111111

Bế tắc về nợ công, Mỹ đối mặt với thảm họa

Vỡ nợ, bị hạ bậc trong các xếp hạng, bế tắc chính trị… là những nguy cơ khiến nước Mỹ có thể phải đối mặt, nếu không giải quyết được vấn đề nâng mức trần nợ công.

Trong những nguy cơ đó, bóng ma vỡ nợ sẽ là thảm họa thật sự đối với nước Mỹ. Mà điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu những mâu thuẫn căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa về phương thức nâng mức trần nợ công không được hóa giải, trước ngày 2/8 tới đây - thời điểm Chính phủ sẽ không còn tiền để hoạt động.

Hiện nay, nợ công của Chính phủ Mỹ đã lên tới 14.300 tỷ USD - mức kịch trần giới hạn vay nợ. Để được vay thêm tiền, Nhà Trắng cần được sự đồng ý của Quốc hội để nâng mức độ giới hạn vay nợ công lên hơn mức hiện tại - đã được Quốc hội thông qua giữa tháng 5 vừa qua.

Hai tuần qua, Tổng thống Barack Obama và các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa đã có đến 5 cuộc thương lượng tìm giải pháp cho vấn đề này, nhưng không tìm được tiếng nói chung. Do hai bên còn quá nhiều bất đồng. Đảng Dân chủ của Tổng thống Obama chiếm ưu thế tại Thượng viện đề xuất nâng mức trần nợ đến năm 2013, tức qua thời điểm bầu cử tổng thống và Quốc hội vào tháng 11/2012, thêm 2.400 tỷ USD và giảm thâm hụt ngân sách 2.700 tỷ USD trong 10 năm tới.

Obama đổ lỗi Đảng Cộng hòa gây bế tắc đàm phán nâng trần nợ (ảnh: BBC)

Nhưng Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện không mặn mà với đề xuất đó, khi chỉ đồng ý nâng mức trần thêm 1.000 tỷ USD. Đây được hiểu chỉ là mức nâng tạm thời để Nhà Trắng đủ chi tiêu qua thời gian bầu cử tổng thống, khiến ông Obama bực bội tới mức có bài phát biểu được truyền hình trực tiếp ngày  26/7/2011 để cảnh báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế nếu Mỹ không tránh được nguy cơ vỡ nợ do không nâng mức trần nợ công. Đây còn được coi là thông điệp nhằm vào cử tri để gây áp lực đối với Đảng Cộng hòa.

Các nhà phân tích kinh tế Mỹ cũng cho rằng, nếu mức trần nợ công vẫn đóng băng trong thời gian tới, 3 tháng nữa, kinh tế Mỹ sẽ giảm hơn 2% so với thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc suy thoái của Mỹ hai năm trước. Hơn thế nữa, các cơ quan của Chính phủ sẽ phải đóng cửa, ngừng mọi chi phí cho các chương trình an sinh xã hội, dịch vụ y tế, các hoạt động quân sự, gây ra tình trạng mất việc làm hàng loạt, trong khi đã có tới hơn 14 triệu người Mỹ thất nghiệp. Hậu quả này khiến Mỹ sẽ bị tụt hạng tín nhiệm về tín dụng, tài chính và đầu tư.

Không những thế, với thực trạng hiện nay ở Mỹ, làm cho dư luận phải đặt câu hỏi, vì sao, Mỹ vẫn luôn tự hào về hệ thống chính trị của mình, giờ đây lại rối loạn, không có khả năng đạt được thỏa thuận chung và bị chia rẽ như vậy. Rõ ràng, những bế tắc trong vấn đề nợ công, đang làm suy giảm hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới.

Vì thế, không phải chỉ có Nhà Trắng mà cả Quốc hội đều thấy rõ, giải pháp hiện nay là phải nâng mức trần nợ công. Nhưng, cách tiếp cận vấn đề này của Đảng Dân chủ của ông Obama và Đảng Cộng hòa là khác nhau. Người đứng đầu Nhà Trắng muốn thời gian nâng trần nợ không ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử tổng thống của ông. Còn lực lượng của Đảng Cộng hòa lại muốn dùng vấn đề này để cản trở ông Obama tiếp tục nhiệm kỳ tổng thống thứ 2.

Mặc dù, thời gian từ nay đến ngày 2/8 không còn nhiều nhưng vẫn đủ để hai bên có những nhượng bộ, đạt được thỏa thuận chung trong việc nâng mức trần nợ công. Bởi, cả Tổng thống Obama và Quốc hội đều muốn xua đi bóng ma vỡ nợ, để ngăn chặn thảm họa cho nước Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao