111111

Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung ảnh hưởng đến ngành bán dẫn toàn cầu

VOV.VN - Mỹ hôm 25/3 đã công bố thêm 50 công ty của Trung Quốc, trong đó đặc biệt có 6 công ty con của Inspur - tập đoàn hàng đầu Trung Quốc về điện toán đám mây và dữ liệu, vào danh sách hạn chế xuất khẩu.

Động thái mới nhất này cho thấy căng thẳng trong cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung đang ngày càng leo thang và nguy cơ tạo ra sự bất ổn mới cho thị trường bán dẫn toàn cầu.

Inspur từng bị Washington "đưa vào tầm ngắm" từ năm 2023 . Bộ Thương mại Mỹ lý giải, các thực thể này có liên quan đến việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, siêu máy tính và chip AI hiệu suất cao cho mục đích quân sự. Ngoài ra, Mỹ cũng đã đưa 27 thực thể Trung Quốc vào danh sách đen vì nhập khẩu các mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh, cùng với 7 thực thể khác vì đã giúp thúc đẩy năng lực công nghệ lượng tử của Trung Quốc, trong đó có  Huawei và HiSilicon - nhà sản xuất chip liên kết của tập đoàn này.  
Trung Quốc ngay lập tức có những phản ứng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn hôm qua  lên tiếng phản đối mạnh mẽ và chỉ trích Mỹ “lạm dụng các công cụ kiểm soát xuất khẩu như Danh sách thực thể và áp đặt bừa bãi các lệnh trừng phạt đơn phương bất hợp pháp với các quốc gia khác”:

 “Đây là hành động bá quyền điển hình vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế, làm suy yếu nghiêm trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cũng như an ninh và sự ổn định của chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu. Trung Quốc kiên quyết phản đối và lên án mạnh mẽ hành động này. Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng khái quát hóa khái niệm an ninh quốc gia, ngừng chính trị hóa, công cụ hóa và vũ khí hóa các vấn đề kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ và ngừng lạm dụng các loại danh sách trừng phạt để đàn áp vô lý các doanh nghiệp Trung Quốc”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn cho biết: "Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc".

 “Cuộc chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung” đang ngày càng nóng hơn kể từ khi ông Donald Trump nắm quyền. Không chỉ đưa nhiều công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế xuất khẩu,  Tổng thống Trump còn áp đặt giới hạn nghiêm ngặt đối với việc bán các dòng chip AI tiên tiến của các công ty Mỹ như Nvidia, chẳng hạn như A100 và H100, vốn là những sản phẩm quan trọng đối với các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính. Ngoài ra, chính quyền của Tổng thống Trump cũng thuyết phục các đồng minh chủ chốt, bao gồm Nhật Bản và Hà Lan, điều chỉnh chính sách của họ theo hướng tương tự Mỹ, siết chặt kiểm soát các ngành công nghệ cao đối với Trung Quốc. Hiện nay, Washington đã áp đặt các lệnh hạn chế đối với những công ty thiết bị sản xuất chip hàng đầu của Mỹ như Lam Research, KLA và Applied Materials.

Các chính sách của Mỹ đã khiến cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu biến động mạnh. Các chuyên gia nhận định, việc Mỹ sử dụng danh sách đen như một công cụ chính trị trừng phạt không chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây tổn hại đến mối quan hệ kinh tế giữa hai nước mà còn có thể gây ra những tác động lan tỏa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực  chip và bán dẫn.  Các biện pháp kiềm chế lẫn nhau làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến giá chip và các sản phẩm liên quan leo thang. Những trung tâm bán dẫn hàng đầu như Đài Loan, Hàn Quốc hay Hà Lan, thậm chí cả những quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Singapore,  trở thành "điểm nóng" trong các cuộc đối đầu địa chính trị.

Ông Stephen Orlins, chủ tịch Ủy ban Quốc gia Mỹ về Quan hệ Mỹ - Trung Quốc cho rằng: "Tôi nghĩ rằng hai bên cần bắt đầu có những cuộc đối thoại, những cuộc đối thoại phải ở mọi cấp độ. Chúng ta cần chính phủ, chúng ta cần những người làm công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, chúng ta cần những doanh nghiệp, chúng ta cần những người làm an ninh. Chúng ta cần tất cả những người này bắt đầu có những cuộc đối thoại vì lợi ích không chỉ của Trung Quốc, Mỹ mà còn cho toàn thế giới".

Biden Tap Can Binh tuoi cuoi -TNS.jpg

Lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc nhấn mạnh duy trì kênh liên lạc chiến lược

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16/11 đã có cuộc gặp bên lề Tuần lễ cấp cao APEC ở Peru. Đây là cuộc gặp trực tiếp thứ ba và có thể là cuộc gặp cuối cùng giữa hai bên trong bối cảnh Mỹ sẽ có tổng thống mới bắt đầu nhiệm kỳ vào đầu năm sau.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Tổng thống Trump tiết lộ Mỹ đang cân nhắc về việc chấm dứt trừng phạt Nga
Tổng thống Trump tiết lộ Mỹ đang cân nhắc về việc chấm dứt trừng phạt Nga

VOV.VN - Moscow và Washington cam kết thúc đẩy Sáng kiến Biển Đen như một động thái nhằm hướng đến giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine mặc dù theo Điện Kremlin, thỏa thuận chỉ có hiệu lực sau khi Mỹ dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt cản trở thương mại và tự do hàng hải của Nga.

Tổng thống Trump tiết lộ Mỹ đang cân nhắc về việc chấm dứt trừng phạt Nga

Tổng thống Trump tiết lộ Mỹ đang cân nhắc về việc chấm dứt trừng phạt Nga

VOV.VN - Moscow và Washington cam kết thúc đẩy Sáng kiến Biển Đen như một động thái nhằm hướng đến giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine mặc dù theo Điện Kremlin, thỏa thuận chỉ có hiệu lực sau khi Mỹ dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt cản trở thương mại và tự do hàng hải của Nga.

Iran cáo buộc Mỹ gây chia rẽ và phá hoại sự ổn định tại Trung Đông
Iran cáo buộc Mỹ gây chia rẽ và phá hoại sự ổn định tại Trung Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Iran ngày 25/3 cáo buộc chính quyền Mỹ đang tìm cách gây chia rẽ và bất ổn tại khu vực Trung Đông, nhằm bảo vệ đồng minh Israel.

Iran cáo buộc Mỹ gây chia rẽ và phá hoại sự ổn định tại Trung Đông

Iran cáo buộc Mỹ gây chia rẽ và phá hoại sự ổn định tại Trung Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Iran ngày 25/3 cáo buộc chính quyền Mỹ đang tìm cách gây chia rẽ và bất ổn tại khu vực Trung Đông, nhằm bảo vệ đồng minh Israel.

Lệnh trừng phạt của châu Âu vẫn khiến Nga trả giá dù Mỹ xuống thang hay không
Lệnh trừng phạt của châu Âu vẫn khiến Nga trả giá dù Mỹ xuống thang hay không

VOV.VN - Nếu châu Âu không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, thương mại, khả năng tiếp cận các hệ thống thanh toán cũng như đầu tư nước ngoài của Nga vẫn bị hạn chế nghiêm trọng.

Lệnh trừng phạt của châu Âu vẫn khiến Nga trả giá dù Mỹ xuống thang hay không

Lệnh trừng phạt của châu Âu vẫn khiến Nga trả giá dù Mỹ xuống thang hay không

VOV.VN - Nếu châu Âu không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, thương mại, khả năng tiếp cận các hệ thống thanh toán cũng như đầu tư nước ngoài của Nga vẫn bị hạn chế nghiêm trọng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao