111111

Ông Biden sẽ gặp trở ngại lớn trong tiến trình chấm dứt “kỷ nguyên Trump”?

VOV.VN - Đưa nước Mỹ vượt qua giai đoạn đầy sóng gió sẽ trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ông Biden khi chuẩn bị lên nắm quyền vào ngày 20/1 tới.

Bài toán chấm dứt “kỷ nguyên Trump”

Sau vụ bạo loạn tại trụ sở tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1 khiến các nhà lập pháp phải sơ tán đến một địa điểm bí mật để đảm bảo an toàn, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã tổ chức cuộc họp báo tại trụ sở chuyển giao quyền lực ở Wilmington, bang Delaware, lên án vụ việc này.

“Cả khán phòng trở nên tĩnh lặng”, thượng nghị sỹ Dân chủ Amy Klobuchar, bang Minnesota cho biết, khi nhớ lại giây phút các nhà lập pháp lắng nghe bài phát biểu của ông Biden trên truyền hình lên án vụ bạo lực và kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh.

Thái độ tôn trọng của các nhà lập pháp đối với ông Biden tại một trong những thời điểm đen tối nhất của nước Mỹ đã khiến thượng nghị sỹ Amy Klobuchar hy vọng rằng tân tổng thống sẽ có cơ hội để dẫn dắt đất nước vượt qua giai đoạn đầy sóng gió trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

Việc đưa nước Mỹ ra khỏi “kỷ nguyên Trump” sẽ nhanh chóng trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ông Biden khi ông chuẩn bị lên nắm quyền vào ngày 20/1 tới. Đó sẽ là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hỏi tân tổng thống của nước Mỹ phải có hướng xử lý phù hợp, để cân bằng giữa lợi ích và yêu cầu của các phe phái.

Theo giới phân tích, bất cứ sai sót nào cũng có thể làm gia tăng sự bất ổn trong lòng một đất nước đang có nhiều chia rẽ, và xa hơn là khiến Biden khó giành được sự ủng hộ nhanh chóng của Quốc hội trước việc đề cử các vị trí trong nội các, cùng những ưu tiên khác như dự luật ứng phó với dịch Covid-19.

Tổng thống đắc cử Joe Biden, về cơ bản, đã dẫn dắt chiến dịch tranh cử của ông theo đường lối hoàn toàn đối lập với ông Trump, cam kết “khôi phục” linh hồn của nước Mỹ. Joe Biden từng cho biết, ông quyết tâm tìm kiếm cơ hội bước vào Nhà Trắng khi nghe ông Trump nói rằng có “những người rất tốt ở cả hai bên”, sau cuộc biểu tình của nhóm người da trắng thượng đẳng tại Charlottesville, bang Virginia vào năm 2017. Ông Joe Biden đánh giá thấp phản ứng của ông Trump đối với sự chia rẽ chủng tộc trong nước và chỉ trích đối thủ trong cuộc tranh luận tổng thống năm 2020 rằng: “Đây là vị tổng thống đã sử dụng mọi thứ nhằm cố gắng tạo ra hận thù sắc tộc".

Đã có những cuộc tranh luận về việc làm thể nào để chấm dứt “kỷ nguyên Trump”. Nhiều thành viên đảng Dân chủ nói rằng, cách tốt nhất giúp ông Joe Biden đoàn kết đất nước, hàn gắn chia rẽ và khôi phục niềm tin vào chính phủ là tạo ra hiệu quả thiết thực khi giải quyết những vấn đề quan trọng đối với người dân Mỹ, trong đó có dịch Covid-19 và khôi phục nền kinh tế.

Thượng nghị sỹ Amy Klobuchar nhấn mạnh: “Chúng ta cần đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 và cần phải đưa nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở lại như trước. Đây sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ông Biden”.

Còn Steve Israel, một cựu nghị sĩ Đảng Dân chủ tại bang New York nhận xét, khi các nhà lập pháp cảm thấy “mọi thứ đang đi quá xa, họ sẽ muốn lùi lại một vài bước. Tôi nghĩ có rất nhiều thành viên đảng Cộng hòa muốn lùi lại vài bước và hướng về phe ôn hòa”. Song ông Steve Israel nhấn mạnh, nếu Joe Biden muốn chấm dứt “kỷ nguyên Trump”, ông ấy sẽ phải tiến bước rất nhanh để chứng tỏ rằng mọi hành động mang tính lưỡng đảng đều có thể thực hiện được.

Quyết định khôn ngoan của ông Biden

Khi lên nắm quyền ông Biden sẽ phải điều hướng một số lượng lớn cuộc điều tra đang diễn ra liên quan đến cáo buộc Tổng thống Trump “kích động người biểu tình” trong vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội và gây sức ép với quan chức các bang nhằm lật ngược kết quả bầu cử.  

Tuy vậy, ông Joe Biden nhiều lần tuyên bố rằng, Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời ông sẽ là một cơ quan hoàn toàn độc lập và ông sẽ không can thiệp vào bất cứ cuộc điều tra nào đối với người tiền nhiệm của ông. Đây chính xác là điều mà đảng Dân chủ mong muốn ông sẽ làm.

Mặc dù các thành viên đảng Dân chủ nhấn mạnh rằng, họ muốn ông Biden tập trung vào các vấn đề ưu tiên của chính quyền thay vì các cuộc điều tra người tiền nhiệm, song đảng này cũng nhấn mạnh cần phải xử lý một cách có hệ thống trước những hành vi đối xử bất công của cảnh sát.

Nhiều người lưu ý phản ứng của cảnh sát đối với các cuộc biểu tình có đông người da trắng, chẳng hạn như cuộc biểu tình tại Quốc hội Mỹ, có phần kiềm chế hơn so với một số cuộc biểu tình có đông người da màu từng xảy ra trước đây. Cho đến thời điểm hiện tại, ít nhất 90 người đã bị bắt giữ sau cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội, với các tội danh khác nhau, từ vi phạm lệnh giới nghiêm đến hành hung cảnh sát, sở hữu vũ khí trái phép và đe dọa sát hại Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Lần gần đây nhất, nước Mỹ phải đối mặt với câu hỏi tân tổng thống sẽ phản ứng như thế nào với những hành động mà người tiền nhiệm đã thực hiện là vào năm 1974. Ở thời điểm đó, Tổng thống Gerald Ford  lên nắm quyền thay cho người tiền nhiệm của ông là Richard Nixon đã từ chức sau khi xảy ra vụ đột nhập và ăn cắp tài liệu từ trụ sở của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ ở khu nhà Watergate (Washington D.C.).

Ông Gerald Ford đã ân xá cho ông Nixon. Dù quyết định này gây mất lòng nhiều người nhưng lại được xem là bước đi quan trọng giúp hàn gắn đất nước.

Mark Updegrove, một nhà sử học về tổng thống và chủ tịch Quỹ LBJ Foundation ở Austin, Texas nhận xét, do mức độ nghiêm trọng của các hành động mà ông Trump thực hiện và sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ lớn hơn so với thời kỳ của cựu Tổng thống Nixon, sẽ là một quyết định khôn ngoan cho ông Biden khi đứng ngoài các cuộc điều tra đối với người tiền nhiệm.

“Ông Biden sẽ phải rất thận trọng khi xử lý các vấn đề liên quan đến người tiền nhiệm. Tôi nghĩ sẽ hợp lý hơn để giao vấn đề này cho Quốc hội và tư pháp”, Mark Updegrove nói.

Thượng nghị sỹ Dân chủ Amy Klobuchar sẽ dẫn đầu cuộc điều tra lưỡng đảng về vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ. Song bà cho biết, Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan quyết định những hành động nào sẽ được thực hiện.

Hiện tại, ông Biden dường như bằng lòng với việc để Quốc hội xem xét và ra quyết định về số phận của ông Trump sau vụ bạo loạn. “Vấn đề này nên để Quốc hội quyết định. Cả bản thân tôi và các thành viên trong Quốc hội sẽ phải thực hiện các công việc một cách nhanh chóng. Khi tôi và bà Kamala Harris nhậm chức, chúng tôi sẽ ngay lập tức ban hành các dự luật để đối phó với dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế”, ông Biden nói.

Hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa là Lisa Murkowski, bang Alaska và Patrick Toomey, bang Pennsylvania, đã kêu gọi ông Trump từ chức. Trong khi đó, phe Dân chủ tại Hạ viện đang nhanh chóng đưa ra các điều khoản luận tội và dự kiến sẽ tiến hành bỏ phiếu trong ngày 12/1. Bước đi này sẽ tạo cho các nhà lập pháp tại Hạ viện có cơ sở vững chắc để chính thức lên án Tổng thống Trump. Tuy vậy, phiên xét xử tại Thượng viện có thể bị trì hoãn cho đến khi ông Biden giải quyết ổn thỏa các ưu tiên khác trong 100 ngày đầu tiên nắm quyền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thượng viện Mỹ trước bước ngoặt quyết định, Trump và Biden dồn sức vận động cho đồng minh
Thượng viện Mỹ trước bước ngoặt quyết định, Trump và Biden dồn sức vận động cho đồng minh

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống đắc cử Joe Biden đang nỗ lực vận động sự ủng hộ để mang lại lợi thế cho các đồng minh của họ trong cuộc bầu cử Thượng viện bổ sung tại Georgia.

Thượng viện Mỹ trước bước ngoặt quyết định, Trump và Biden dồn sức vận động cho đồng minh

Thượng viện Mỹ trước bước ngoặt quyết định, Trump và Biden dồn sức vận động cho đồng minh

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống đắc cử Joe Biden đang nỗ lực vận động sự ủng hộ để mang lại lợi thế cho các đồng minh của họ trong cuộc bầu cử Thượng viện bổ sung tại Georgia.

Tỷ lệ ủng hộ ông Biden cao hơn mức kỷ lục của ông Trump
Tỷ lệ ủng hộ ông Biden cao hơn mức kỷ lục của ông Trump

VOV.VN - Tổng thống đắc cử Biden nhận được tỷ lệ ủng hộ 55%, vượt mức cao nhất mà Trump từng đạt được trong nhiệm kỳ là 49%, theo Gallup.

Tỷ lệ ủng hộ ông Biden cao hơn mức kỷ lục của ông Trump

Tỷ lệ ủng hộ ông Biden cao hơn mức kỷ lục của ông Trump

VOV.VN - Tổng thống đắc cử Biden nhận được tỷ lệ ủng hộ 55%, vượt mức cao nhất mà Trump từng đạt được trong nhiệm kỳ là 49%, theo Gallup.

Trump “trói tay” Biden, quyết định hình chính sách ngoại giao tương lai của Mỹ
Trump “trói tay” Biden, quyết định hình chính sách ngoại giao tương lai của Mỹ

VOV.VN - Một số nhà quan sát lo ngại, Tổng thống Trump sẽ sử dụng các đặc quyền của ông để “trói tay” ông Biden trong các phương án ngoại giao và định hình triển vọng quốc tế của Mỹ trong nhiều tháng cũng như nhiều năm tới.

Trump “trói tay” Biden, quyết định hình chính sách ngoại giao tương lai của Mỹ

Trump “trói tay” Biden, quyết định hình chính sách ngoại giao tương lai của Mỹ

VOV.VN - Một số nhà quan sát lo ngại, Tổng thống Trump sẽ sử dụng các đặc quyền của ông để “trói tay” ông Biden trong các phương án ngoại giao và định hình triển vọng quốc tế của Mỹ trong nhiều tháng cũng như nhiều năm tới.

Biden chiến thắng Trump nhưng khó vượt ải Mitch McConnell
Biden chiến thắng Trump nhưng khó vượt ải Mitch McConnell

VOV.VN - Cán cân quyền lực tại Washington giai đoạn hậu bầu cử dự kiến sẽ tập trung vào hai người đàn ông gần ở ngưỡng tuổi 80 là Joe Biden và lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện McConnell.

Biden chiến thắng Trump nhưng khó vượt ải Mitch McConnell

Biden chiến thắng Trump nhưng khó vượt ải Mitch McConnell

VOV.VN - Cán cân quyền lực tại Washington giai đoạn hậu bầu cử dự kiến sẽ tập trung vào hai người đàn ông gần ở ngưỡng tuổi 80 là Joe Biden và lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện McConnell.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao