111111

Nét chính trong thỏa thuận hòa bình tiềm tàng Nga - Ukraine

VOV.VN - Cả Nga và Ukraine đều nói rằng họ muốn đàm phán về hòa bình giữa hai nước. Vậy đâu là những nét chính và những rủi ro trong một thỏa thuận hòa bình tiềm tàng như vậy?

Bảo đảm an ninh cho Ukraine trong thỏa thuận với Nga

Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine năm 2022. Trước đó, hồi năm 2014, Nga cũng đã sáp nhập bán đảo Crimea từng nằm dưới sự quản lý của Ukraine. Trong bối cảnh ấy, Ukraine tuyên bố cần những đảm bảo an ninh từ các nước lớn, chủ yếu là Mỹ. Ukraine muốn nhiều thứ hơn so với Bản ghi nhớ Budapest 1994 mà trong đó Nga, Mỹ và Anh nhất trí tôn trọng chủ quyền của Ukraine và tránh dùng vũ lực đối với Ukraine. Khi ấy, các nước lớn này chỉ đơn giản hứa hẹn sẽ họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nếu Ukraine bị tấn công.

Tuy nhiên, các nguồn tin liên quan đến các cuộc thảo luận về vấn đề này cho rằng, bất cứ bảo đảm an ninh nào có thể triển khai được thì sẽ đẩy phương Tây vào nguy cơ chiến tranh với Nga trong tương lai, còn bất cứ thỏa thuận an ninh không có tính khả thi lại sẽ đẩy Ukraine vào nguy cơ bị tấn công.

Theo các dự thảo đề xuất mà hãng tin Reuters đã được xem, các nhà ngoại giao nói tới một “bảo đảm an ninh mạnh mẽ”, bao gồm một thỏa thuận giống như Điều 5 trong Hiệp ước NATO với nội dung các nước đồng minh cam kết bảo vệ lẫn nhau trong tình huống một nước bị tấn công, dù rằng Ukraine không phải là thành viên của liên minh NATO.

Theo thỏa thuận 2022 (đã thất bại), Ukraine sẽ đồng ý trung lập vĩnh viễn để đổi lại những đảm bảo an ninh từ 5 nước thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đó là Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ, và những nước khác, bao gồm Belarus, Canada, Đức, Israel, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, theo một bản dự thảo mà Reuters đã được xem.

Tuy nhiên, giới chức Kiev nói rằng, việc đồng ý về tính trung lập của Ukraine là một lằn ranh đỏ mà họ sẽ không vượt qua.

Vấn đề trung lập của Ukraine

Nga liên tục nhắc lại rằng việc Ukraine xin gia nhập NATO là nguyên nhân gây ra chiến tranh và là điều không thể chấp nhận được. Nga yêu cầu Ukraine phải trung lập, không được cho nước ngoài mở căn cứ trên lãnh thổ Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố Moscow không có quyền quyết định đồng minh của Kiev.

Tại Thượng đỉnh Bucharest 2008, các nhà lãnh đạo NATO đồng ý rằng Ukraine và Gruzia sẽ được kết nạp vào NATO một ngày nào đó. Ukraine vào năm 2019 đã sửa đổi hiến pháp của mình, cam kết theo đuổi hành trình trở thành thành viên đầy đủ của NATO và Liên minh châu Âu (EU).

Đặc phái viên Mỹ, Keith Kellogg, nói rằng tư cách thành viên NATO cho Ukraine đã bị gạt khỏi các cuộc thảo luận. Tổng thống Mỹ Trump cũng tuyên bố rằng sự ủng hộ trước đây của Mỹ dành cho nỗ lực của Ukraine gia nhập NATO là một nguyên nhân gây ra chiến tranh.

Hồi năm 2022, Nga và Ukraine đã thảo luận về trạng thái trung lập lâu dài cho Ukraine. Nga muốn giới hạn lực lượng vũ trang Ukraine, theo một bản dự thảo thỏa thuận mà Reuters được xem. Tuy nhiên, Ukraine phản đối mạnh mẽ các ý tưởng cắt giảm quy mô và năng lực của quân đội Ukraine.

Nga cũng cho hay họ không phản đối Ukraine tìm cách gia nhập EU, mặc dù một số thành viên của EU có thể phản đối nỗ lực này của Kiev.

Lãnh thổ do hai bên kiểm soát

Moscow hiện nay kiểm soát khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine. Moscow tuyên bố những lãnh thổ này đã trở thành lãnh thổ chính thức của Nga. Những lãnh thổ đó bao gồm toàn bộ bán đảo Crimea, hầu hết tỉnh Lugansk, hơn 70% diện tích các tỉnh Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson, và một phần của tỉnh Kharkov.

Trong đề xuất hòa bình do Tổng thống Nga đưa ra vào tháng 6/2024, Ukraine sẽ phải rút khỏi toàn bộ các tỉnh và vùng nói trên, kể cả khỏi những khu vực mà hiện Nga không kiểm soát (dù Nga có tuyên bố chủ quyền).

Theo một dự thảo hòa bình do chính quyền Tổng thống Mỹ Trump soạn thảo, Mỹ sẽ công nhận về pháp lý quyền kiểm soát của Nga đối với Crimea và công nhận trên thực tế quyền kiểm soát của Nga đối với Lugansk và các phần của Zaporizhzhia, Donetsk và Kherson. Vẫn theo dự thảo này, Ukraine sẽ nỗ lực giành lại lãnh thổ của họ tại tỉnh Kharkov, còn Mỹ sẽ kiểm soát và quản lý nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hiện do Nga kiểm soát.

Thế nhưng, Kiev tuyên bố việc công nhận về pháp lý chủ quyền của Nga đối với những khu vực bị chiếm đóng là điều không được phép, đồng thời vi phạm Hiến pháp Ukraine. Nhưng những vấn đề về lãnh thổ như vậy có thể được thảo luận một khi lệnh ngừng bắn được thực thi.

Đặc phái viên của Tổng thống Trump, Steve Witkoff, nói với hãng Breitbart News vào tuần trước rằng “những vấn đề chính ở đây là các tỉnh, nhà máy điện hạt nhân, cách thức Ukraine sử dụng sông Dnipro và đi ra biển”.

Vấn đề trừng phạt, dầu khí và tái thiết

Nga muốn phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào họ. Nga hoài nghi khả năng này có thể diễn ra sớm. Ngay cả khi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt do họ áp lên Nga, thì các lệnh trừng phạt của EU và các nước phương Tây khác, như của Australia, Anh, Canada, và của Nhật Bản có thể duy trì trong nhiều năm nữa. Phía Ukraine muốn các lệnh trừng phạt này được giữ lại.

Chính quyền Mỹ đang nghiên cứu các cách thức làm giảm nhẹ lệnh trừng phạt áp lên ngành năng lượng của Nga như một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn của Washington cho tình huống Moscow đồng ý kết thúc chiến tranh.

Tổng thống Trump phán đoán rằng Tổng thống Putin có khuynh hướng giải quyết xung đột Ukraine sau khi giá dầu sụt giảm gần đây.

Một số nhà ngoại giao đồn đoán rằng Mỹ, Nga và Saudi Arabia đang tìm kiếm mức giá dầu thấp hơn như một phần trong cuộc mặc cả lớn hơn liên quan đến những vấn đề từ Trung Đông cho đến Ukraine.

Trước đó, theo Reuters, giới chức Moscow và Washington đã tiến hành thảo luận về việc Mỹ giúp hồi sinh lại hoạt động bán khí đốt của Nga sang châu Âu.

Việc tái thiết Ukraine sẽ tốn hàng tỷ USD. Các nước châu Âu muốn sử dụng một số tài sản thuộc Nga bị đóng băng ở phương Tây để giúp Kiev. Nga không chấp nhận được điều này.

Tuy nhiên, theo Reuters hồi tháng 2/2025, Nga có thể đồng ý sử dụng 300 tỷ USD từ các tài sản của họ bị đóng băng ở châu Âu để tái thiết Ukraine. Tuy nhiên, Nga khẳng định rằng một phần của khoản tiền này phải được chi cho 1/5 diện tích Ukraine đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nga. Còn Ukraine tuyên bố họ muốn toàn bộ khoản 300 tỷ USD phải rót vào hoạt động tái thiết nước Ukraine hậu chiến.

Xem thêm:

>> Ông Zelensky gây áp lực lên ông Putin thế nào trong đàm phán Nga - Ukraine?

>> Tổng thống Ukraine Zelensky muốn gặp Tổng thống Nga Putin ở Istanbul

>> Phương Tây gửi thêm vũ khí tăng cường sức mạnh quân sự cho Ukraine

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ukraine được lợi như thế nào trong thỏa thuận khoáng sản vừa ký với Mỹ?
Ukraine được lợi như thế nào trong thỏa thuận khoáng sản vừa ký với Mỹ?

VOV.VN - Ukraine đã cố gắng để có thêm một số điều khoản thuận lợi trước khi đặt bút ký với Mỹ thỏa thuận khoáng sản quan trọng.

Ukraine được lợi như thế nào trong thỏa thuận khoáng sản vừa ký với Mỹ?

Ukraine được lợi như thế nào trong thỏa thuận khoáng sản vừa ký với Mỹ?

VOV.VN - Ukraine đã cố gắng để có thêm một số điều khoản thuận lợi trước khi đặt bút ký với Mỹ thỏa thuận khoáng sản quan trọng.

Chiêu thức kép của ông Putin đối với Mỹ và Ukraine trong vấn đề ngừng bắn
Chiêu thức kép của ông Putin đối với Mỹ và Ukraine trong vấn đề ngừng bắn

VOV.VN - Chưa bao giờ vấn đề ngừng bắn và hòa đàm cho xung đột Nga - Ukraine lại được bàn nhiều như hiện nay. Nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Nga Putin đang khéo léo áp dụng chiêu thức kép với cả Mỹ và Ukraine trong vấn đề này.

Chiêu thức kép của ông Putin đối với Mỹ và Ukraine trong vấn đề ngừng bắn

Chiêu thức kép của ông Putin đối với Mỹ và Ukraine trong vấn đề ngừng bắn

VOV.VN - Chưa bao giờ vấn đề ngừng bắn và hòa đàm cho xung đột Nga - Ukraine lại được bàn nhiều như hiện nay. Nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Nga Putin đang khéo léo áp dụng chiêu thức kép với cả Mỹ và Ukraine trong vấn đề này.

Tổng thống Mỹ Trump đe dọa trừng phạt lớn nếu Nga không chịu đàm phán hòa bình
Tổng thống Mỹ Trump đe dọa trừng phạt lớn nếu Nga không chịu đàm phán hòa bình

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump vừa đe dọa áp các lệnh trừng phạt quy mô lớn nhằm vào Nga sau khi nước này tấn công ồ ạt cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Ông Trump yêu cầu cả Nga và Ukraine sớm ngồi vào bàn đàm phán trước khi quá muộn.

Tổng thống Mỹ Trump đe dọa trừng phạt lớn nếu Nga không chịu đàm phán hòa bình

Tổng thống Mỹ Trump đe dọa trừng phạt lớn nếu Nga không chịu đàm phán hòa bình

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump vừa đe dọa áp các lệnh trừng phạt quy mô lớn nhằm vào Nga sau khi nước này tấn công ồ ạt cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Ông Trump yêu cầu cả Nga và Ukraine sớm ngồi vào bàn đàm phán trước khi quá muộn.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao