111111

Các cơ sở hạt nhân then chốt trong chương trình hạt nhân của Iran

VOV.VN - Israel đã không kích vào cơ sở hạt nhân Natanz của Iran trong cuộc tấn công rạng sáng 13/6, thổi bùng lo ngại về leo thang xung đột trong khu vực. Ngoài Natanz, Iran còn sở hữu những cơ sở hạt nhân quan trọng nào?

Rạng sáng 13/6, Israel tuyên bố đã tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu hạt nhân của Iran nhằm ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân. Truyền thông và nhân chứng tại Iran cho biết đã xảy ra nhiều vụ nổ, bao gồm cả tại cơ sở làm giàu urani chính của nước này.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định, các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng hạt nhân, các nhà máy tên lửa đạn đạo và năng lực quân sự của Iran.

Dưới đây là thông tin về một số cơ sở hạt nhân quan trọng nhất của Iran.

Các cơ sở hạt nhân của Iran nằm ở đâu?

Chương trình hạt nhân của Iran trải dài trên nhiều địa điểm. Trong khi mối đe dọa từ các cuộc không kích của Israel đã tồn tại suốt nhiều thập kỷ, thì chỉ một số cơ sở được xây dựng dưới lòng đất.

Iran có chương trình vũ khí hạt nhân không?

Mỹ và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tin rằng Iran từng có một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật nhưng đã chấm dứt từ năm 2003. Iran luôn phủ nhận việc từng có, hoặc có kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân.

Năm 2015, Iran ký thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới, theo đó Tehran đồng ý hạn chế hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, thỏa thuận đổ vỡ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận năm 2018. Iran sau đó bắt đầu rút khỏi các cam kết từ năm 2019.

Iran có đang gia tăng hoạt động làm giàu urani?

Kể từ sau khi thỏa thuận sụp đổ, Iran đã mở rộng chương trình làm giàu urani, rút ngắn thời gian cần thiết để có đủ nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân (gọi là “thời gian bứt phá”) từ khoảng 1 năm xuống chỉ còn vài ngày hoặc hơn một tuần.

Việc chế tạo một quả bom hạt nhân thực tế sẽ mất thêm nhiều thời gian, dù con số cụ thể vẫn đang gây tranh cãi.

Hiện Iran đang làm giàu urani đến mức độ tinh khiết 60%, gần với mức 90% dùng cho vũ khí, tại 2 cơ sở. Theo chuẩn đánh giá của IAEA, lượng urani này nếu được làm giàu tiếp, có thể đủ cho 6 quả bom hạt nhân.

Natanz

Thủ tướng Netanyahu xác nhận Israel đã tấn công Natanz trong đợt không kích vừa qua.

Đây là khu phức hợp hạt nhân quan trọng bậc nhất của Iran, nằm ở đồng bằng tiếp giáp với vùng núi, gần thành phố Qom ở phía nam Tehran. Natanz có 2 nhà máy làm giàu urani: nhà máy dưới lòng đất lớn (FEP) và nhà máy thí điểm trên mặt đất (PFEP).

Cơ sở này bị một nhóm đối lập Iran lưu vong tiết lộ vào năm 2002, làm dấy lên căng thẳng giữa Iran và phương Tây kéo dài đến hiện tại.

FEP được thiết kế để vận hành thương mại, với sức chứa tới 50.000 máy ly tâm. Hiện tại, khoảng 16.000 máy đã được lắp đặt, trong đó 13.000 máy đang hoạt động, làm giàu urani tới mức 5%.

Các nhà ngoại giao cho biết FEP nằm sâu khoảng ba tầng dưới mặt đất. Có nhiều tranh cãi về mức độ thiệt hại mà không kích có thể gây ra tại đây. Năm 2021, một vụ nổ và cúp điện xảy ra khiến nhiều máy ly tâm hư hỏng – Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ việc.

PFEP, nhà máy trên mặt đất, chỉ có vài trăm máy ly tâm, nhưng lại là nơi Iran đang làm giàu urani tới 60%.

Fordow

Nằm ở phía đối diện Qom, Fordow được xây dựng bên trong một ngọn núi, có mức bảo vệ cao hơn nhiều so với Natanz.

Thỏa thuận hạt nhân 2015 cấm Iran làm giàu urani tại Fordow, nhưng hiện nay có khoảng 2.000 máy ly tâm hoạt động tại đây, phần lớn là máy IR-6 tiên tiến. Khoảng 350 máy đang làm giàu uranium ở mức tới 60%.

Năm 2009, Mỹ, Anh và Pháp tiết lộ Iran đã bí mật xây dựng Fordow trong nhiều năm mà không báo cáo cho IAEA. Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama khẳng định: “Quy mô và thiết kế của cơ sở này không phù hợp với một chương trình hòa bình”.

Isfahan

Trên vùng ngoại ô thành phố lớn thứ hai của Iran là Isfahan, Tehran đặt một trung tâm công nghệ hạt nhân lớn. Tại đây có nhà máy sản xuất tấm nhiên liệu (FPFP) và nhà máy chuyển đổi uranium (UCF), nơi urani được xử lý thành uranium hexafluoride – nguyên liệu cho máy ly tâm.

Iran cũng lưu trữ urani đã làm giàu tại Isfahan. Ngoài ra, cơ sở này có thiết bị sản xuất kim loại urani, một quy trình rất nhạy cảm vì nó có thể dùng để tạo lõi bom hạt nhân. IAEA cho biết tại Isfahan còn có các máy sản xuất linh kiện máy ly tâm, được mô tả là “địa điểm mới” vào năm 2022.

Khondab (trước là Arak)

Đây là lò phản ứng nghiên cứu sử dụng nước nặng đang xây dựng dở dang. Các lò phản ứng nước nặng gây lo ngại vì có thể tạo ra plutoni – giống như urani đã làm giàu – dùng để chế tạo lõi bom hạt nhân.

Theo thỏa thuận năm 2015, Iran dừng xây dựng, tháo lõi lò phản ứng và đổ bê tông để vô hiệu hóa. Iran đồng ý thiết kế lại lò để “hạn chế sản xuất plutonium và không tạo plutoni cấp vũ khí trong điều kiện vận hành bình thường”. Tehran thông báo với IAEA rằng họ dự kiến vận hành lò phản ứng này vào năm 2026.

Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Tehran

Bao gồm một lò phản ứng nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu khác đặt tại thủ đô Tehran.

Bushehr

Là nhà máy điện hạt nhân duy nhất đang hoạt động của Iran, đặt tại vùng duyên hải Vịnh Ba Tư. Nhà máy này sử dụng nhiên liệu từ Nga và được Moscow thu hồi sau khi sử dụng, do đó ít gây lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân.

israel_tan_cong_iran.jpg

Israel tuyên bố nhắm vào cơ sở hạt nhân và tên lửa tầm xa Iran

VOV.VN - Israel rạng sáng 13/6 đã phát động chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào nhiều mục tiêu tại Iran. Bộ trưởng Quốc phòng Israel gọi đây là hành động “tấn công phủ đầu”. Iran lập tức đóng không phận thủ đô Tehran, trong khi khu vực Trung Đông đứng trước nguy cơ leo thang căng thẳng nghiêm trọng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Cựu Thủ tướng Israel: Nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, thế giới sẽ thành địa ngục
Cựu Thủ tướng Israel: Nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, thế giới sẽ thành địa ngục

VOV.VN - Theo cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett, cuộc tấn công phủ đầu của Tel Aviv trong đêm 12, rạng sáng 13/6 là một hành động mang tính chiến lược, nhằm loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân từ Tehran.

Cựu Thủ tướng Israel: Nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, thế giới sẽ thành địa ngục

Cựu Thủ tướng Israel: Nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, thế giới sẽ thành địa ngục

VOV.VN - Theo cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett, cuộc tấn công phủ đầu của Tel Aviv trong đêm 12, rạng sáng 13/6 là một hành động mang tính chiến lược, nhằm loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân từ Tehran.

Tổng thống Trump không muốn Israel tấn công Iran
Tổng thống Trump không muốn Israel tấn công Iran

VOV.VN - Vài giờ trước khi các máy bay chiến đấu của Israel tấn công Iran làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến toàn diện tại khu vực, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ rõ mong muốn tránh kịch bản này.

Tổng thống Trump không muốn Israel tấn công Iran

Tổng thống Trump không muốn Israel tấn công Iran

VOV.VN - Vài giờ trước khi các máy bay chiến đấu của Israel tấn công Iran làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến toàn diện tại khu vực, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ rõ mong muốn tránh kịch bản này.

Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng trong vụ tấn công của Israel
Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng trong vụ tấn công của Israel

VOV.VN - Đài truyền hình nhà nước Iran xác nhận Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Hossein Salami đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel vào hôm nay (13/6).

Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng trong vụ tấn công của Israel

Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng trong vụ tấn công của Israel

VOV.VN - Đài truyền hình nhà nước Iran xác nhận Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Hossein Salami đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel vào hôm nay (13/6).

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao