111111

Nga cáo buộc Serbia “đâm sau lưng” khi bán vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Cơ quan tình báo Nga cáo buộc Serbia bán vũ khí cho Ukraine thông qua các nước thứ ba, làm dấy lên nguy cơ rạn nứt trong quan hệ giữa hai đồng minh truyền thống khi Serbia vẫn phục thuộc vào Moscow về nguồn cung năng lượng.

Theo Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga, Serbia đã cung cấp cho Ukraine hàng trăm nghìn quả đạn pháo dành cho bệ phóng rocket, lựu pháo cùng khoảng 1 triệu viên đạn cỡ nhỏ. Các lô hàng này được cho là chuyển qua Cộng hòa Séc, Ba Lan, Bulgaria và gần đây là một số quốc gia châu Phi.

"Ngành công nghiệp quốc phòng Serbia đang tìm cách đâm sau lưng Nga", cơ quan tình báo có trụ sở tại Moscow ra tuyên bố, đồng thời liệt kê một vài nhà máy quốc phòng, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước.

Theo cơ quan này: "Chiêu bài che đậy cho các hành động chống Nga là việc sử dụng các giấy chứng nhận người dùng cuối giả mạo và sử dụng các nước trung gian".

Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić sau đó đã phản hồi chỉ trích hiếm thấy này từ phía Nga bằng tuyên bố rằng Serbia đã thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai mục đích các giấy phép xuất khẩu vũ khí, đồng thời cho biết ông đã trao đổi vấn đề này trực tiếp với Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm Moscow tháng này.

“Các nhà máy của Serbia cần phải hoạt động và tồn tại", ông Vučić phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia RTS. Ông khẳng định: “Tôi không phục vụ bất kỳ lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Serbia". Nhà lãnh đạo này cam kết tiếp tục chính sách “giữ quan hệ tốt với tất cả các bên" và nói thêm rằng ông cũng đã đối thoại với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Những tuyên bố mạnh mẽ của phía Nga có thể báo hiệu sự thay đổi trong quan hệ giữa hai quốc gia có cùng nền tảng văn hóa Slav và Chính thống giáo.

Cơ quan tình báo Nga cũng nhấn mạnh sự ủng hộ lâu dài mà Moscow dành cho người Serbia, bao gồm việc không công nhận nền độc lập của Kosovo.

“Các doanh nghiệp Serbia đang tìm cách trục lợi từ máu của các dân tộc Slav anh em, đồng thời quên mất ai mới là bạn bè thật sự và ai là kẻ thù của họ", tuyên bố của cơ quan Nga tình báo nêu rõ.

Tờ Financial Times năm ngoái đưa tin rằng sau khi xung đột nổ ra vào năm 2022, Serbia đã xuất khẩu lượng đạn dược trị giá khoảng 800 triệu euro (909 triệu USD) tới Kiev thông qua các bên trung gian.

Dù Serbia đã chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga nhưng nước này vẫn từ chối tham gia các biện pháp trừng phạt phương Tây áp đặt lên Moscow. Ông Vučić cũng là một trong số ít lãnh đạo châu Âu tham dự cuộc duyệt binh tại Moscow trong tháng này, cho thấy nỗ lực duy trì chính sách cân bằng truyền thống giữa các cường quốc.

Hiện tại, Tổng thống Vučić đang tìm cách gia hạn hợp đồng nhập khẩu khí đốt tự nhiên, trong bối cảnh Serbia vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung của tập đoàn Gazprom của Nga.

Đồng thời, Serbia cũng theo đuổi mục tiêu gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nhưng tiến trình này đã đình trệ do quan hệ chưa được giải quyết với Kosovo - vùng lãnh thổ tuyên bố độc lập vào năm 2008 dưới sự hậu thuẫn của phương Tây và việc Belgrade không tham gia các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

EU cần tăng chi tiêu quân sự và thúc đẩy quá trình gia nhập của Ukraine
EU cần tăng chi tiêu quân sự và thúc đẩy quá trình gia nhập của Ukraine

VOV.VN - Ngày 29/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, châu Âu cần khẳng định nền độc lập bằng cách tăng cường chi tiêu quốc phòng và đưa Ukraine gia nhập vào EU.

EU cần tăng chi tiêu quân sự và thúc đẩy quá trình gia nhập của Ukraine

EU cần tăng chi tiêu quân sự và thúc đẩy quá trình gia nhập của Ukraine

VOV.VN - Ngày 29/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, châu Âu cần khẳng định nền độc lập bằng cách tăng cường chi tiêu quốc phòng và đưa Ukraine gia nhập vào EU.

Ông Trump có thể chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong vòng hai tuần hay không?
Ông Trump có thể chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong vòng hai tuần hay không?

VOV.VN - Khoảng thời gian “hai tuần” dường như đã trở thành đáp án ưa thích của ông Trump cho các câu hỏi liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, trong bối cảnh tiến trình hòa đàm vẫn tắc nghẽn, rất có thể hai bên tham chiến sẽ cần nhiều hơn 2 tuần để đưa ra câu trả lời cho hòa bình.

Ông Trump có thể chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong vòng hai tuần hay không?

Ông Trump có thể chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong vòng hai tuần hay không?

VOV.VN - Khoảng thời gian “hai tuần” dường như đã trở thành đáp án ưa thích của ông Trump cho các câu hỏi liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, trong bối cảnh tiến trình hòa đàm vẫn tắc nghẽn, rất có thể hai bên tham chiến sẽ cần nhiều hơn 2 tuần để đưa ra câu trả lời cho hòa bình.

Thấy gì từ loại vũ khí đặc biệt đang định hình lại cục diện chiến sự Nga-Ukraine?
Thấy gì từ loại vũ khí đặc biệt đang định hình lại cục diện chiến sự Nga-Ukraine?

VOV.VN - UAV gắn sợi quang đang xuất hiện ngày càng nhiều trong các cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine trên chiến trường, trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực giành thêm càng nhiều thành quả quân sự càng tốt trước khi đạt được một thỏa thuận hòa bình thực sự.

Thấy gì từ loại vũ khí đặc biệt đang định hình lại cục diện chiến sự Nga-Ukraine?

Thấy gì từ loại vũ khí đặc biệt đang định hình lại cục diện chiến sự Nga-Ukraine?

VOV.VN - UAV gắn sợi quang đang xuất hiện ngày càng nhiều trong các cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine trên chiến trường, trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực giành thêm càng nhiều thành quả quân sự càng tốt trước khi đạt được một thỏa thuận hòa bình thực sự.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao