111111

Mỹ và Ấn Độ chờ đợi bước phát triển đột phá trong quan hệ chiến lược

VOV.VN - Dù là chuyến công du lần thứ sáu của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Mỹ kể từ 2014, nhưng chuyến thăm cấp nhà nước lần này của ông được mô tả là “lịch sử” với các thỏa thuận mang tính định hướng cho mối quan hệ hai nước trong tương lai.

Tầm quan trọng của Ấn Độ trong chính sách của Mỹ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ trở thành nhà lãnh đạo thế giới thứ ba (sau Tổng thống Pháp Macron và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol) được Tổng thống Joe Biden mời thăm cấp nhà nước. Đây là nghi thức ngoại giao thường chỉ dành cho những đồng minh thân cận nhất của Mỹ, trong khi đó Ấn Độ chưa bao giờ là một đồng minh của Washington.

Không chỉ chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ được thực hiện ở cấp nhà nước mà Thủ tướng Modi còn được Quốc hội Mỹ mời phát biểu trước phiên họp toàn thể chung của Hạ viện và Thượng viện Mỹ. Cho tới nay không có nhiều nguyên thủ nước ngoài được mời phát biểu trước diễn đàn như vậy và điều này cho thấy Mỹ khá coi trọng tầm quan trọng của Ấn Độ cũng như cá nhân Thủ tướng Modi trong chính sách của Mỹ.

Trước chuyến thăm này, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã thăm Ấn Độ để chuẩn bị cho chuyến đi đồng thời khẳng định rằng chuyến thăm sắp tới sẽ là bước đà giúp loại bỏ các rào cản thương mại quốc phòng, công nghệ cao và giúp giải phóng khả năng nghiên cứu của giới nghiên cứu quốc phòng của cả hai nước.

Trong các chuyến thăm này, các quan chức Mỹ đã khẳng định sự hỗ trợ của nước này đối với Ấn Độ trong việc hợp tác phát triển năng lực quân sự mạnh mẽ để ứng phó với các mối đe dọa chung trong khu vực và hai bên đã ký các thỏa thuận tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng.

Với các thỏa thuận này, Ấn Độ sẽ có khả năng tiếp cận những tiến bộ công nghệ quốc phòng tiên tiến để hiện đại hóa quân đội. Ấn Độ có thể sẽ là bạn hàng lớn nhất thế giới của Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng. Ước tính, quan hệ thương mại quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ trong tương lai có khả năng vượt quá 25 tỷ USD.

Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Kerine Jean-Pierre, chuyến thăm này sẽ củng cố các mục tiêu chung về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở cùng với việc xây dựng hợp tác song phương trên nhiều khía cạnh văn hóa, quốc phòng, giáo dục và ngoại giao nhân dân. Dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm các khía cạnh chiến lược của quan hệ đối tác Ấn Độ - Mỹ, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghệ vũ trụ và năng lượng sạch. Đây cũng sẽ là những nội dung chính trên bàn đàm phán trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Mỹ đề cao và coi trọng Ấn Độ vì có nhiều lợi ích chiến lược cơ bản và lâu dài trong mối quan hệ hợp tác với Ấn Độ. Xưa nay, Ấn Độ chưa khi nào là đồng minh của Mỹ nhưng Ấn Độ luôn luôn là một đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ, bất kể phe cánh chính trị nào lên và đang cầm quyền ở Mỹ. Ấn Độ xưa nay, bất kể đảng phái chính trị nào cầm quyền, cũng không xung khắc với Mỹ.

Trong việc thực hiện những mục tiêu và lợi ích chung bao gồm trong các vấn đề liên quan tới Nga và Trung Quốc, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, không có đồng minh hay đối tác nào khác có thể thay thế Mỹ đối với Ấn Độ và thay thế Ấn Độ đối với Mỹ. Cả hai đều tranh thủ và đề cao nhau do cùng mục tiêu và lợi ích thiết thực, chính vì vậy, sự tiếp đón long trọng của Mỹ dành cho Thủ tướng Modi đã thể hiện rất rõ Mỹ coi trọng thế nào vai trò của Ấn Độ trong chính sách của mình.

Dấu mốc mới trong quan hệ Mỹ - Ấn Độ    

Trong 7 thập kỷ qua, với mối quan hệ đối tác gần gũi, nhiều nhà lãnh đạo Ấn Độ đã đến thăm Mỹ và bản thân Tổng thống Modi cũng có 6 chuyến thăm Mỹ. Song chuyến thăm lần này của ông Modi được đánh giá sẽ là một dấu mốc khác trong hành trình này và sẽ mở đường cho mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và sâu sắc hơn giữa hai nước.

Chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Mỹ, từ ngày 21-24/6, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Chuyến thăm của Thủ tướng Modi, được đánh dấu bằng một loạt nghi lễ trang trọng, được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới cho mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và sâu sắc hơn giữa hai nền dân chủ lớn nhất thế giới, trong bối cảnh những căng thẳng địa chính trị gia tăng và tình hình thế giới luôn thay đổi.

Điều khiến chuyến thăm này càng trở nên đặc biệt hơn đó là việc Thủ tướng Modi sẽ lần thứ hai phát biểu trước Quốc hội Mỹ, sau lần đầu tiên diễn ra hồi năm 2016. Đây là điều rất hiếm gặp đối với các nhà lãnh đạo nước ngoài khi tới thăm Mỹ. Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định và thân thiện với Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Chuyến thăm như một chỉ dấu cho thấy, dẫu vẫn tồn tại với những khác biệt về quan điểm về xung đột tại Ukraine và cạnh tranh địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, quan hệ song phương Ấn Độ - Mỹ vẫn tiến bước. Chuyến thăm tới Mỹ của Thủ tướng Modi sẽ góp phần giúp cả hai nước giải quyết những khác biệt đồng thời tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược trên cơ sở lợi ích quốc gia.

Đáng chú ý, trọng tâm chuyến thăm tới Mỹ của nhà lãnh đạo Ấn Độ dự kiến sẽ là một thỏa thuận liên quan việc hợp tác sản xuất động cơ phản lực. Thỏa thuận này được đánh giá có thể thúc đẩy mối quan hệ Ấn - Mỹ lên một tầm cao mới. Với việc ký kết thỏa thuận này, Ấn Độ sẽ gia nhập nhóm các quốc gia độc quyền được tiếp cận với công nghệ tiên tiến này, bên cạnh Mỹ, Anh, Pháp và Nga. Thỏa thuận này cũng góp phần đáp ứng mục tiêu của Ấn Độ trong chiến lược "Ấn Độ tự cường" và "Sản xuất tại Ấn Độ", đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng. Mặt khác, đối với Mỹ, thông qua việc chia sẻ công nghệ quân sự tiên tiến này với Ấn Độ, nước này mong muốn gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng, Mỹ sẵn sàng hợp tác để thúc đẩy lòng tin và sự tin tưởng giữa hai quốc gia.

Ngoài ra, chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Modi sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước, góp phần củng cố cam kết chung của hai bên trong việc đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và thịnh vượng. Những kết quả đạt được sau chuyến thăm của ông Modi hứa hẹn sẽ trở thành một bước ngoặt trong quan hệ Ấn Độ - Mỹ, nhất là trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp và đối mặt với nhiều bất ổn.

Dư luận quốc tế

Dư luận quốc tế cho rằng chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Modi được coi là bước ngoặt cho quan hệ song phương, bao gồm làm sâu sắc hơn hợp tác công nghiệp quốc phòng và chia sẻ công nghệ cao. Chuyến thăm này dự kiến sẽ giúp Ấn Độ tiếp cận với các công nghệ quan trọng mà Washington hiếm khi chia sẻ với các nước không phải là đồng minh, đồng thời củng cố thêm mối quan hệ không chỉ trong nền chính trị toàn cầu mà còn cả kinh doanh và kinh tế.

Các thông báo chính được mong đợi trong chuyến thăm của ông Modi là việc Mỹ chấp thuận cho hãng General Electric sản xuất động cơ ở Ấn Độ, tạo thuận lợi cho thương vụ Ấn Độ mua 31 máy bay không người lái MQ-9B SeaGuardian có vũ trang do General Atomics sản xuất trị giá 3 tỷ USD và loại bỏ các rào cản thương mại để thúc đẩy giao thương thuận lợi hơn trong lĩnh vực quốc phòng và công nghệ cao.

Ely Ratner, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho biết chuyến thăm này của Thủ tướng Modi như một bàn đạp thực sự cho mối quan hệ Mỹ - Ấn, vì nó liên quan đến các vấn đề quốc phòng... nói riêng và một Ấn Độ mạnh mẽ hơn có thể bảo vệ lợi ích của chính mình có thể đóng góp cho an ninh khu vực.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Ấn Độ cũng cho biết, hợp tác trong lĩnh vực chất bán dẫn, không gian mạng, hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng và truyền thông chiến lược, các dự án không gian thương mại, điện toán lượng tử và việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực công nghiệp và quốc phòng cũng sẽ được thảo luận.

Lâu nay, Ấn Độ chưa khi nào là đồng minh của Mỹ nhưng hai bên là đối tác chiến lược quan trọng của nhau. Với tầm quan trọng của chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ lần này của Thủ tướng Modi cùng những thỏa thuận quan trọng dự kiến sẽ đạt được, quan hệ Mỹ - Ấn sẽ có bước phát triển đột phá, củng cố hơn nữa điều mà Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi là cặp đối tác “định hình thế kỷ 21”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ đề xuất kết nạp Liên minh châu Phi vào G20
Ấn Độ đề xuất kết nạp Liên minh châu Phi vào G20

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa gửi một bức thư tới tất cả các nước thành viên của Nhóm Các nền kinh tế Mới nổi và Phát triển hàng đầu thế giới (G20) đề nghị công nhận tư cách thành viên đầy đủ với Liên minh châu Phi.

Ấn Độ đề xuất kết nạp Liên minh châu Phi vào G20

Ấn Độ đề xuất kết nạp Liên minh châu Phi vào G20

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa gửi một bức thư tới tất cả các nước thành viên của Nhóm Các nền kinh tế Mới nổi và Phát triển hàng đầu thế giới (G20) đề nghị công nhận tư cách thành viên đầy đủ với Liên minh châu Phi.

Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ và Mỹ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu
Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ và Mỹ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu

VOV.VN - Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval ngày 13/6 đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Jake Sullivan tại thủ đô New Delhi. Cuộc họp để thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.

Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ và Mỹ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu

Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ và Mỹ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu

VOV.VN - Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval ngày 13/6 đã có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Jake Sullivan tại thủ đô New Delhi. Cuộc họp để thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.

Ấn Độ và Pakistan chuẩn bị đón bão Biparjoy
Ấn Độ và Pakistan chuẩn bị đón bão Biparjoy

VOV.VN - Cơn bão Biparjoy hình thành trên biển Arab đang tiến về phía đất liền giữa hai quốc gia Nam Á Ấn Độ và Pakistan, dự kiến đổ bộ vào bờ trong ngày 15/6.

Ấn Độ và Pakistan chuẩn bị đón bão Biparjoy

Ấn Độ và Pakistan chuẩn bị đón bão Biparjoy

VOV.VN - Cơn bão Biparjoy hình thành trên biển Arab đang tiến về phía đất liền giữa hai quốc gia Nam Á Ấn Độ và Pakistan, dự kiến đổ bộ vào bờ trong ngày 15/6.

Ấn Độ, Bangladesh đàm phán về vấn đề biên giới
Ấn Độ, Bangladesh đàm phán về vấn đề biên giới

VOV.VN - Ngày 11/6, Ấn Độ và Bangladesh bắt đầu các cuộc đàm phán định kỳ về biên giới, tại khu vực Chhawla, phía Tây Nam Delhi.

Ấn Độ, Bangladesh đàm phán về vấn đề biên giới

Ấn Độ, Bangladesh đàm phán về vấn đề biên giới

VOV.VN - Ngày 11/6, Ấn Độ và Bangladesh bắt đầu các cuộc đàm phán định kỳ về biên giới, tại khu vực Chhawla, phía Tây Nam Delhi.

Thách thức của cách mạng đường sắt Ấn Độ sau thảm kịch tàu hỏa
Thách thức của cách mạng đường sắt Ấn Độ sau thảm kịch tàu hỏa

VOV.VN - Ấn Độ sở hữu mạng lưới đường sắt lớn hàng đầu thế giới. Đường sắt là một phần quan trọng trong lịch sử hiện đại và quá trình phát triển kinh tế của quốc gia Nam Á này. Ấn Độ đang đứng trước nhiều thách thức trong phát triển ngành đường sắt và bảo đảm an toàn giao thông.

Thách thức của cách mạng đường sắt Ấn Độ sau thảm kịch tàu hỏa

Thách thức của cách mạng đường sắt Ấn Độ sau thảm kịch tàu hỏa

VOV.VN - Ấn Độ sở hữu mạng lưới đường sắt lớn hàng đầu thế giới. Đường sắt là một phần quan trọng trong lịch sử hiện đại và quá trình phát triển kinh tế của quốc gia Nam Á này. Ấn Độ đang đứng trước nhiều thách thức trong phát triển ngành đường sắt và bảo đảm an toàn giao thông.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao