111111

“Niên giám Quân sự 2025” tiết lộ gì về định hướng chiến lược của Nga?

VOV.VN - “Niên giám Quân sự 2025” của Nga hé lộ cách Moscow đánh giá tình hình thế giới trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Cuốn sách không chỉ phản ánh các ưu tiên chiến lược mà còn phác họa tham vọng định vị lại vai trò của Nga trên bản đồ toàn cầu.

“Niên giám Quân sự 2025” là một tài liệu chiến lược nội bộ dành riêng cho các tướng lĩnh, quan chức an ninh và lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Được phát hành hàng năm trong phạm vi giới hạn, tài liệu đem lại cái nhìn về tư duy, ưu tiên và định hướng chiến lược của Moscow trong bối cảnh chiến sự đang diễn ra và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.

Niên giám Quân sự 2025 cho thấy cách giới lãnh đạo quân sự Nga đánh giá về tình hình thế giới hiện nay và vai trò của nước này trong trật tự quốc tế đang chuyển biến mạnh mẽ.

Nga nhìn nhận thế nào về chiến lược của Mỹ?

“Môi trường quốc tế hiện nay đang chứng kiến sự leo thang căng thẳng sắc nét giữa gần như tất cả các tác nhân. Gần như mọi quốc gia đã chọn phe trong cuộc xung đột giữa ‘Phương Tây tập thể’ và các trung tâm quyền lực mới nổi”, Tiến sĩ Alexei Podberezkin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Quân sự tại Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO) nhận định trong Niên giám Quân sự 2025.

Niên giám cho rằng Mỹ xác định Nga là đối thủ chiến lược hàng đầu và các chính sách của Washington trong vài năm gần đây đều xoay quanh mục tiêu làm suy yếu và cô lập Moscow. Trước hết, Mỹ tiếp tục tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế, hướng vào các ngành then chốt của Nga như năng lượng, tài chính, công nghệ cao và quốc phòng. Các lệnh cấm vận không chỉ nhằm mục đích làm giảm năng lực quân sự mà còn nhằm phá vỡ nền kinh tế quốc gia, kéo dài và làm giảm sức mạnh tổng thể của Nga.

Về quân sự, Mỹ, cùng với NATO, gia tăng hiện diện và tập trận gần biên giới Nga, mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa và nâng cấp hạ tầng hậu cần, nhằm chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm năng. Đặc biệt, việc duy trì và phát triển các liên minh quân sự với các nước Đông Âu tạo thành một vòng vây an ninh chặt chẽ xung quanh Nga.

Niên giám cũng cảnh báo rằng Mỹ không chỉ coi Nga là đối thủ ở châu Âu mà còn là thách thức lớn tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việc Washington tăng cường liên minh với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia là một phần trong chiến lược toàn cầu nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Moscow.

NATO từng bước khôi phục thế trận Chiến tranh Lạnh

Cuộc xung đột ở Ukraine đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp NATO tái cấu trúc và củng cố năng lực. Trong Niên giám Quân sự 2025, Giáo sư Anatoly Letiago, thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga, cho rằng, ưu tiên của NATO trong những năm tới sẽ không chỉ là mở rộng chính thức, mà còn là cái ông gọi là “lai ghép” – tức là tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia không phải là thành viên, cũng như các đối tác khu vực.

Theo ông, NATO có thể ký các thỏa thuận an ninh riêng biệt với các quốc gia ngoài liên minh, giống như các quan hệ đối tác gần đây với Australia, Áo, Ireland, New Zealand và Thụy Sĩ, từ đó mở rộng mạng lưới chiến lược mà không cần mở rộng chính thức thông qua quy trình kết nạp thành viên mới.

Ông Letiago đặc biệt nhấn mạnh vào việc thiết lập “khu vực Schengen quân sự”, cho phép liên minh triển khai nhanh lực lượng qua biên giới ở châu Âu, đặc biệt về phía Đông của NATO.

Các cuộc tập trận đa quốc gia quy mô lớn, như Steadfast Defender 2024 với sự tham gia của 90.000 quân từ 31 quốc gia, không chỉ nhằm thử nghiệm khả năng chiến đấu mà còn là thông điệp cảnh báo đối với Nga.

NATO đang từng bước khôi phục thế trận Chiến tranh Lạnh thông qua việc tăng chi tiêu quốc phòng, cải tổ hệ thống chỉ huy và đầu tư vào các loại vũ khí tấn công tiên tiến như tên lửa tầm trung, vũ khí siêu thanh và hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại. Điều này cho thấy liên minh không còn chỉ tập trung vào phòng thủ mà đang dịch chuyển sang tư duy tấn công chiến lược nhằm tạo thế cân bằng với Nga.

Bắc Cực trở thành mặt trận chiến lược mới

Bắc Cực đang trở thành một mặt trận chiến lược mới quan trọng. Với sự biến đổi khí hậu, tuyến đường biển phía Bắc trở nên thông thương dễ dàng hơn, mở ra cơ hội khai thác tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu khí, khoáng sản và nguồn nước sạch.

Theo Tiến sĩ Alexei Fenenko, giáo sư chính trị thế giới tại Đại học Quốc gia Moscow, Bắc Cực đang trở thành điểm nóng trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Nga và Mỹ. Sự quan tâm của Washington đối với Bắc Cực bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, khi chính quyền Tổng thống William McKinley xây dựng Chiến lược Bắc Cực vĩ đại. Từ đó đến nay, Mỹ luôn coi khu vực này là một chiến trường quân sự trọng yếu tiềm tàng để tiến hành các hoạt động chống Nga.

Nga từ lâu coi Bắc Cực là khu vực sống còn đối với an ninh quốc gia và sự phát triển kinh tế tương lai. Vì thế Moscow đã đầu tư mạnh vào hạ tầng quân sự và dân sự tại vùng này, xây dựng các căn cứ, cảng biển, và phát triển lực lượng hải quân để bảo vệ quyền lợi quốc gia.

Moscow coi việc bảo vệ Bắc Cực không chỉ là mục tiêu địa chính trị mà còn là biểu tượng cho quyền lực quốc gia và chủ quyền quốc gia trên trường quốc tế. Vì vậy, bất kỳ hành động “khiêu khích” nào đều được đáp trả quyết liệt nhằm giữ vững vị thế của Nga trong khu vực.

Nhân vật trung tâm trong chiến lược hiện đại hóa quân đội Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Andrey Belousov là nhân vật trung tâm của chiến lược hiện đại hóa quân đội Nga. Ông Belousov được bổ nhiệm vào thời điểm Nga cần tái cấu trúc quân đội nhanh chóng.

Là một nhân vật dân sự có nền tảng về hoạch định kinh tế và tư vấn chính phủ, ông không có bất kỳ kinh nghiệm quân sự nào, nhưng được trao một nhiệm vụ rõ ràng là hiện đại hóa quân đội.

Trước những thách thức ngày càng gia tăng trong thời kỳ xung đột, ông Belusov đặt mục tiêu xây dựng một mô hình quản trị quốc phòng chú trọng hiệu quả, sáng tạo và cải cách nguồn nhân lực.

Không chỉ tập trung vào cải tiến vũ khí, ông còn đặt tham vọng biến quốc phòng thành “động lực phát triển công nghệ và kinh tế”. Ông thúc đẩy việc thiết lập các trung tâm nghiên cứu phát triển vũ khí và công nghệ hiện đại tích hợp giữa các viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước và các startup công nghệ.

Một trong những ưu tiên hàng đầu của ông là tăng tốc chuyển đổi số trong quân đội, áp dụng trí tuệ nhân tạo, robot tự hành, và các giải pháp công nghệ cao để nâng cao khả năng chiến đấu và giảm tổn thất nhân lực trong chiến tranh.

Ông Belousov cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư đào tạo, nâng cao năng lực chỉ huy và tác chiến trong điều kiện chiến tranh hiện đại, đồng thời đề xuất tăng ngân sách quốc phòng lên mức tương xứng với yêu cầu chiến lược mới.

Đưa quốc phòng trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng quốc gia

Trong bối cảnh chịu sức ép từ cuộc chiến và các biện pháp trừng phạt quốc tế, ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn thể hiện sự mở rộng và thích ứng mạnh mẽ. Niên giám cho biết, sản lượng sản xuất vũ khí các loại tăng đáng kể, đặc biệt là xe tăng chiến đấu, đạn pháo, súng bộ binh và hệ thống UAV – các loại khí tài có vai trò quyết định trong xung đột ở Ukraine.

Sự thích ứng thể hiện ở khả năng ứng dụng nhanh các bài học chiến trường vào thiết kế, cho phép đưa các mẫu vũ khí mới vào sản xuất hàng loạt chỉ trong vòng vài tháng. Đây là bước tiến vượt bậc so với chu kỳ phát triển vũ khí truyền thống kéo dài nhiều năm.

Không chỉ mở rộng sản xuất quân sự, các doanh nghiệp quốc phòng còn đa dạng hóa sang lĩnh vực dân sự như công nghiệp cơ khí chính xác, công nghệ in 3D và thiết bị y tế. Điều này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm sự lệ thuộc vào các nguồn cung ứng nước ngoài.

“Không phải các lệnh trừng phạt phương Tây mà chính các quyết định trong nước mới quyết định động lực sản xuất của ngành quốc phòng Nga. Ngày nay, ngành công nghiệp quốc phòng không chỉ gánh vác trách nhiệm ngày càng lớn mà còn hỗ trợ các ngành kinh tế khác. Trong tương lai, ngành này sẽ hoàn thành các nhiệm vụ mà đất nước đặt ra”, ông Nikita Kirillov, Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới đánh giá.

Niên giám nhấn mạnh chủ quyền công nghệ là mục tiêu trọng tâm, khi Nga triển khai nhiều dự án lớn nhằm thay thế nhập khẩu và phát triển công nghệ lõi. Việc đầu tư hàng trăm tỷ ruble cho các dự án công nghiệp quốc phòng được coi là nền tảng cho sự phát triển bền vững lâu dài của cả nền kinh tế.

Nga định vị lại vai trò trên trường quốc tế

Dù Niên giám đề cập tới nhiều lĩnh vực đa dạng – từ hệ thống vũ khí, công nghệ chiến trường, học thuyết chiến lược đến hợp tác quốc tế – thông điệp xuyên suốt là Nga đang có cái nhìn sắc nét và chủ động hơn về vị thế của mình trên bản đồ toàn cầu.

Ba năm qua, trong bối cảnh xung đột, trừng phạt và đối đầu gia tăng với phương Tây, Moscow đã không ngừng điều chỉnh nhận thức về mối đe dọa toàn cầu và vị trí trong trật tự quốc tế đa cực. Thay vì chỉ là bên thích nghi với luật chơi của người khác, Nga giờ đây tự khẳng định mình là người định luật chơi.

Nơi nhiều người nhìn thấy bất ổn và rủi ro, các chiến lược gia Nga lại thấy cơ hội để tăng cường quyền lực và ảnh hưởng. Tổng thể Niên giám quân sự 2025 của Nga không phải là phản ứng phòng vệ, mà cho thấy sự tự tin dựa trên nền tảng vững chắc về tầm nhìn chiến lược, công cụ thể chế và nền công nghiệp quốc phòng đủ mạnh để hành động quyết đoán.

Chiến lược này cho thấy Nga đang chuẩn bị cho một thế giới đa cực, với vị thế cường quốc quân sự và chính trị ngày càng được củng cố, đồng thời sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thách thức nào từ bên ngoài.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nga tung chiến lược 2 mũi nhọn, Ukraine đáp trả bằng “tường thành UAV”
Nga tung chiến lược 2 mũi nhọn, Ukraine đáp trả bằng “tường thành UAV”

VOV.VN - Nga đang theo đuổi một chiến lược hai mũi nhọn nhằm buộc Ukraine phải chấp nhận thất bại. Tuy vậy, Kiev đã đáp trả bằng cách dựng "tường thành" UAV.

Nga tung chiến lược 2 mũi nhọn, Ukraine đáp trả bằng “tường thành UAV”

Nga tung chiến lược 2 mũi nhọn, Ukraine đáp trả bằng “tường thành UAV”

VOV.VN - Nga đang theo đuổi một chiến lược hai mũi nhọn nhằm buộc Ukraine phải chấp nhận thất bại. Tuy vậy, Kiev đã đáp trả bằng cách dựng "tường thành" UAV.

12 binh sĩ Nga nhận thưởng gần 200.000 USD vì bắn hạ tiêm kích F-16
12 binh sĩ Nga nhận thưởng gần 200.000 USD vì bắn hạ tiêm kích F-16

VOV.VN - 12 quân nhân Nga vừa được trao thưởng gần 200.000 USD sau khi tham gia bắn hạ chiếc tiêm kích F-16 đầu tiên của Ukraine tại khu vực "chiến dịch quân sự đặc biệt".

12 binh sĩ Nga nhận thưởng gần 200.000 USD vì bắn hạ tiêm kích F-16

12 binh sĩ Nga nhận thưởng gần 200.000 USD vì bắn hạ tiêm kích F-16

VOV.VN - 12 quân nhân Nga vừa được trao thưởng gần 200.000 USD sau khi tham gia bắn hạ chiếc tiêm kích F-16 đầu tiên của Ukraine tại khu vực "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Ông Trump có thể chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong vòng hai tuần hay không?
Ông Trump có thể chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong vòng hai tuần hay không?

VOV.VN - Khoảng thời gian “hai tuần” dường như đã trở thành đáp án ưa thích của ông Trump cho các câu hỏi liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, trong bối cảnh tiến trình hòa đàm vẫn tắc nghẽn, rất có thể hai bên tham chiến sẽ cần nhiều hơn 2 tuần để đưa ra câu trả lời cho hòa bình.

Ông Trump có thể chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong vòng hai tuần hay không?

Ông Trump có thể chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong vòng hai tuần hay không?

VOV.VN - Khoảng thời gian “hai tuần” dường như đã trở thành đáp án ưa thích của ông Trump cho các câu hỏi liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, trong bối cảnh tiến trình hòa đàm vẫn tắc nghẽn, rất có thể hai bên tham chiến sẽ cần nhiều hơn 2 tuần để đưa ra câu trả lời cho hòa bình.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao