111111

Chân dung một số nữ lãnh đạo quốc tế tiên phong đập tan Covid-19

VOV.VN - Trước trận cuồng phong Covid-19, nhiều nữ lãnh đạo thế giới đã tỏ rõ bản lĩnh của mình, quyết đoán thực hiện chặn đứng đại dịch ngay từ đầu.

Tại New Zealand, Thủ tướng của nước này đã ra tay sớm để đóng cửa ngành du lịch và áp đặt việc phong tỏa lên toàn bộ đất nước trong một tháng, giới hạn số ca tử vong do Covid-19 xuống chỉ 4 trường hợp.

nu thu tuong Phan Lan, covid -afp.jpg
Nữ Thủ tướng Phần Lan. Ảnh: AFP.

Đức thì thực hiện chương trình xét nghiệm Covid-19 lớn nhất châu Âu, với khoảng 350.000 cuộc xét nghiệm mỗi tuần, nhờ đó phát hiện virus sớm để kịp thời cách ly và điều trị bệnh nhân kịp thời.

Vùng lãnh thổ Đài Loan (thuộc Trung Quốc) đã thực hiện các biện pháp can thiệp để phòng chống dịch Covid-19 ngay từ sớm, và nhờ đó đã kiểm soát dịch bệnh này rất thành công, đến mức họ có thể xuất khẩu hàng triệu chiếc khẩu trang sang giúp đỡ châu Âu và các khu vực khác.

Cả ba nơi nói trên nằm ở 3 vùng (châu Đại Dương, châu Âu, và châu Á) và đều có một đặc điểm chung là do nữ giới lãnh đạo.

Hành động sớm và quyết đoán

Đức, Đài Loan (Trung Quốc), và New Zealand đều khống chế dịch Covid-19 thông qua các biện pháp sớm và dựa trên khoa học. Họ đã thực hiện xét nghiệm diện rộng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với chăm sóc y tế, đồng thời rốt ráo truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân và thực hiện nghiêm việc hạn chế đi lại.

Ngay khi nghe tin về virus bí hiểm gây bệnh viêm phổi cho các cư dân thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn của vùng lãnh thổ Đài Loan đã lập tức ra lệnh kiểm tra tất cả các chuyến bay xuất phát từ Vũ Hán bay tới Đài Loan.

Bà Thái Anh Văn cũng lập ra một trung tâm chỉ huy phòng chống dịch Covid-19, đẩy mạnh sản xuất thiết bị bảo hộ (như khẩu trang…), đồng thời giới hạn tất cả các chuyến bay xuất phát từ Trung Quốc đại lục, Hong Kong, và Macao.

Các biện pháp can thiệp sớm và quyết đoán của Đài Loan đã giới hạn số ca nhiễm SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) trên hòn đảo này ở mức 393 ca, còn số ca tử vong do Covid-19 chỉ là 6 người.

Trong khi đó, Đức có tới hơn 132.000 ca mắc Covid-19 nhưng tỷ lệ tử vong trên mỗi 1 triệu dân ở nước này lại rất thấp, thấp hơn nhiều con số của các nước châu Âu khác. 

nu thu tuong New Zealand, Covid -getty.jpg
Nữ Thủ tướng New Zealand. Ảnh: Getty.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã giành được tỷ lệ ủng hộ cao nhờ vào năng lực của bà trong việc xử lý đại dịch Covid-19. Đức có số lượng giường hồi sức tích cực và chương trình xét nghiệm Covid-19 lớn nhất châu Âu.

New Zealand là một đảo quốc với khoảng 5 triệu dân và về kinh tế dựa chủ yếu vào du lịch. Thế nhưng, Thủ tướng Jacinda Ardern đã chấp nhận đóng cửa biên giới với du khách nước ngoài từ ngày 19/3 và tuyên bố cách ly xã hội toàn đất nước trong 1 tháng tính từ ngày 23/3. Theo đó những lao động trong các ngành nghề không thiết yếu sẽ phải ở nhà ngoại trừ khi đi mua tạp phẩm hoặc tập thể dục gần đó.

New Zealand cũng đã tiến hành xét nghiệm diện rộng và phát hiện hơn 1.300 ca nhiễm bệnh. Tuy nhiên nước này mới chỉ ghi nhận được 9 ca tử vong do Covid-19. New Zealand mới cách ly xã hội được nửa tháng và bà Thủ tướng khẳng định sẽ không kết thúc sớm việc phong tỏa này.

Bức tranh tương phản giữa các nước Bắc Âu

Bốn trong số 5 nước Bắc Âu là do phụ nữ lãnh đạo. Và 4 nước này có tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn so với các nước châu Âu còn lại. Như Phần Lan mới có 59 trường hợp tử vong trong khoảng 5,5 triệu dân của nước này. Phần Lan do một nữ Thủ tướng mới 34 tuổi lãnh đạo.

Iceland, do nữ Thủ tướng Katrín Jakobsdóttir lãnh đạo, đã tiến hành xét nghiệm virus quy mô lớn, chủ động phát hiện các ca nhiễm mới và cách ly những trường hợp nhiễm bệnh.

Trong khi đó tại Thụy Điển, quốc gia dưới trướng của một Thủ tướng nam, thì trường học và doanh nghiệp vẫn mở cửa và tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại đây đã cao hơn hầu hết các nước châu Âu khác.

Còn tại đảo quốc Sint Maarten (thuộc Vương quốc Hà Lan), lãnh đạo Silveria Jacobs đã kiên quyết yêu cầu các công dân ngừng di chuyển trong 2 tuần lễ. Trong một video kêu gọi, bà Silveria nói rằng “nếu quý vị không còn bánh mì để ăn thì có thể ăn bánh quy, ngũ cốc hoặc yến mạch” để qua ngày./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nếu chưa có vaccine Covid-19, Mỹ có thể cần giãn cách xã hội đến năm 2022?
Nếu chưa có vaccine Covid-19, Mỹ có thể cần giãn cách xã hội đến năm 2022?

VOV.VN - Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) nhận định, nếu chưa có vaccine ngừa Covid-19, quốc gia này có thể phải kéo dài cách ly xã hội đến năm 2022.

Nếu chưa có vaccine Covid-19, Mỹ có thể cần giãn cách xã hội đến năm 2022?

Nếu chưa có vaccine Covid-19, Mỹ có thể cần giãn cách xã hội đến năm 2022?

VOV.VN - Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) nhận định, nếu chưa có vaccine ngừa Covid-19, quốc gia này có thể phải kéo dài cách ly xã hội đến năm 2022.

Số ca mắc Covid-19 ở Nga tăng đột biến: 3.388 ca chỉ trong một ngày
Số ca mắc Covid-19 ở Nga tăng đột biến: 3.388 ca chỉ trong một ngày

VOV.VN - Trong vòng một ngày đêm, số lượng các ca mắc Covid-19 tại Nga đã tăng thêm 3.388 người, nâng tổng số mắc bệnh lên gần 24.500 người.

Số ca mắc Covid-19 ở Nga tăng đột biến: 3.388 ca chỉ trong một ngày

Số ca mắc Covid-19 ở Nga tăng đột biến: 3.388 ca chỉ trong một ngày

VOV.VN - Trong vòng một ngày đêm, số lượng các ca mắc Covid-19 tại Nga đã tăng thêm 3.388 người, nâng tổng số mắc bệnh lên gần 24.500 người.

2.000 người tị nạn được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh tại Hy Lạp
2.000 người tị nạn được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh tại Hy Lạp

VOV.VN - Hơn 2.000 người sống tại các trại tị nạn trên đảo ở Hy Lạp thuộc nhóm dễ bị tổn thương trước Covid-19 sẽ được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh.

2.000 người tị nạn được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh tại Hy Lạp

2.000 người tị nạn được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh tại Hy Lạp

VOV.VN - Hơn 2.000 người sống tại các trại tị nạn trên đảo ở Hy Lạp thuộc nhóm dễ bị tổn thương trước Covid-19 sẽ được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh.

Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều điểm nóng dịch bệnh
Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều điểm nóng dịch bệnh

VOV.VN - Người ta nhận thấy mức độ gia tăng bạo lực gia đình ở các nước áp dụng phong tỏa và cách ly phòng dịch Covid-19 như Italy, Trung Quốc, Brazil, Hy Lạp…

Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều điểm nóng dịch bệnh

Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều điểm nóng dịch bệnh

VOV.VN - Người ta nhận thấy mức độ gia tăng bạo lực gia đình ở các nước áp dụng phong tỏa và cách ly phòng dịch Covid-19 như Italy, Trung Quốc, Brazil, Hy Lạp…

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao