111111

Thực hư mức độ tàn phá cơ sở hạt nhân Iran sau loạt bom của Mỹ và Israel

VOV.VN - Cả Mỹ và Israel đã tung những đòn oanh tạc dữ dội vào hệ thống cơ sở hạt nhân trọng yếu của Iran. Phía Iran cũng đã lên tiếng về những tàn phá do phía Mỹ gây ra tại đây. Tuy nhiên, nội bộ Mỹ vẫn có những tranh cãi về việc chương trình hạt nhân của Iran đã bị xóa sổ hay chưa.

Mâu thuẫn thông tin trong nội bộ Mỹ về hạt nhân Iran

Hôm 25/6/2025, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) của Mỹ, John Ratcliffe, tuyên bố cơ quan này đã thu được một bộ bằng chứng khẳng định chương trình hạt nhân của Iran đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi những cuộc không kích gần đây. Tình báo quốc phòng Israel có chung nhận định này. Cả hai cùng cho rằng Iran sẽ phải mất nhiều năm để khôi phục lại chương trình hạt nhân của mình.

Tuy nhiên, hôm 24/6, một báo cáo phân tích sơ bộ của Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) lại cho rằng loạt không kích của Mỹ trong chiến dịch mang mật danh “Búa đêm” vào ngày 22/6 (giờ Iran) đã không phá hủy được một số thành phần chủ chốt trong chương trình hạt nhân Iran và có thể chỉ đẩy lùi được chương trình này vài tháng.

Nhà Trắng đã bác bỏ báo cáo đó của tình báo quốc phòng Mỹ và tiếp tục bảo vệ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Trump từ trước đó cho rằng chiến dịch ném bom của Mỹ đã xóa sổ năng lực của Iran chế tạo một vũ khí hạt nhân.

Nhiều nguồn tin thân quen với quá trình đánh giá này của Lầu Năm Góc (tức Bộ Quốc phòng Mỹ) cho biết “bản đánh giá cuối cùng sau trận đánh” do DIA thực hiện có thể mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần để hoàn tất.

Quy trình đánh giá của tình báo quốc phòng Mỹ

Bản phân tích ban đầu của DIA được thực hiện vào khoảng 24 giờ sau loạt không kích do quân đội Mỹ thực hiện nhằm vào 3 cơ sở hạt nhân hàng đầu của Iran. Bản đánh giá sơ bộ chỉ dài có 5 trang giấy. Các nguồn tin nói rằng do đây là phân tích sơ bộ nên mức tin cậy của nó là ở mức thấp. Một quan chức Mỹ cho hay, DIA chưa điều phối với cộng đồng tình báo rộng hơn của Mỹ và bản thân tài liệu sơ bộ này của DIA thừa nhận cần nhiều tuần để có bản đánh giá cuối cùng.

Một bản đánh giá như vậy (BDA) thường gồm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn I đánh giá hư hại vật lý đối với mục tiêu. Giai đoạn II đánh giá tác động về mặt chức năng đối với mục tiêu. Giai đoạn III tích hợp tất cả thông tin tình báo mà quân đội Mỹ có được để đánh giá tác động tổng thể lên hệ thống mục tiêu, ở đây là chương trình hạt nhân của Iran.

Bản đánh giá nói trên của DIA đã thuộc Giai đoạn III nhưng vẫn là bản đánh giá ở cấp độ sơ bộ.

Báo cáo BDA phiên bản cuối cùng theo thông lệ sẽ bao gồm các khuyến nghị về việc Mỹ có cần thực hiện thêm các cuộc không kích nữa để đạt mục tiêu đề ra hay không. Bản sơ bộ thì chưa có những khuyến nghị như vậy.

Đánh giá ban đầu thường dựa trên ít nhất là việc mô hình hóa kỹ thuật những tác động lên mục tiêu từ loại bom do Mỹ sử dụng. Tuy nhiên, khi khảo sát trên thực địa sau oanh tạc, tình hình có thể khác đi nhiều, như trong trường hợp Mỹ ném bom Nam Tư vào năm 1999.

Có một thực tế là giới chức Mỹ hiện nay không thể trực tiếp thanh tra những vị trí vừa bị ném bom tại Iran. Cho nên giới phân tích tình báo của Mỹ sẽ phải xâu chuỗi mọi thứ từ hình ảnh vệ tinh, thông tin bị chặn thu, đến thông tin tình báo do những đồng minh như Israel chia sẻ.

Mức độ tàn phá của bom Mỹ

Báo cáo mật sơ bộ của Mỹ cho rằng vụ ném bom do Mỹ thực hiện chỉ kéo lùi chương trình hạt nhân của Iran lại 6 tháng. Báo cáo này cho biết, chiến dịch không kích này chỉ bít lối vào 2 cơ sở hạt nhân và không đánh sập được các tòa nhà dưới lòng đất.

Trước khi diễn ra cuộc tiến công đường không, các cơ quan tình báo Mỹ nhận định rằng nếu Iran nỗ lực đẩy mạnh việc làm bom hạt nhân, họ sẽ mất khoảng 3 tháng. Sau loạt bom của Mỹ hôm 22/6 cùng những đòn đánh của không quân Israel, DIA ước tính rằng chương trình hạt nhân của Iran bị thụt lùi khoảng 6 tháng.

Các quan chức lưu ý rằng theo báo cáo trên, cả 3 cơ sở hạt nhân chính là Fordow, Natanz và Isfahan đã bị hư hại ở mức độ nhẹ hoặc nặng, trong đó cơ sở ở Natanz chịu hư hại nặng nhất. Hiện không rõ Iran có cố gắng xây lại chương trình hạt nhân của mình hay không.

Các quan chức quân sự đương chức và nghỉ hưu cảnh báo trước khi Mỹ tập kích Iran rằng cơ sở Fordow nằm sâu tới 76m trong lòng núi nên để phá hủy triệt để cơ sở này, sẽ phải cần đến nhiều đợt không kích trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần. Tuy nhiên, ông Trump đã ra lệnh dừng lại sau đợt ném bom thứ nhất.

Ngày 22/6, Mỹ dùng máy bay tàng hình B-2 để thả 12 quả bom hạng nặng GBU-57 (chuyên về xuyên phá boong-ke, mỗi quả nặng 14 tấn) xuống riêng căn cứ Fordow. Sau không kích, có thể thấy rõ 6 hố bom lớn trên bề mặt núi ở đây.

Loạt bom này đã làm hư hại hệ thống điện tại cơ sở Fordow. Không rõ Iran sẽ mất bao lâu để tiếp cận được những tòa nhà trong sườn núi Fordow, sửa chữa hệ thống điện tại đó và lắp đặt lại các thiết bị đã được di dời.

Tổng thống Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth cho rằng loạt bom đã phá hủy hoàn toàn cơ sở ngầm Fordow nhưng tướng Dan Caine - chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, lại tỏ ra thận trọng hơn khi mô tả tác động của vụ tập kích. Ông nói, chiến dịch này được thiết kế nhằm làm suy yếu cơ sở hạ tầng của Iran cho vũ khí hạt nhân. Ông tuyên bố còn quá sớm để đánh giá chương trình hạt nhân của Iran còn lại bao nhiêu.

Tướng Joseph L. Votelm, cựu tư lệnh Bộ tư lệnh Trung tâm của quân đội Mỹ đánh giá cao thứ vũ khí mà Mỹ đã sử dụng nhưng ông cũng lưu ý rằng vẫn còn những nhân tố khác dù mọi thứ có diễn ra theo kế hoạch.

Các câu hỏi cũng xoay quanh mức độ tàn phá với cơ sở hạt nhân Isfahan, nơi người ta tin rằng Iran tích trữ sâu dưới lòng đất lượng urani đã làm giàu ở mức độ cao.

co so hat nhan Iran Fordow sau khi bi My tap kich Iran, anh ve tinh -maxar.jpg

Tấn công cơ sở hạt nhân Iran: Mỹ và Israel có thành công?

VOV.VN - Ngay khi đồng minh của Mỹ là Israel mở chiến dịch không kích chưa từng có tiền lệ nhằm vào Iran vào ngày 13/6/2025, mục đích của Israel là rất rõ ràng, đó là xóa bỏ lâu dài mối đe dọa sinh tồn đối với họ từ năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Iran.

Iran đi trước một bước?

Hai nguồn tin quen thuộc với chiến dịch “Búa đêm” cho biết, một số quan chức Mỹ tin rằng Iran cũng duy trì các cơ sở hạt nhân bí mật đã không bị chiến dịch quân sự vừa qua của Mỹ và Israel nhắm tới và các cơ sở này vẫn đang hoạt động.

Một số quan chức Israel cho biết, họ tin rằng chính phủ Iran đã duy trì những cơ sở làm giàu urani bí mật quy mô nhỏ để giúp nước này tiếp tục chương trình hạt nhân trong tình huống bị đối phương tấn công các cơ sở lớn.

Một câu hỏi lớn nữa, theo một nghị sĩ Mỹ, là liệu Iran đã dịch chuyển kho urani làm giàu của họ ra khỏi các cơ sở hạt nhân trước khi bị Mỹ ném bom. Trước đây Tổng thống Trump đã công khai tuyên bố mình đang cân nhắc tấn công một trong các cơ sở ấy nên Iran có thể đã chủ động di dời thiết bị để phòng ngừa.

Báo cáo sơ bộ của DIA thì cho rằng phần nhiều kho urani đã làm giàu của Iran được di dời trước khi Mỹ ra tay. Theo đó, Mỹ mới chỉ phá hủy được chút ít vật liệu hạt nhân của Iran, và Iran có thể đã chuyển số vật liệu hạt nhân còn lại đến những địa điểm bí mật. DIA cho rằng Iran vẫn giữ lại được những nhân tố chủ chốt của chương trình hạt nhân bất chấp cuộc tấn công của Mỹ.

Một quan chức Israel giấu tên cho hay, tình báo Israel đã theo dõi phản ứng của ban lãnh đạo Iran trước chiến dịch tập kích của Mỹ và Israel. Ông nói: “Chúng tôi không tin là mọi người trong ban lãnh đạo ấy nắm rõ những gì đã thực sự diễn ra, bởi vì toàn bộ chương trình hạt nhân của họ được chia thành những bộ phận tách biệt, họ không chia sẻ nhiều thông tin. Hơn nữa, nhiều sĩ quan tham gia sâu vào chương trình này ở cấp cơ sở đã bị trừ khử. Nên nhiều lãnh đạo cấp cao của Iran chưa bắt đầu hiểu đầy đủ những gì đã xảy ra”.

Trong khi đó, chính quyền Iran nói rằng họ sẽ tiếp tục chương trình hạt nhân của mình, nhưng là cho mục đích hòa bình.

Xem thêm:

>> Iran tuyên bố đã “áp lệnh ngừng bắn” lên Israel và Mỹ

>> Cách Mỹ và Israel có thể xuyên phá cơ sở hạt nhân Iran nằm sâu trong lòng núi

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Qatar lên tiếng về loạt tên lửa Iran phóng thẳng vào căn cứ Mỹ tại đây
Qatar lên tiếng về loạt tên lửa Iran phóng thẳng vào căn cứ Mỹ tại đây

VOV.VN - Iran vừa phóng loạt tên lửa vào căn cứ Mỹ đặt trên lãnh thổ Qatar. Phòng không Qatar đã đánh chặn số tên lửa này. Doha cũng phản đối hành động quân sự của Iran. Mặc dù vậy, nhiều thông tin xác nhận Iran đã thông tin trước cho Qatar về ý đồ tập kích.

Qatar lên tiếng về loạt tên lửa Iran phóng thẳng vào căn cứ Mỹ tại đây

Qatar lên tiếng về loạt tên lửa Iran phóng thẳng vào căn cứ Mỹ tại đây

VOV.VN - Iran vừa phóng loạt tên lửa vào căn cứ Mỹ đặt trên lãnh thổ Qatar. Phòng không Qatar đã đánh chặn số tên lửa này. Doha cũng phản đối hành động quân sự của Iran. Mặc dù vậy, nhiều thông tin xác nhận Iran đã thông tin trước cho Qatar về ý đồ tập kích.

Bên trong căn hầm Hamas ở Gaza, nơi thủ lĩnh Muhammad Sinwar bị Israel hạ sát
Bên trong căn hầm Hamas ở Gaza, nơi thủ lĩnh Muhammad Sinwar bị Israel hạ sát

VOV.VN - Thủ lĩnh hàng đầu của Hamas, Muhammad Sinwar, mới đây đã bị hạ sát ngay trong căn hầm của mình sau loạt không kích của Israel. Mùi tử khí xộc ra từ căn phòng nhỏ. Điều đáng chú ý là căn hầm này nằm ngay bên dưới một bệnh viện dân sự tại Gaza.

Bên trong căn hầm Hamas ở Gaza, nơi thủ lĩnh Muhammad Sinwar bị Israel hạ sát

Bên trong căn hầm Hamas ở Gaza, nơi thủ lĩnh Muhammad Sinwar bị Israel hạ sát

VOV.VN - Thủ lĩnh hàng đầu của Hamas, Muhammad Sinwar, mới đây đã bị hạ sát ngay trong căn hầm của mình sau loạt không kích của Israel. Mùi tử khí xộc ra từ căn phòng nhỏ. Điều đáng chú ý là căn hầm này nằm ngay bên dưới một bệnh viện dân sự tại Gaza.

Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?
Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?

VOV.VN - “Móng tay nhọn” liệu có bóc được “vỏ quýt” cực dày? Đây là tình huống giữa bom xuyên phá khủng GBU-57 MOP của Mỹ và phương án xây cơ sở hạt nhân của Iran nằm rất sâu dưới núi.

Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?

Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?

VOV.VN - “Móng tay nhọn” liệu có bóc được “vỏ quýt” cực dày? Đây là tình huống giữa bom xuyên phá khủng GBU-57 MOP của Mỹ và phương án xây cơ sở hạt nhân của Iran nằm rất sâu dưới núi.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao