111111

Hơn 500 bác sỹ tử vong trong đợt dịch thứ 2, khủng hoảng y tế tại Ấn Độ ngày càng tồi tệ

VOV.VN - Trước làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ hai vô cùng khốc liệt, hệ thống y tế của Ấn Độ gần như tê liệt và sụp đổ.

 “Đây là quãng thời gian rất khó khăn”

Thống kê mới nhất của Hiệp hội Y khoa Ấn Độ cho biết, đã có 515 y bác sỹ tại quốc gia này tử vong do mắc bệnh kể từ khi đợt dịch mới bùng phát từ đầu tháng 3/2021, trong số này có 1 bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình ở độ tuổi 60 và một bác sỹ sản khoa tuổi đời còn rất trẻ.

Họ đều là những y bác sỹ làm việc trên tuyến đầu, kiểm tra và xét nghiệm các bệnh nhân có triệu chứng mắc Covid-19 và những người làm việc suốt ngày đêm tại các bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 để cố gắng cứu sống bệnh nhân. Trước đó, đã có 748 bác sỹ tử vong khi làn sóng dịch bệnh đầu tiên hoành hành tại Ấn Độ vào năm 2020, theo thống kê của Hiệp hội Y khoa Ấn Độ.

Chưa kể còn có hàng trăm bác sỹ, y tá và nhân viên y tá khác bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và phải tạm dừng công việc để điều trị, kể từ khi số ca mắc gia tăng đột biến vào tháng 4. Dịch bệnh đang tàn phá nghiêm trọng hệ thống y tế và vắt kiệt sức lực của các nhân viên trong các bệnh viện trên khắp Ấn Độ.

Mayur Rathod - bác sĩ điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Saroj ở thủ đô New Dehli cho biết: “Trong lúc chúng tôi cần gấp đôi nguồn nhân lực thì số lượng nhân viên lại bị sụt giảm một nửa”.

Theo ông Mayur Rathod, trong những tuần đầu tiên của đợt dịch thứ hai, số ca bệnh gia tăng nhanh chóng và có nhiều bệnh nhân nguy kịch hơn, ở thời điểm đó, gần 100 bác sỹ và 180 y tá của bệnh viện Saroj đã được tiêm vaccine, nhưng họ vẫn bị mắc bệnh. “Đây là quãng thời gian rất khó khăn”.

Các bệnh viện khác cũng bị quá tải do sự gia tăng đột biến số ca mắc Covid-19 sau khi dịch bệnh tạm lắng trong mùa Đông. Ông Randeep Guleria, Giám đốc Viện Khoa học Y tế Ấn Độ cho biết, số bệnh nhân nhập viện trong tháng 4 tăng gấp 3 lần, lên đến gần 900 người. “Có thời điểm,100 bệnh nhân phải nằm trên sàn nhà vì thiếu giường cấp cứu”.

Ấn Độ đã ghi nhận gần 1,3 triệu ca mắc mới trong tuần qua. Nhưng ngay cả khi số ca mắc mới theo ngày giảm từ giữa tháng 5 thì số ca tử vong vẫn dao động ở mức gần 4.000 ca mỗi ngày.

Khi số bệnh nhân nhập viện ngày một nhiều, các bệnh viện đều phải cạnh tranh với nhau để có đủ nguồn cung oxy và giường bệnh. Nhiều gia đình đã lên mạng Internet để kêu gọi sự giúp đỡ, còn những gia đình khác phải đưa người thân đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác với hy vọng tìm được giường bệnh.

Nhân viên y tế kiệt sức và suy sụp

Tình trạng thiếu hụt y bác sỹ nghiêm trọng đã khiến các bệnh viện phải gồng mình để duy trì hoạt động và trấn an tinh thần của các nhân viên y tế. Những sinh viên đang theo học tại các trường y cũng được huy động đến để làm việc.

Bác sỹ Ajay Swaroop, trưởng khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Sir Ganga Ram ở New Delhi cho biết: “Mọi thứ giống như một cuộc chiến tranh với tuyến phòng thủ thứ nhất và thứ hai. Trước đây chúng tôi có quy định không đưa những bác sỹ trên 60 tuổi hoặc có bệnh lý nền tham gia điều trị cho bệnh nhân Covid-19, nhưng khi các bác sỹ trẻ hơn bị mắc bệnh thì những bác sỹ cao tuổi cũng phải đảm đương công việc”.

Kể từ tháng 3/2021, đã có 474 nhân viên y tế tại Ganga Ram đã bị mắc bệnh, trong đó có 148 bác sĩ và 186 y tá. Ông Ajay Swaroop cho biết, mọi người đều rất mệt mỏi, sợ hãi và lo lắng những người thân yêu của mình sẽ bị nhiễm bệnh. “Cuộc chiến chưa có hồi kết vì thế chúng tôi vẫn luôn động viên và khích lệ họ”.

Cuộc chiến chống Covid-19 trở nên phức tạp hơn do sự xuất hiện của các biến thể mới. Giới chức y tế Ấn Độ trong tuần này cho biết, biến thể B.1.617 đang lây lan nhanh chóng tại nước này và xuất hiện nhiều tại những khu vực có số ca mắc mới cao nhất.

Tại thủ đô New Dehli, nhà chức trách cho biết đã có hơn 100 bác sỹ tử vong trong làn sóng thứ hai. Theo Hiệp hội Y tế New Dehli, nhiều bác sỹ đã bị suy sụp sức khỏe do căng thẳng và làm việc liên tục suốt nhiều giờ, hơn 50% những người chưa được tiêm vaccine đầy đủ đã bị nhiễm bệnh.

Các bệnh viện ở những khu vực khác cũng chịu tình trạng khủng hoảng tương tự. Giới chức bệnh viện Rajaji tại bang Tamil Nadu cho biết, đã có 1 bác sỹ tử vong và gần 150 nhân viên y tế tại bệnh viện này bị mắc bệnh.

Ông Senthil Kerupiah – điều phối viên điều trị Covid-19 của bệnh viện Rajaji chia sẻ: “Làn sóng thứ hai dữ dội hơn làn sóng thứ nhất. Chúng tôi tiếp nhận một số lượng lớn bệnh nhân nhưng lại không thể cung cấp cho họ sự chăm sóc tốt nhất vì thiếu nhân viên và trang thiết bị y tế. Chúng tôi suy sụp về tinh thần trong suốt thời gian dịch bệnh diễn ra và cũng không biết trước khi nào nó kết thúc”.

Theo cựu chủ tịch Hiệp hội Y khoa Ấn Độ Rajan Sharma, nhóm "bị ảnh hưởng nặng nề nhất" là những nhân viên y tế địa phương – những người tiếp xúc với bệnh nhân trước khi họ được chẩn đoán mắc bệnh và dễ phơi nhiễm với virus.

Fameer C. Karutha – một quan chức tại Viện Khoa học Y tế All India nói rằng: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến tình huống khẩn cấp lên cao đến đỉnh điểm như vậy. Khi các đồng nghiệp bị mắc bệnh, những người khác sẽ bị ảnh hưởng về tinh thần và căng thẳng hơn. Nếu họ không thể tiếp tục công việc, những người còn lại sẽ phải chăm sóc cho nhiều bệnh nhân hơn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chưa hết quay cuồng vì Covid-19, Ấn Độ lại đau đầu vì dịch “nấm đen”
Chưa hết quay cuồng vì Covid-19, Ấn Độ lại đau đầu vì dịch “nấm đen”

VOV.VN - Số ca mắc bệnh nấm đen tại Ấn Độ tăng mạnh trong những ngày gần đây và hiện đã lên tới con số hơn 10.000 ca. Ít nhất 10 bang tại Ấn Độ đã phải tuyên bố nấm đen là bệnh dịch. Căn bệnh hiếm gặp và gây chết người này khiến cuộc chiến chống Covid-19 ở Ấn Độ thêm phần gian nan.

Chưa hết quay cuồng vì Covid-19, Ấn Độ lại đau đầu vì dịch “nấm đen”

Chưa hết quay cuồng vì Covid-19, Ấn Độ lại đau đầu vì dịch “nấm đen”

VOV.VN - Số ca mắc bệnh nấm đen tại Ấn Độ tăng mạnh trong những ngày gần đây và hiện đã lên tới con số hơn 10.000 ca. Ít nhất 10 bang tại Ấn Độ đã phải tuyên bố nấm đen là bệnh dịch. Căn bệnh hiếm gặp và gây chết người này khiến cuộc chiến chống Covid-19 ở Ấn Độ thêm phần gian nan.

Bất bình đẳng vaccine làm trầm trọng hơn khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ
Bất bình đẳng vaccine làm trầm trọng hơn khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ

VOV.VN - Bất bình đẳng vaccine trong đại dịch Covid-19 đang xảy ra nghiêm trọng ở Ấn Độ, nơi khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng phân tầng xã hội.

Bất bình đẳng vaccine làm trầm trọng hơn khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ

Bất bình đẳng vaccine làm trầm trọng hơn khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ

VOV.VN - Bất bình đẳng vaccine trong đại dịch Covid-19 đang xảy ra nghiêm trọng ở Ấn Độ, nơi khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng phân tầng xã hội.

Lý do khiến Ấn Độ - “Nhà thuốc của Thế giới” lại thiếu vaccine Covid-19
Lý do khiến Ấn Độ - “Nhà thuốc của Thế giới” lại thiếu vaccine Covid-19

VOV.VN - Ấn Độ hiện là ổ dịch Covid-19 số 1 châu Á. Mặc dù được coi là trung tâm sản xuất vaccine hàng đầu thế giới, Ấn Độ hiện đang thiếu vaccine để ngăn ngừa đại dịch viêm đường hô hấp cấp.

Lý do khiến Ấn Độ - “Nhà thuốc của Thế giới” lại thiếu vaccine Covid-19

Lý do khiến Ấn Độ - “Nhà thuốc của Thế giới” lại thiếu vaccine Covid-19

VOV.VN - Ấn Độ hiện là ổ dịch Covid-19 số 1 châu Á. Mặc dù được coi là trung tâm sản xuất vaccine hàng đầu thế giới, Ấn Độ hiện đang thiếu vaccine để ngăn ngừa đại dịch viêm đường hô hấp cấp.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao