111111

Nga - Ukraine và những hành động trả đũa ngoại giao

VOV.VN - Trong khi đó, cộng đồng thế giới tiếp tục có phản ứng liên quan đến tình hình Ukraine hiện nay.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine liên quan đến việc sáp nhập khu tự trị Crimea vào Nga tiếp tục bị đẩy lên cao sau những tranh cãi ngoại giao giữa hai bên tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc diễn ra hôm qua (19/03).

Ukraine và Nga ngay lập tức có các hành động trả đũa ngoại giao. Trong khi đó, cộng đồng thế giới tiếp tục có phản ứng liên quan đến tình hình Ukraine hiện nay.

Trong một loạt các động thái nhằm phản đối quyết định sáp nhập Crimea vào thành phần Liên bang Nga, hôm 19/3, ông Andriy Parubiy, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine thông báo Ukraine quyết định áp dụng quy chế thị thực với Nga.  

Việc kí kết sáp nhập Crimea vào Nga là nguyên nhân gây ra căng thẳng ngoại giao hiện nay (Ảnh: AFP)

Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine cũng đề xuất Chính phủ khẩn cấp yêu cầu Liên Hợp Quốc tuyên bố Crimea là khu vực phi quân sự cũng như đang lên kế hoạch rút binh sỹ và gia đình của họ khỏi Crimea, khi ít nhất hai căn cứ quân sự tại đây đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng tự vệ địa phương.

Ông Andriy Parubiy nói: “Chúng tôi đã yêu cầu Bộ Ngoại giao áp dụng quy chế thị thực đối với Nga. Chúng tôi cũng đã yêu cầu Liên Hợp Quốc công nhận lãnh thổ tự trị Crimea là khu vực phi quân sự, cũng như thực hiện các biện pháp cần thiết để quân đội Nga rời khỏi khu vực lãnh thổ này, cũng như đảm bảo điều kiện cho các đơn vị quân đội Ukraine rời khỏi Crimea về căn cứ trên đất liền của Ukraine”.

Cũng trong ngày 19/03, Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao Ukraine Evgheni Perebeinos cho biết Ukraine đã quyết định rút khỏi chức Chủ tịch luân phiên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Quyết định trên được đưa ra do các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập không thực hiện hiệp định đã ký về thiết lập hợp tác và giải quyết xung đột trong không gian hậu Xô Viết, do đó Ukraine sẽ xem xét lại “lợi ích” của việc tiếp tục tham gia tổ chức này.

Về phần Nga, nguồn tin của hãng RIA-Novosti cho biết Nga cũng sẽ xem xét áp dụng quy chế thị thực với người Ukraine nhập cảnh vào Nga khi được thông báo chính thức về quyết định của Ukraine.

Trước những căng thẳng ngoại giao giữa Nga với Ukraine, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Jan Eliasson trong một tuyên bố mới nhất đã kêu gọi Nga và Ukraine tiến hành đối thoại trực tiếp và theo đuổi các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết căng thẳng.

Ông Eliasson cũng cho biết, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã tới Nga và chuẩn bị tới Ukraine: “Tổng thư ký Ban Ki-moon đã lên đường tới Nga và Ukraine trong nỗ lực giải quyết căng thẳng giữa hai bên. Ông sẽ theo đuổi các cuộc thảo luận cả về giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay. Trước chuyến thăm, ông cũng đã có cuộc thảo luận với Thủ tướng Ukraine”.

Về phía Mỹ, dù tiếp tục đưa ra các tuyên bố cứng rắn, cảnh báo sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn đối với Nga song khẳng định không có ý định can thiệp quân sự liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Phát biểu trên kênh truyền hình NBC của Mỹ, hôm 19/3, Tổng thống Mỹ Barak Obama nhấn mạnh, vẫn còn có giải pháp tốt hơn để giải quyết khủng hoảng tại đất nước Ukraine.

Ông Obama nói: “Chúng tôi không có ý định can thiệp quân sự tại Ukraine. Điều mà chúng tôi dự định ở đây là huy động tất cả các nguồn lực ngoại giao nhằm đảm bảo là chúng tôi sẽ có một liên minh quốc tế vững mạnh nhằm gửi đi một thông điệp là người Ukraine nên tự quyết định vận mệnh của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng áp lực với phía Nga”.

Trong khi đó, tại cuộc điện đàm cùng ngày giữa Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, hai nhà lãnh đạo đã thống nhất tăng cường các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga liên quan đến vấn đề Crimea.

Hai nhà lãnh đạo Anh và Đức cũng nhất trí rằng Liên minh châu Âu cần tiếp tục hợp tác với Mỹ và các đối tác khác để giải quyết tình hình tại Ukraine. Đồng thời, 2 bên khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh tế Chính phủ Ukraine trong giai đoạn khó khăn này.

Liên quan đến tình hình tại Crimea, cuối tuần này, Quốc hội Nga dự kiến tổ chức bỏ phiếu lần cuối về việc phê chuẩn sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga. Ngoại trưởng Sergei Lavrov hôm 20/3 khẳng định tiến trình pháp lý bắt buộc để Crimea trở thành một phần của Liên bang Nga sẽ được hoàn tất trong tuần này.

Ông Lavrov nói: “Chúng tôi đang tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thực thi hiệp định đã được các nhà lãnh đạo Nga, chính quyền Crimea và thành phố Sevastopol thông qua liên quan đến quy chế 2 chủ thể liên bang mới sáp nhập vào Nga. Quy trình pháp lý sẽ được hoàn tất trong tuần này”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Crimea thả Tư lệnh hải quân Ukraine
Crimea thả Tư lệnh hải quân Ukraine

VOV.VN - Trước đó, ông Sergei Haiduk đã bị bắt giữ sau khi xông vào trụ sở Bộ Tham mưu hải quân Ukraine tại quân cảng Sevastopol.

Crimea thả Tư lệnh hải quân Ukraine

Crimea thả Tư lệnh hải quân Ukraine

VOV.VN - Trước đó, ông Sergei Haiduk đã bị bắt giữ sau khi xông vào trụ sở Bộ Tham mưu hải quân Ukraine tại quân cảng Sevastopol.

Nga sắp phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimea
Nga sắp phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimea

VOV.VN - Trước đó ngày 18/3, Tổng thống Nga Putin đã ký Hiệp ước với các nhà lãnh đạo Crimea về việc sáp nhập bán đảo vào Nga.

Nga sắp phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimea

Nga sắp phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimea

VOV.VN - Trước đó ngày 18/3, Tổng thống Nga Putin đã ký Hiệp ước với các nhà lãnh đạo Crimea về việc sáp nhập bán đảo vào Nga.

Ukraine có kế hoạch rút binh sĩ khỏi Crimea
Ukraine có kế hoạch rút binh sĩ khỏi Crimea

VOV.VN - Trước đó các lực lượng quân sự ở Crimea đã bắt giữ Tư lệnh hải quân Ukraine.

Ukraine có kế hoạch rút binh sĩ khỏi Crimea

Ukraine có kế hoạch rút binh sĩ khỏi Crimea

VOV.VN - Trước đó các lực lượng quân sự ở Crimea đã bắt giữ Tư lệnh hải quân Ukraine.

Nga hoàn tất thủ tục pháp lý sáp nhập Crimea trong tuần này
Nga hoàn tất thủ tục pháp lý sáp nhập Crimea trong tuần này

VOV.VN - Phía Nga khẳng định đang tích cực đẩy nhanh tiến trình sáp nhập Crimea.

Nga hoàn tất thủ tục pháp lý sáp nhập Crimea trong tuần này

Nga hoàn tất thủ tục pháp lý sáp nhập Crimea trong tuần này

VOV.VN - Phía Nga khẳng định đang tích cực đẩy nhanh tiến trình sáp nhập Crimea.

Tự vệ Crimea tuyên bố bắt giữ Tư lệnh Hải quân Ukraine
Tự vệ Crimea tuyên bố bắt giữ Tư lệnh Hải quân Ukraine

"Ông ấy đã bị bắt giữ và hiện được đưa đi đâu đó", đại diện của lực lượng tự vệ Crimea tại hiện trường nói.

Tự vệ Crimea tuyên bố bắt giữ Tư lệnh Hải quân Ukraine

Tự vệ Crimea tuyên bố bắt giữ Tư lệnh Hải quân Ukraine

"Ông ấy đã bị bắt giữ và hiện được đưa đi đâu đó", đại diện của lực lượng tự vệ Crimea tại hiện trường nói.

Putin: Crimea nên về với Nga vì lý do lịch sử
Putin: Crimea nên về với Nga vì lý do lịch sử

VOV.VN - Lịch sử Crimea có mối quan hệ văn hoá, tôn giáo, và tinh thần chặt chẽ với người dân Nga, Ukraine và Belarus

Putin: Crimea nên về với Nga vì lý do lịch sử

Putin: Crimea nên về với Nga vì lý do lịch sử

VOV.VN - Lịch sử Crimea có mối quan hệ văn hoá, tôn giáo, và tinh thần chặt chẽ với người dân Nga, Ukraine và Belarus

Trung Quốc kêu gọi giải pháp chính trị cho vấn đề Crimea
Trung Quốc kêu gọi giải pháp chính trị cho vấn đề Crimea

VOV.VN - Trung Quốc cho biết vấn đề Crimea cần được giải quyết bằng giải pháp chính trị, trong khuôn khổ pháp luật và trật tự. 

Trung Quốc kêu gọi giải pháp chính trị cho vấn đề Crimea

Trung Quốc kêu gọi giải pháp chính trị cho vấn đề Crimea

VOV.VN - Trung Quốc cho biết vấn đề Crimea cần được giải quyết bằng giải pháp chính trị, trong khuôn khổ pháp luật và trật tự. 

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao