoàn toàn.

Át chủ bài trên chiến trường

Mặc dù chịu khá nhiều thiệt hại do các cuộc tấn công của máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất mà Ukraine triển khai, vai trò của pháo binh trong chiến đấu không hề giảm sút. Trên thực tế, tầm quan trọng của chúng vẫn gia tăng. Pháo binh không chỉ thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực thông thường mà còn được tích hợp vào mạng lưới trinh sát-tấn công song song, thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu.

Nhờ tầm bắn, sức mạnh và khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, pháo binh vẫn là một yếu tố hỏa lực quan trọng. Việc sử dụng hiệu quả pháo binh là chìa khóa để vừa ngăn chặn vừa phá vỡ hàng phòng thủ của đối phương.

Giới phân tích cho rằng, việc tìm hiểu tình hình sản xuất pháo của Nga là điều cần thiết để đánh giá khả năng thực tế của nước này trong việc tăng cường hoặc ít nhất là duy trì tốc độ tấn công hiện tại trong trung hạn đến dài hạn, đây là một con bài mặc cả quan trọng đối với Moscow tại bàn đàm phán.

Nga sở hữu một trong những lực lượng pháo binh lớn nhất thế giới. Theo phân tích của Military Balance, Nga có khoảng 2.500 hệ thống pháo các loại đang hoạt động trước khi xung đột nổ ra. Hầu hết trong số này là các hệ thống pháo tự hành có khả năng cơ động cao (SPAS). Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) có trụ sở tại London cho biết, tính đến đầu năm 2024, Nga đã tăng số lượng hệ thống pháo binh triển khai ở mặt trận lên hơn 4.700.

Lực lượng Nga sử dụng nhiều đạn pháo hơn lực lượng Ukraine. Chẳng hạn trong chiến dịch tấn công vào đầu năm 2024, tỷ lệ này là khoảng 8:1. Khoảng cách này đã thu hẹp khi Ukraine đảm bảo được nguồn cung cấp đạn dược, nhưng lợi thế về hỏa lực pháo của Moscow vẫn rất đáng kể”.

Thế mạnh của Nga trong lĩnh vực pháo binh đã cho phép nước này pháo kích ồ ạt cứ điểm của Ukraine. Để hoạt động tấn công diễn ra hiệu quả, Nga dựa vào ba thành phần chính: hệ thống pháo tác chiến, nòng pháo dự phòng và đạn dược. Nga không chỉ có nguồn cung cấp đạn pháo ổn định từ trong nước – với năng lực sản xuất hơn 2 triệu viên đạn cỡ lớn mỗi năm, mà còn tiếp nhận từ các đối tác thân cận như Triều Tiên và Iran.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine cho rằng, Triều Tiên đã chuyển hơn 5 triệu viên đạn cỡ lớn cho Nga kể từ năm 2023. Điều này cho phép Moscow duy trì cường độ hỏa lực pháo binh cao ở Ukraine.

Moscow cũng tận dụng các hệ thống pháo và nòng từ kho dự trữ thời Chiến tranh Lạnh, cho phép họ cung cấp hàng nghìn khẩu lựu pháo cho các đơn vị đang chiến đấu bất chấp giao tranh diễn ra ác liệt ở tiền tuyến.

Đối với Ukraine, do thiếu đạn dược và các hệ thống pháo, lực lượng nước này buộc phải tập trung vào tác chiến phản pháo, tức là tìm mọi cách bắn hạ pháo binh Nga. Quân đội Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái trinh sát, radar phản pháo và hệ thống pháo theo tiêu chuẩn phương Tây, có tầm bắn và độ chính xác vượt trội so với các hệ thống pháo thời Liên Xô, giúp bù đắp cho sự thiếu hụt của họ.

Vào năm 2023, Ukraine bổ sung thêm máy bay không người lái FPV và máy bay bốn cánh quạt hạng nặng vào kho vũ khí phản pháo. Chúng nhanh chóng trở thành công cụ mới và hiệu quả để tấn công pháo binh đối phương.

Quân đội Nga ứng phó bằng cách tăng cường công sự và phân tán các vị trí pháo binh, cải thiện khả năng ngụy trang, trang bị thêm lớp bảo vệ cho hệ thống pháo, lắp đặt lưới chống máy bay không người lái. Tuy nhiên, hiệu quả của các giải pháp này không cao.

Khi tổn thất về hệ thống pháo tự hành gia tăng, quân đội Nga chuyển sang sử dụng pháo kéo. Các hệ thống pháo kéo ít bị trinh sát của đối phương phát hiện, dễ sản xuất hơn và đã chứng tỏ hiệu quả trong giao tranh.

Theo dữ liệu tình báo nguồn mở (OSINT), Nga mất khoảng 1.500 hệ thống pháo. Để bù đắp tổn thất trên chiến trường, Nga đã tận dụng triệt để các kho dự trữ từ thời Chiến tranh Lạnh, nâng cấp các hệ thống pháo cũ hoặc tháo dỡ chúng để lấy phụ tùng thay thế.

Nga tăng cường sản xuất các hệ thống pháo

Năm 2024, ông Sergei Chemezov – người đứng đầu tập đoàn quốc phòng Nga Rostec, tuyên bố việc sản xuất và tân trang pháo tự hành ở Nga đã tăng gấp 10 lần, còn pháo kéo tăng gấp 14 lần kể từ năm 2022.

Điểm nghẽn chính trong sản xuất các hệ thống pháo mới là nòng pháo. Chúng đòi hỏi những loại máy móc hạng nặng có độ chính xác cao. Việc thiết lập dây chuyền sản xuất hàng loạt như vậy không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Theo ước tính sơ bộ của Viện Kiel, Nga đã sản xuất hàng chục hệ thống pháo mới mỗi quý vào năm 2023, đạt sản lượng lần lượt là 100 và 112 hệ thống vào quý đầu tiên và quý thứ hai năm 2024. RUSI ước tính sản lượng nòng pháo của Nga có thể đạt "hàng trăm" mỗi năm. Nhưng điều này không đủ bù đắp cho tổn thất và tình trạng cạn kiệt nhanh chóng nòng pháo trên chiến trường.

Tuổi thọ của nòng pháo phụ thuộc vào một số yếu tố: cường độ bắn, chất lượng bảo dưỡng, tình trạng đạn dược và tính chuyên nghiệp của kíp lái. Ví dụ, các hệ thống pháo 122mm như D-30 hoặc 2S1 Gvozdika chỉ bắn tối đa khoảng 30.000 viên đạn, trong khi lựu pháo 152mm như MSTA-S chỉ có thể bắn được vài nghìn viên đạn. Hệ thống pháo tự hành 2S7 Pion 203mm bắn được 500 viên đạn.

Việc sử dụng pháo binh cường độ cao khiến nòng pháo nhanh bị mòn, làm giảm độ chính xác khi bắn, làm giảm hiệu quả của hệ thống và thậm chí làm tăng nguy cơ phát nổ bên trong nòng pháo.

Theo các chuyên gia quân sự, quân đội Ukraine cũng gặp phải những vấn đề tương tự như Nga, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Khác với Moscow, Kiev không có nguồn dự trữ lớn từ thời Liên Xô và phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp đạn pháo bên ngoài. Điều này dẫn đến bất lợi dai dẳng về năng lực pháo binh của Ukraine.

Kể từ năm 2022, Ukraine đã phát triển một dây chuyền sản xuất mạnh mẽ và có thể mở rộng quy mô sản xuất pháo tự hành Bohdana.  Ngoài ra Kiev cũng nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ nhiều công ty nước ngoài. Chẳng hạn, Pháp cung cấp 90% sản lượng nòng pháo của họ cho Ukraine. Hơn nữa, pháo tầm xa của Ukraine, đặc biệt là các hệ thống do phương Tây cung cấp, thường có chất lượng vượt trội hơn so với các hệ thống pháo từ thời Liên Xô.

Tuy vậy, Ukraine khó có khả năng đạt được thế cân bằng với Nga về mặt pháo binh bởi điều này này phụ thuộc chủ yếu vào sự hỗ trợ của phương Tây. Một khi viện trợ của phương Tây suy giảm, Kiev sẽ phải tự tìm cách vá lổ hổng lớn về mặt đạn pháo và điều này không hề dễ dàng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bí ẩn tên lửa tầm xa nhất châu Âu và khả năng hỗ trợ Ukraine
Bí ẩn tên lửa tầm xa nhất châu Âu và khả năng hỗ trợ Ukraine

VOV.VN - Sau khi Thủ tướng Đức Friedrich Merz tuyên bố các đồng minh phương Tây chủ chốt không còn áp đặt bất cứ hạn chế nào về vũ khí tầm xa với Ukraine, mọi sự chú ý đã chuyển sang tầm bắn của các loại vũ khí do phương Tây cung cấp.

Bí ẩn tên lửa tầm xa nhất châu Âu và khả năng hỗ trợ Ukraine

Bí ẩn tên lửa tầm xa nhất châu Âu và khả năng hỗ trợ Ukraine

VOV.VN - Sau khi Thủ tướng Đức Friedrich Merz tuyên bố các đồng minh phương Tây chủ chốt không còn áp đặt bất cứ hạn chế nào về vũ khí tầm xa với Ukraine, mọi sự chú ý đã chuyển sang tầm bắn của các loại vũ khí do phương Tây cung cấp.

Phản ứng của Nga sau khi phương Tây dỡ bỏ hạn chế vũ khí với Ukraine
Phản ứng của Nga sau khi phương Tây dỡ bỏ hạn chế vũ khí với Ukraine

VOV.VN - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 26/5 cho biết, quyết định của phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa đi ngược lại với những nỗ lực của Nga hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.

Phản ứng của Nga sau khi phương Tây dỡ bỏ hạn chế vũ khí với Ukraine

Phản ứng của Nga sau khi phương Tây dỡ bỏ hạn chế vũ khí với Ukraine

VOV.VN - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 26/5 cho biết, quyết định của phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa đi ngược lại với những nỗ lực của Nga hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.

Nga lộ kế hoạch đánh lớn hàng loạt điểm nóng ở Ukraine, vì sao Mỹ im lặng?
Nga lộ kế hoạch đánh lớn hàng loạt điểm nóng ở Ukraine, vì sao Mỹ im lặng?

VOV.VN - Một số nguồn tin trong Lực lượng Phòng vệ Ukraine cho rằng, Moscow đã đặt ra các ưu tiên cho chiến dịch tấn công mùa hè và mùa thu và không có kế hoạch giảm cường độ tấn công.

Nga lộ kế hoạch đánh lớn hàng loạt điểm nóng ở Ukraine, vì sao Mỹ im lặng?

Nga lộ kế hoạch đánh lớn hàng loạt điểm nóng ở Ukraine, vì sao Mỹ im lặng?

VOV.VN - Một số nguồn tin trong Lực lượng Phòng vệ Ukraine cho rằng, Moscow đã đặt ra các ưu tiên cho chiến dịch tấn công mùa hè và mùa thu và không có kế hoạch giảm cường độ tấn công.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao