111111

Ấn Độ cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở yết hầu Đông Bắc như thế nào?

VOV.VN - Hành lang Siliguri là một yết hầu của Ấn Độ ở vùng Đông Bắc. Giới quan sát và quân sự của nước này đang đặc biệt cảnh giác với sự hiện diện của Trung Quốc tại một căn cứ quân sự của Bangladesh gần yết hầu này cũng như những hỗ trợ quân sự của Trung Quốc dành cho Pakistan và Bangladesh.

Đối mặt với vũ khí do Trung Quốc sản xuất

Trong cuộc đụng độ vào đầu tháng 5/2025 giữa không quân Pakistan và không quân Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Muhammad Asif cho biết họ đã sử dụng máy bay tiêm kích do Trung Quốc sản xuất để bắn hạ ít nhất 3 chiếc máy bay của Ấn Độ (3 chiếc Rafale mà Ấn Độ mới mua của Pháp). Hai quan chức Mỹ cũng xác nhận với Reuters rằng Pakistan đã sử dụng một máy bay tiêm kích J-10 (do Trung Quốc sản xuất) để bắn rơi ít nhất ít nhất 2 máy bay quân sự của Ấn Độ.

Các thông tin này cho thấy Ấn Độ và phương Tây đang đối diện với sự đáng gờm của những dòng vũ khí hiện đại do Trung Quốc sản xuất và cung cấp cho Pakistan.

Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc chiếm tới gần 82% nhập khẩu vũ khí của Pakistan trong giai đoạn từ năm 2019 - 2023. Cuộc đối đầu quân sự vừa qua giữa Ấn Độ và Pakistan đánh dấu lần đầu tiên các hệ thống vũ khí khác nhau của Trung Quốc được triển khai trong thực chiến.

Cụ thể, trong đụng độ quân sự vào đầu tháng 5/2025, Islamabad đã sử dụng nhiều máy bay tiêm kích mới  là J-10C (do Trung Quốc sản xuất) và JF-17 (do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất). Ngoài ra, Pakistan còn sở hữu một số vũ khí Trung Quốc khác như tên lửa không đối không PL-12 và PL-15 - cả hai loại này đều có khả năng bắn vào mục tiêu ngoài tầm nhìn.

Pakistan cũng triển khai hệ thống phòng không HQ-9 dựa trên hệ thống S-300 của Nga. Ngoài ra, binh sĩ Pakistan cũng thường xuyên dùng hệ thống lựu pháo tự hành SH-15 155mm (do Trung Quốc chế tạo) để bắn qua Đường Kiểm soát giữa Pakistan và Ấn Độ.

Kể từ năm 2009, Trung Quốc cũng trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Bangladesh. Ước tính, vũ khí Trung Quốc chiếm tới 82% kho vũ khí của Lực lượng quốc phòng Bangladesh, bao gồm tàu ngầm tấn công chạy bằng điện và diesel lớp Minh, tàu hộ vệ C13B lớp Shadhinota, xe tăng chiến đầu chủ lực MBT-2000 Type 90-II và xe tăng hạng nhẹ VT-5, tên lửa đất đối không tầm ngắn HQ-7 và máy bay tiêm kích F-7BGI. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng cung cấp giấy phép cho Dhaka sản xuất nhiều loại vũ khí hạng nhẹ của Trung Quốc.

New Delhi dè chừng động thái của Bắc Kinh ở căn cứ Bangladesh

Hiện nay, giới quan sát Ấn Độ còn bày tỏ cảnh giác trước việc Trung Quốc tăng cường sự ủng hộ cho Bangladesh - một quốc gia Nam Á láng giềng khác của Ấn Độ.

Tin tức cho hay, các quan chức Trung Quốc đang kiểm tra một căn cứ từ thời Thế chiến II ở Bangladesh sát với hành lang Siliguri (còn gọi là Cổ Gà), nơi nối các bang miền Đông Bắc của Ấn Độ với phần còn lại của thế giới.

Các cơ quan tình báo Ấn Độ có được thông tin nói rằng các quan chức quân sự Trung Quốc gần đây đã thăm huyện Rangpur, nằm cách biên giới Ấn Độ chỉ 20km và cách thành phố Siliguri (một trung tâm quân sự quan trọng của Ấn Độ) 130km.

Eurasian Tomes là tờ báo đầu tiên đưa tin về việc Bangladesh đã mời Trung Quốc phát triển căn cứ Lamonirhat. Ngay sau đó, tin tức này đã trở thành chủ đề nóng ở Ấn Độ, làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận nóng khắp quốc gia này.

Lamonirhat từng là một trong những sân bay lớn nhất châu Á. Sân bay được xây vào năm 1931 làm căn cứ không quân. Trong Thế chiến II, lực lượng Đồng minh đã xuất kích từ đây để thực hiện các nhiệm vụ ở Myanmar và các nước Đông Nam Á khác.

Các cơ quan an ninh Ấn Độ đang theo dõi những diễn biến mới này một cách sát sao. Hiện chưa rõ liệu sân bay này được phát triển tiếp để phục vụ mục đích dân sự hay quân sự và liệu không quân Trung Quốc và không quân Pakistan có được quyền tiếp cận sân bay này hay không.

Sau khi Bangladesh tuyên bố độc lập vào năm 1971, người ta quyết định xây dựng sân bay trên thành một trung tâm chỉ huy của không quân Bangladesh nhưng đề xuất này vẫn chỉ tồn tại trên giấy cho tới nay. Phi trường bị bỏ hoang này có một đường băng dài 4km, một khu vực sân rộng, một khu nhà chứa và một đường lăn.

thu tuong An Do Modi gio nam dam tai can cu khong quan An Do, san bay quan su Adampur 13-5-2025 -mang X Modi.jpg

Không khí căng thẳng tại căn cứ Ấn Độ trước lúc Pakistan phản công

VOV.VN - Ấn Độ mở chiến dịch Sindoor để tấn công các cơ sở mà Ấn Độ gọi là “trại khủng bố” bên trong lãnh thổ Pakistan. Sau đó, không khí quanh Adampur - căn cứ không quân lớn thứ 2 của Ấn Độ đặc quánh vì căng thẳng khi họ đón chờ đòn phản công dữ dội của Pakistan. S-400 đã phát huy tác dụng.

Giới chuyên gia quốc phòng Ấn Độ xem việc quân đội Trung Quốc tiếp cận một căn cứ không quân ở Bangladesh là điều bất lợi cho lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở vùng Đông Bắc và trên quần đảo Andaman và Nicobar nằm án ngữ ở miệng eo biển Malacca.

Đông Bắc của Ấn Độ gồm 8 bang nội lục, trong đó các bang Tripura, Meghalaya, Mizoram và Assam chung biên giới với Bangladesh. Những bang này kết nối với Ấn Độ lục địa thông qua hành lang Siliguri (tức “Cổ Gà”). Hành lang này là dải đất hẹp có bề rộng 22km và chiều dài khoảng 60km. Có những vị trí mà hành lang này chỉ rộng 17km. Hành lang nằm ở vị trí giữa 3 nước là Nepal, Bhutan và Bangladesh.

Tướng Ấn Độ Anil Ahuja cho biết, thực tế trên tạo thế bất lợi cho Ấn Độ nếu Bangladesh cho phép không quân Trung Quốc hoặc Ấn Độ tiếp cận sân bay Lamonirhat. Viên tướng này từng là Phó Tham mưu trưởng về Hoạch định chính sách và phát triển lực lượng của Lục quân Ấn Độ.

Tướng Ahuja nói thêm: “Với không quân Trung Quốc, tôi đặc biệt quan ngại về tình hình quần đảo Andaman và Nicobar. Với những triển khai hiện nay, Trung Quốc có thể tiếp cận hầu hết khu vực Đông Bắc của chúng tôi. Còn với những căn cứ được bố trí ở vĩ độ thấp hơn nhiều, thì thách thức tổng thể về phòng không sẽ lớn hơn nữa”.

Tướng Ahuja cũng coi những diễn biến mới nói trên tạo ra thêm thách thức cho an ninh hàng hải của Ấn Độ, bao gồm cả vịnh Bengal.

Xem thêm:

>> Ấn Độ vũ khí hóa sông Ấn để tạo áp lực lớn lên Pakistan

>> Ấn Độ vượt Pakistan về số đầu đạn hạt nhân, tình hình căng như dây đàn

>> Hải quân Ấn Độ tăng sức mạnh đối phó đồng thời Trung Quốc và Pakistan

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Đạn pháo Ấn Độ được sử dụng ở Ukraine, quan hệ Nga - Ấn bị ảnh hưởng ra sao?
Đạn pháo Ấn Độ được sử dụng ở Ukraine, quan hệ Nga - Ấn bị ảnh hưởng ra sao?

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Modi cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine. Nhưng tin tức về việc Ukraine sử dụng đạn pháo Ấn Độ có thể gây phức tạp cho những nỗ lực đó của ông Modi.

Đạn pháo Ấn Độ được sử dụng ở Ukraine, quan hệ Nga - Ấn bị ảnh hưởng ra sao?

Đạn pháo Ấn Độ được sử dụng ở Ukraine, quan hệ Nga - Ấn bị ảnh hưởng ra sao?

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Modi cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine. Nhưng tin tức về việc Ukraine sử dụng đạn pháo Ấn Độ có thể gây phức tạp cho những nỗ lực đó của ông Modi.

Chiến lược của Ấn Độ nhằm đánh bật điện thoại thông minh giá rẻ của Trung Quốc
Chiến lược của Ấn Độ nhằm đánh bật điện thoại thông minh giá rẻ của Trung Quốc

VOV.VN - Chính phủ Ấn Độ đang có nhiều động thái cụ thể nhằm ngăn các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc bán dòng điện thoại thông minh (smartphone) giá rẻ trên thị trường này.

Chiến lược của Ấn Độ nhằm đánh bật điện thoại thông minh giá rẻ của Trung Quốc

Chiến lược của Ấn Độ nhằm đánh bật điện thoại thông minh giá rẻ của Trung Quốc

VOV.VN - Chính phủ Ấn Độ đang có nhiều động thái cụ thể nhằm ngăn các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc bán dòng điện thoại thông minh (smartphone) giá rẻ trên thị trường này.

Phiến quân đẩy mạnh tấn công nhằm vào người Trung Quốc ở Pakistan
Phiến quân đẩy mạnh tấn công nhằm vào người Trung Quốc ở Pakistan

VOV.VN - Trung Quốc là láng giềng đồng minh của Pakistan. Tuy nhiên, thời gian qua đã có một làn sóng tấn công và sát hại người Trung Quốc làm việc tại quốc gia Nam Á này. Thực trạng và nguyên nhân của tình hình này hiện nay như thế nào?

Phiến quân đẩy mạnh tấn công nhằm vào người Trung Quốc ở Pakistan

Phiến quân đẩy mạnh tấn công nhằm vào người Trung Quốc ở Pakistan

VOV.VN - Trung Quốc là láng giềng đồng minh của Pakistan. Tuy nhiên, thời gian qua đã có một làn sóng tấn công và sát hại người Trung Quốc làm việc tại quốc gia Nam Á này. Thực trạng và nguyên nhân của tình hình này hiện nay như thế nào?

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao