111111

Ai đứng đằng sau chiến dịch “Mạng nhện” của Ukraine?

VOV.VN - Từ khâu hậu cần, thời điểm tấn công đến công nghệ được sử dụng – tất cả đều đặt ra câu hỏi lớn: Ai thực sự đứng sau chiến dịch “Mạng nhện” của Ukraine?

Trong khi truyền thông phương Tây đánh giá Chiến dịch “Mạng nhện” như một kỳ tích táo bạo của tình báo Ukraine, một cái nhìn sâu hơn lại hé lộ một bức tranh hoàn toàn khác, được tính toán kỹ lưỡng và ít mang dấu ấn Ukraine hơn nhiều.

Đây không chỉ là một cuộc tấn công vào các sân bay quân sự của Nga. Nó giống như một cuộc thử nghiệm, kết hợp giữa phá hoại công nghệ cao, xâm nhập bí mật và tính toán thời gian bằng vệ tinh, với độ chính xác chỉ có thể đạt được nhờ mạng lưới tình báo tinh vi bậc nhất thế giới. Điều đó đặt ra câu hỏi: Ai mới thực sự đứng đằng sau?

Cuộc chơi quen thuộc của tình báo phương Tây

Ông Dmitry Kornev, chuyên gia quân sự Nga, người sáng lập và là tác giả dự án MilitaryRussia cho rằng Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (HUR) không thể hành động một mình và có lẽ cũng không hề làm vậy.

Ngay cả khi không có cơ quan phương Tây nào tham gia trực tiếp vào chiến dịch, thì bức tranh toàn cảnh vẫn rõ ràng: quân đội, tình báo và cả lãnh đạo chính trị cấp cao của Ukraine đều phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tin tình báo từ phương Tây. Ukraine đã trở thành một phần trong mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo của NATO.

Theo ông Korniev, ý tưởng về một hệ thống tình báo “độc lập hoàn toàn” của Ukraine giờ đây chỉ còn là dĩ vãng. Kiev hiện chủ yếu dựa vào dữ liệu do NATO cung cấp, chỉ bổ sung bằng các nguồn trong nước ở mức hạn chế.

Đó chính là bối cảnh, một mô hình hỗn hợp đã trở thành chuẩn mực trong 2 năm qua. Nhìn kỹ vào Chiến dịch Mạng nhện, có thể thấy kế hoạch được chuẩn bị trong khoảng 18 tháng, bao gồm việc vận chuyển máy bay không người lái (UAV) vào sâu trong lãnh thổ Nga, cất giấu chúng và sau đó tổ chức các đợt tấn công đồng loạt vào các sân bay chiến lược. Một chiến dịch phức tạp đến vậy liệu có thể được tiến hành mà không có sự hỗ trợ từ các cơ quan tình báo phương Tây?

Trước tiên là khâu hậu cần. Các báo cáo cho biết khoảng 117 UAV đã được chuẩn bị để phóng ngay trên lãnh thổ Nga. Trong bối cảnh nhiều công ty tư nhân tại Nga hiện đang sản xuất UAV phục vụ chiến sự, việc tập hợp thiết bị dưới vỏ bọc “chiến dịch quân sự đặc biệt” là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, để mua sắm và lắp ráp thiết bị quy mô lớn như vậy, khả năng cao là có sự hỗ trợ âm thầm nhưng quan trọng từ các cơ quan tình báo phương Tây, đặc biệt trong việc tiếp cận các linh kiện chuyên dụng.

Tiếp đến là chất nổ. Nếu trung tâm chỉ huy của chiến dịch được đặt tại khu vực Ural, như một số nguồn tin cho biết, thì việc đưa chất nổ hoặc linh kiện vào qua các nước láng giềng thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là điều khả thi. Nhưng để thực hiện được các hoạt động vượt biên chính xác như vậy, gần như chắc chắn phải có sự hậu thuẫn bên ngoài. Thực tế, chiến thuật này tương tự các phương thức đã được tình báo Mỹ và châu Âu sử dụng từ lâu.

Đây cũng không phải là “sân chơi riêng” của CIA. Các cơ quan tình báo châu Âu, đặc biệt là của Anh, Pháp và Đức cũng sở hữu năng lực tương đương trong việc triển khai và che giấu các chiến dịch kiểu này. Cộng đồng tình báo NATO có thể mang nhiều quốc kỳ khác nhau, nhưng họ hành động như một thể thống nhất trên thực địa.

Ukraine không còn hệ thống tình báo độc lập

Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy có sự phối hợp quốc tế nằm ở thời điểm tấn công. Đây không phải là những cuộc không kích “mù quáng” vào các mục tiêu tĩnh. Máy bay ném bom chiến lược của Nga thường xuyên di chuyển giữa các căn cứ. Hình ảnh vệ tinh thương mại, vốn được cập nhật vài ngày một lần, không thể theo dõi các mục tiêu cơ động như vậy. Tuy nhiên, các UAV lại tấn công đúng thời điểm, cho thấy Ukraine được cung cấp dòng thông tin giám sát thời gian thực, nhiều khả năng là tín hiệu tình báo, theo dõi radar và vệ tinh quân sự - vốn là công cụ thuộc về kho vũ khí tình báo phương Tây.

Ukraine, với nguồn lực riêng, không thể nào có được khả năng tình báo nhiều tầng, đa lĩnh vực như vậy. Đây là năng lực chỉ nằm trong tay các cơ quan tình báo ưu tú nhất của NATO, những đơn vị vốn đã theo dõi sát sao hạ tầng quân sự Nga từ lâu.

Ukraine lâu nay vẫn được truyền thông phương Tây mô tả như một bên yếu thế nhưng kiên cường, tận dụng các chiến thuật linh hoạt và ít tốn kém để chống lại một đối thủ mạnh hơn. Nhưng đằng sau câu chuyện đó là một sự thật khó chịu hơn: Hệ sinh thái tình báo của Ukraine giờ đây là một phần không tách rời trong mạng lưới NATO, vận hành dựa trên dữ liệu vệ tinh thời gian thực từ Mỹ - châu Âu, tín hiệu thu thập từ các trạm SIGINT của Anh, cùng các cuộc tham vấn chiến lược với các cố vấn phương Tây.

Chuyên gia Kornev cho rằng, Ukraine vẫn còn các nguồn tin riêng, nhưng đã không còn vận hành như một hệ thống tình báo độc lập. Kỷ nguyên đó đã kết thúc từ khoảnh khắc quả HIMARS đầu tiên được khai hỏa.

Dù các quan chức phương Tây phủ nhận việc tham gia trực tiếp, nhưng các nhà điều tra Nga đang phân tích dữ liệu di động tại khu vực bị tấn công. Nếu xác định được các UAV không sử dụng mạng viễn thông thương mại, mà được điều khiển bằng hệ thống liên lạc mã hóa cấp quân sự thì điều này sẽ là bằng chứng mạnh mẽ, không chỉ xác nhận sự can dự của nước ngoài, mà còn phơi bày mức độ hoạt động sâu rộng của các lực lượng phương Tây ngay trong lãnh thổ Nga mà không bị phát hiện.

Lúc đó, câu hỏi sẽ không còn là: “NATO có tham gia không?”, mà là: “Mức độ tham gia sâu đến đâu”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ông Trump cân nhắc dừng hỗ trợ Ukraine sau chiến dịch “Mạng nhện”
Ông Trump cân nhắc dừng hỗ trợ Ukraine sau chiến dịch “Mạng nhện”

VOV.VN - Việc Ukraine tiến hành các cuộc tấn công vào các căn cứ không quân của Nga mà không báo trước cho phía Mỹ đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi mới trong nội bộ Nhà Trắng về việc liệu có nên tiếp tục hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev hay không.

Ông Trump cân nhắc dừng hỗ trợ Ukraine sau chiến dịch “Mạng nhện”

Ông Trump cân nhắc dừng hỗ trợ Ukraine sau chiến dịch “Mạng nhện”

VOV.VN - Việc Ukraine tiến hành các cuộc tấn công vào các căn cứ không quân của Nga mà không báo trước cho phía Mỹ đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi mới trong nội bộ Nhà Trắng về việc liệu có nên tiếp tục hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev hay không.

Lầu Năm Góc thấy gì sau chiến dịch “Mạng Nhện” của Ukraine?
Lầu Năm Góc thấy gì sau chiến dịch “Mạng Nhện” của Ukraine?

VOV.VN - Sau khi Ukraine dùng UAV giấu trong container tấn công vào căn cứ không quân Nga, phá hủy máy bay ném bom chiến lược Tu-95, các chuyên gia Mỹ cảnh báo Washington có thể đối mặt nguy cơ tương tự nếu không nâng cấp hệ thống phòng thủ.

Lầu Năm Góc thấy gì sau chiến dịch “Mạng Nhện” của Ukraine?

Lầu Năm Góc thấy gì sau chiến dịch “Mạng Nhện” của Ukraine?

VOV.VN - Sau khi Ukraine dùng UAV giấu trong container tấn công vào căn cứ không quân Nga, phá hủy máy bay ném bom chiến lược Tu-95, các chuyên gia Mỹ cảnh báo Washington có thể đối mặt nguy cơ tương tự nếu không nâng cấp hệ thống phòng thủ.

Ukraine đã chuẩn bị cho chiến dịch Mạng Nhện như thế nào?
Ukraine đã chuẩn bị cho chiến dịch Mạng Nhện như thế nào?

VOV.VN - Sau 18 tháng chuẩn bị bí mật, Ukraine đã triển khai chiến dịch “Mạng Nhện” vào ngày 1/6, sử dụng 117 UAV tấn công loạt căn cứ không quân Nga ngay từ bên trong lãnh thổ đối phương. Chiến dịch gây thiệt hại ước tính 7 tỷ USD và làm tê liệt hơn 1/3 lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Nga.

Ukraine đã chuẩn bị cho chiến dịch Mạng Nhện như thế nào?

Ukraine đã chuẩn bị cho chiến dịch Mạng Nhện như thế nào?

VOV.VN - Sau 18 tháng chuẩn bị bí mật, Ukraine đã triển khai chiến dịch “Mạng Nhện” vào ngày 1/6, sử dụng 117 UAV tấn công loạt căn cứ không quân Nga ngay từ bên trong lãnh thổ đối phương. Chiến dịch gây thiệt hại ước tính 7 tỷ USD và làm tê liệt hơn 1/3 lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Nga.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao