111111

Hy Lạp thắt chặt an ninh biên giới do lo sợ làn sóng di cư từ Syria

Lực lượng biên phòng Hy Lạp sẽ được điều động đến khu vực đông bắc Evros, nơi có đường biên giới chung trải dài 212 km trên đất liền với Thổ Nhĩ Kỳ.

Hy Lạp đã quyết định triển khai thêm 2.000 lính biên phòng bổ sung cho khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại sẽ có một làn sóng di cư ồ ạt của người tị nạn Syria chạy trốn một cuộc xung đột đang leo thang ở đất nước này.

Lực lượng biên phòng tăng viện sẽ được điều động đến khu vực đông bắc Evros, nơi có đường biên giới chung trải dài 212 km trên đất liền với Thổ Nhĩ Kỳ. Hy Lạp hiện có khoảng 600 lính biên phòng biên giới trong khu vực này.

Ngoài ra, sẽ có 26 rào cản nổi sẽ được Hy Lạp đặt dọc theo sông Evros - nơi được coi là cửa ngõ chính mà những người nhập cư bất hợp pháp cố gắng để vào Liên minh châu Âu.

"Chúng tôi muốn "niêm phong" con sông này để Hy Lạp không còn được sử dụng như một "cửa ngõ" cho những người di cư bất hợp pháp, Bộ trưởng Bộ Trật tự công Hy Lạp, Nikos Dendias ngày 30/7 cho biết.

Người tị nạn Syria (Ảnh: Reuters)

Theo thống kê của EU, hơn 80% người nhập cư bất hợp pháp vào Liên minh châu Âu thông qua biên giới "mềm" giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Khoảng 100.000 người nhập cư đã bị bắt giữ trong khi cố gắng vượt qua biên giới giữa hai nước trong năm 2011.

Trong một nỗ lực để giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp, Hy Lạp đã bắt đầu xây dựng 12 km (8 dặm) hàng rào dọc theo một phần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Các hàng rào được trang bị dây thép gai cao 13 foot dự kiến ​​sẽ được hoàn thành vào tháng 10/2012 với chi phí khoảng 3.900.000 USD.

Cuộc xung đột tại Syria đã khiến khoảng 19.000 người thiệt mạng kể từ khi bắt đầu vào tháng 3/2011 (theo số liệu của Liên Hợp Quốc dựa trên số liệu cung cấp bởi các nhà hoạt động xã hội). Khoảng 200.000 người Syria đã chạy sang các nước láng giềng, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận khoảng 88.000 người tị nạn Syria tính đến nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao