111111

Không kích Iran là một phần trong chiến lược đàm phán của Tổng thống Trump?

VOV.VN - Trong bối cảnh đàm phán hạt nhân Iran rơi vào bế tắc, tổng thống Mỹ Donald Trump đã lựa chọn phương án cứng rắn, triển khai chiến dịch "Búa đêm" không kích chính xác vào các cơ sở hạt nhân trọng yếu của Iran. Tuy nhiên trái với lo ngại về xung đột toàn diện, Nhà Trắng khẳng định hành động này là một phần trong chiến lược nhằm đưa Iran trở lại bàn đàm phán.

Trước sự bế tắc trong đàm phán hạt nhân với Iran và việc Tehran từ chối đối thoại trực tiếp, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lựa chọn biện pháp ngoại giao cưỡng chế. Thay vì từ bỏ đối thoại, chính quyền Trump tái định hình tiến trình đàm phán bằng những đòn tấn công quân sự có giới hạn, nhằm đặt lại các điều kiện trao đổi và áp đặt cái giá cho sự trì hoãn từ phía Iran.

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi lên án cuộc không kích của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân quan trọng của Iran là “sự phản bội ngoại giao”, ông cho rằng điều này đã khép lại mọi cơ hội đàm phán trong tương lai. Tuy nhiên, theo quan điểm của Tổng thống Trump, chiến dịch không kích lại chính là một phần trong tiến trình đàm phán. Các đòn tấn công chính xác nhằm vào cơ sở hạt nhân của Iran, kèm theo lời mời đối thoại công khai từ Washington cho thấy cách sử dụng sức mạnh có tính toán của tổng thống Donald Trump nhằm phá vỡ thế bế tắc ngoại giao.

Chiến dịch “Búa đêm” – Ngoại giao cưỡng chế kiểu Mỹ

Chiến dịch không kích mang tên “Búa đêm” được xem là một ví dụ điển hình của ngoại giao cưỡng chế. Khác với các chiến dịch quân sự thông thường ở tính chất giới hạn, có sự cảnh báo trước, chiến dịch “Búa đêm” tập trung vào một vấn đề cụ thể trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao, đồng thời luôn để ngỏ lối thoát nhằm giảm leo thang căng thẳng giữa các nước. Có thể nói, chiến dịch “Búa đêm” là một nhân tố quan trọng giữa sức mạnh quân sự và ngoại giao.

Chiến lược này nằm ở ranh giới giữa chiến tranh và ngoại giao, kết hợp cả hai yếu tố. Giới quan sát cho rằng Washington đã sử dụng sức mạnh quân sự như một công cụ tái khởi động tiến trình đàm phán, chứ không phải là sự từ bỏ con đường ngoại giao.

Lịch sử cho thấy, sức mạnh và đàm phán vốn luôn song hành. Vua Phổ Frederick Đại đế từng nói: “Ngoại giao không có sức mạnh chẳng khác gì âm nhạc không có nhạc cụ”. Là một nhà chiến lược quân sự và ngoại giao tài ba, ông Frederick hiểu rằng đôi khi cần đến sức mạnh để phá vỡ thế bế tắc đàm phán.

Có thể nói, hành động không kích lần này đã phá vỡ quy tắc đàm phán của Iran. Theo Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Tehran lâu nay thường lợi dụng đàm phán để câu giờ và che giấu tham vọng hạt nhân. “Họ nghĩ họ khôn ngoan, nhưng không phải dưới thời Tổng thống Trump”, ông Rubio tuyên bố.

Tương lai đối thoại và bài toán hạt nhân chưa có lời giải

Vậy sau cuộc không kích, liệu còn gì để đàm phán? Theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều vấn đề cần làm rõ, đặc biệt là kho dự trữ urani làm giàu của Iran. Hiện chưa rõ lượng urani này đã bị phá hủy trong vụ tấn công tại Fordow hay đã được Tehran cất giấu ở nơi khác như tuyên bố.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hiện đặt nhiều câu hỏi mà Iran vẫn chưa trả lời. Đáng chú ý, sau khi IAEA phát hiện Iran vi phạm các nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân hồi đầu tháng 6, Tehran không những không hợp tác mà còn tuyên bố đẩy mạnh chương trình làm giàu urani.

Có một vấn đề then chốt là làm thế nào để từng bước tháo dỡ những gì còn lại của chương trình hạt nhân Iran. Bởi dù bị tổn thất sau loạt không kích, Tehran hoàn toàn có thể khôi phục năng lực trong thời gian tới.

Một thỏa thuận khả thi cần đảm bảo cung cấp cho Iran lượng urani làm giàu thấp đủ phục vụ mục đích dân sự, đồng thời thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ. Các thanh sát viên quốc tế cần được tiếp cận toàn diện mọi cơ sở hạt nhân nghi ngờ để đảm bảo Iran tuân thủ cam kết.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải có cơ chế thực thi khi Iran vi phạm. Thực tế cho thấy nhiều thỏa thuận kiểm soát vũ khí tập trung quá nhiều vào quy trình giám sát phức tạp mà thiếu các biện pháp trừng phạt hiệu quả.

Iran đối mặt thách thức mới trên bàn đàm phán

Trái với quan điểm cho rằng ngoại giao và sức mạnh quân sự là hai phạm trù đối lập, chính quyền Trump đang áp dụng chiến lược kết hợp cả hai yếu tố đó một cách hoàn hảo. Loạt không kích trong chiến dịch “Búa đêm” không phải sự từ bỏ đàm phán mà là bước điều chỉnh cần thiết đối với tiến trình đối thoại vốn kéo dài mà không đạt kết quả thực chất.

Bằng cách áp đặt cái giá cụ thể cho sự cứng rắn của Tehran, nhưng vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại, Mỹ phát tín hiệu rõ ràng rằng họ sẽ không tiếp tục kiên nhẫn trước những cuộc đàm phán kéo dài vô tận.

Những người kêu gọi Mỹ “đưa Iran trở lại bàn đàm phán” cần hiểu rằng, lịch sử cho thấy chính tại bàn đàm phán, Iran thường giành được lợi thế. Tuy nhiên, sau những diễn biến mới, Tehran sẽ phải điều chỉnh chiến lược để đối phó với một đối thủ hiểu rõ giá trị của sức ép và giới hạn của sự kiên nhẫn.

Iran Israel.jpg

Iran, Israel và Mỹ: Ai là bên chiến thắng?

VOV.VN - Iran đã phản ứng sau các cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân của nước này. Không có người Mỹ nào thiệt mạng. Theo các nhà phân tích, một cơ hội ngừng bắn đang mở ra, trong đó mỗi quốc gia đều có thể tự tuyên bố chiến thắng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Iran nêu điều kiện chấm dứt các hành động quân sự đáp trả Israel
Iran nêu điều kiện chấm dứt các hành động quân sự đáp trả Israel

VOV.VN - Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi cho biết hiện chưa có bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào giữa Iran và Israel, song khẳng định Tehran sẽ dừng các hành động quân sự nếu Israel chấm dứt các cuộc tấn công nhằm vào Iran trước 4h sáng ngày 24/6 (theo giờ địa phương).

Iran nêu điều kiện chấm dứt các hành động quân sự đáp trả Israel

Iran nêu điều kiện chấm dứt các hành động quân sự đáp trả Israel

VOV.VN - Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi cho biết hiện chưa có bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào giữa Iran và Israel, song khẳng định Tehran sẽ dừng các hành động quân sự nếu Israel chấm dứt các cuộc tấn công nhằm vào Iran trước 4h sáng ngày 24/6 (theo giờ địa phương).

Iran phóng tên lửa vào Israel sau khi ông Trump công bố ngừng bắn
Iran phóng tên lửa vào Israel sau khi ông Trump công bố ngừng bắn

VOV.VN - Đợt tấn công tên lửa của Iran nhắm vào Israel diễn ra chỉ khoảng 1 giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cả Israel và Iran đã đồng ý với thỏa thuận ngừng bắn.

Iran phóng tên lửa vào Israel sau khi ông Trump công bố ngừng bắn

Iran phóng tên lửa vào Israel sau khi ông Trump công bố ngừng bắn

VOV.VN - Đợt tấn công tên lửa của Iran nhắm vào Israel diễn ra chỉ khoảng 1 giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cả Israel và Iran đã đồng ý với thỏa thuận ngừng bắn.

Qatar đã thuyết phục Iran chấp nhận đề xuất ngừng bắn với Israel?
Qatar đã thuyết phục Iran chấp nhận đề xuất ngừng bắn với Israel?

VOV.VN - Chưa có xác nhận chính thức từ chính phủ Israel hoặc Iran về một thỏa thuận ngừng bắn, song các nguồn tin ngoại giao cho biết Qatar đã đóng vai trò trung gian quan trọng, góp phần thúc đẩy Tehran đồng ý với đề xuất ngừng bắn do Mỹ đưa ra.

Qatar đã thuyết phục Iran chấp nhận đề xuất ngừng bắn với Israel?

Qatar đã thuyết phục Iran chấp nhận đề xuất ngừng bắn với Israel?

VOV.VN - Chưa có xác nhận chính thức từ chính phủ Israel hoặc Iran về một thỏa thuận ngừng bắn, song các nguồn tin ngoại giao cho biết Qatar đã đóng vai trò trung gian quan trọng, góp phần thúc đẩy Tehran đồng ý với đề xuất ngừng bắn do Mỹ đưa ra.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao