111111

EU gian nan nỗ lực rời xa “chiếc ô” năng lượng của Nga

VOV.VN - Mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) rời xa “chiếc ô” năng lượng của Nga từ nay đến năm 2027 đã vấp phải rào cản từ Pháp và Bỉ. Đây là những thành viên sáng lập của khối, nhưng cũng lại nằm trong số những khách hàng lớn nhất mua khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Nga.

Kế hoạch của Uỷ ban châu Âu đề xuất hai mốc thời gian quan trọng: chấm dứt các hợp đồng mới và các hợp đồng giao ngay ngắn hạn với các nhà cung cấp của Nga từ cuối năm nay và hướng tới việc ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu khí đốt Nga từ cuối năm 2027. Theo Uỷ viên năng lượng châu Âu Dan Jorgensen, EU muốn gửi đi một thông điệp rõ ràng là sẽ không để vấn đề năng lượng tiếp tục bị khai thác như một công cụ gây sức ép và cũng không muốn các quốc gia thành viên rơi vào tình thế bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.

“Chúng tôi sẽ đưa ra các quy tắc mới về tính minh bạch, giám sát và khả năng truy xuất nguồn gốc đối với khí đốt của Nga . Chúng tôi yêu cầu các quốc gia thành viên lập kế hoạch bắt buộc để loại bỏ dần khí đốt, nhiên liệu hạt nhân và dầu của Nga. Những kế hoạch này cần phải sẵn sàng vào cuối năm nay”, ông Jorgensen nói.

Kế hoạch dự kiến sẽ được đưa ra bỏ phiếu vào tháng tới. Tuy nhiên, cả Pháp và Bỉ đều tỏ ra dè dặt. Nếu như Pháp - khách hàng lớn nhất của Nga trong EU, muốn ưu tiên chiến lược đa dạng hóa nguồn cung, thì Bỉ, nước nhập khẩu lớn thứ 2 yêu cầu Ủy ban châu Âu phải cung cấp báo cáo đánh giá chi tiết tác động kinh tế của đề xuất.

“Chiến lược của Pháp trước tiên là đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt của mình và sau đó là giải hóa khí đốt của nền kinh tế, tức là tiêu thụ ít khí đốt hơn cùng với việc chuyển sang sử dụng điện từ năng lượng hạt nhân và các loại năng lượng tái tạo. Đó là chiến lược về chủ quyền và độc lập. Giải phóng nền kinh tế của chúng ta, giải phóng tiêu dùng của chúng ta, đó chính là điều sẽ cho phép chúng ta trong tương lai không còn bị phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào”, Bộ trưởng Năng lượng Pháp Marc Ferracci cho biết.

Lập trường này hoàn toàn trái ngược với Tây Ban Nha và Hà Lan, hai quốc gia đứng thứ ba và tư về nhập khẩu LNG của Nga tại EU và đều ủng hộ đề xuất cấm nhập khẩu khí đốt của Nga. Tổng cộng, năm ngoái, 4 nước này đã nhập khẩu 16,77 triệu tấn LNG của Nga, chiếm 97% tổng lượng nhập khẩu LNG của Nga vào EU và hơn một nửa tổng lượng xuất khẩu LNG toàn cầu của nước này. Theo dữ liệu từ Kpler, số tiền mà những nước này chi ra để mua nhiên liệu lên tới hơn 6 tỷ euro.

Việc có được sự ủng hộ của Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và Hà Lan sẽ rất quan trọng đối với Ủy ban châu Âu trong bối cảnh ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi quay trở lại với năng lượng của Nga do hóa đơn tiền điện cao và nền kinh tế đang gặp khó khăn của châu Âu. Các hợp đồng dài hạn cũng là một thách thức không nhỏ. Ví dụ như Pháp, nước này đang bị ràng buộc bởi hợp đồng cung cấp LNG với công ty Novatek của Nga đến năm 2032, thông qua tập đoàn TotalEnergies, đơn vị cũng sở hữu 20% cổ phần trong dự án LNG Yamal tại Siberia. Hay như Bỉ, nước này cũng dự kiến tiếp tục tiếp nhận và lưu trữ LNG của Nga cho đến năm 2035.

Ủy ban châu Âu hiện chưa phản hồi yêu cầu bình luận, nhưng trước đó khẳng định các đề xuất của mình có cơ sở pháp lý vững chắc. Điện Kremlin đã chỉ trích kế hoạch của Uỷ ban châu Âu là đi ngược lại với lợi ích kinh tế của chính Liên minh châu Âu, khiến khối này phụ thuộc vào nguồn cung đắt đỏ hơn từ Mỹ và các quốc gia khác.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nga và Trung Quốc tăng tốc dự án đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia 2”
Nga và Trung Quốc tăng tốc dự án đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia 2”

VOV.VN - Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak vừa cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí đẩy nhanh dự án đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia 2”.

Nga và Trung Quốc tăng tốc dự án đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia 2”

Nga và Trung Quốc tăng tốc dự án đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia 2”

VOV.VN - Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak vừa cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí đẩy nhanh dự án đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia 2”.

Ukraine thừa nhận mua khí đốt Nga "gián tiếp" từ châu Âu
Ukraine thừa nhận mua khí đốt Nga "gián tiếp" từ châu Âu

VOV.VN - Ukraine buộc phải mua khí đốt từ thị trường châu Âu để chuẩn bị cho mùa sưởi ấm tới và một phần trong số đó là khí đốt có nguồn gốc từ Nga. Thông tin này được Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc hội về Năng lượng, Nhà ở và Dịch vụ Cộng đồng Ukraine, ông Oleksiy Kucherenko, thừa nhận.

Ukraine thừa nhận mua khí đốt Nga "gián tiếp" từ châu Âu

Ukraine thừa nhận mua khí đốt Nga "gián tiếp" từ châu Âu

VOV.VN - Ukraine buộc phải mua khí đốt từ thị trường châu Âu để chuẩn bị cho mùa sưởi ấm tới và một phần trong số đó là khí đốt có nguồn gốc từ Nga. Thông tin này được Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc hội về Năng lượng, Nhà ở và Dịch vụ Cộng đồng Ukraine, ông Oleksiy Kucherenko, thừa nhận.

EU xem xét áp đặt lệnh cấm các công ty ký hợp đồng mới mua khí đốt của Nga
EU xem xét áp đặt lệnh cấm các công ty ký hợp đồng mới mua khí đốt của Nga

VOV.VN - Ủy ban châu Âu đang đánh giá khả năng áp đặt lệnh cấm các công ty thuộc Liên minh châu Âu (EU) ký hợp đồng mới mua nhiên liệu hóa thạch của Nga, đồng thời nghiên cứu các giải pháp pháp lý để các doanh nghiệp chấm dứt các hợp đồng cung cấp khí đốt hiện có với Nga mà không bị phạt.

EU xem xét áp đặt lệnh cấm các công ty ký hợp đồng mới mua khí đốt của Nga

EU xem xét áp đặt lệnh cấm các công ty ký hợp đồng mới mua khí đốt của Nga

VOV.VN - Ủy ban châu Âu đang đánh giá khả năng áp đặt lệnh cấm các công ty thuộc Liên minh châu Âu (EU) ký hợp đồng mới mua nhiên liệu hóa thạch của Nga, đồng thời nghiên cứu các giải pháp pháp lý để các doanh nghiệp chấm dứt các hợp đồng cung cấp khí đốt hiện có với Nga mà không bị phạt.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao