111111

COVID-19 đe dọa quay trở lại và mối nguy mang tên NB.1.8.1

VOV.VN - Sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể mới có khả năng lây lan cao hơn đang làm dấy lên lo ngại về sự quay trở lại của đại dịch này.

COVID-19 đã được coi là bệnh lưu hành, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B, cùng nhóm với bệnh cúm. Thế nhưng, những tuần gần đây, việc một số khu vực, đặc biệt là châu Á, chứng kiến sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19, với sự xuất hiện của các biến thể mới đang làm dấy lên lo ngại về sự quay trở lại của đại dịch này. Trong đó, NB.1.8.1 đang thay thế Omicron XEC trở thành mối nguy mới khi là biến thể đang được theo dõi tại nhiều quốc gia. 

Báo động đỏ từ Thái Lan và sự gia tăng ca nhiễm tại nhiều quốc gia

Thái Lan đã trở thành quốc gia báo động đỏ bởi dịch COVID-19 khi con số thống kê mới nhất được báo chí nước này đưa ra hôm 26/5 cho biết, nước này ghi nhận tới hơn 53.000 ca nhiễm chỉ trong một tuần. 5 tỉnh, thành có số ca mắc COVID-19 cao nhất là Bangkok (9.539 ca), Chonburi, Samut Prakan, Nonthaburi và Rayong. Trước đó, theo thống kê, từ ngày 18 - 24/5, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 53.563 ca nhiễm mới và thêm 5 ca tử vong do COVID-19. Còn tính từ đầu năm 2025 đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 ở Thái Lan đã lên tới 186.955 ca, với tổng cộng 46 ca tử vong.

Bác sĩ Jirraruj Chomchey, chuyên gia hô hấp nhi khoa tại Bệnh viện Maharaj Nakhon Ratchasima cho biết, đang có sự gia tăng số lượng ca nhiễm COVID-19 ở trẻ em, trong đó, nhóm trẻ sơ sinh dưới một tuổi là đáng lo nhất và thường phải nhập viện điều trị. Còn theo Đài Truyền hình và Phát thanh công cộng Thai PBS, trẻ em từ 0 - 4 tuổi là nhóm người dễ mắc COVID-19 nhất, tiếp theo là nhóm người từ 30 - 39 tuổi và nhóm 20 - 29 tuổi. Một số trường tại Thái Lan như trường Ratwinit Bangkaeo ở quận Bang Phli, Samut Prakan, đã thông báo tạm thời chuyển sang học trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.

Trước những diễn tiến ngày càng đáng quan ngại của dịch COVID-19, các chuyên gia nước này kêu gọi người dân hãy duy trì cảnh giác trước dịch bệnh. Ngày 27/5, PGS.TS Thira Woratanarat, chuyên gia dịch tễ hàng đầu nước này cho biết, dù đã được phân loại là bệnh lưu hành, COVID-19 không thể bị coi nhẹ như cảm lạnh thông thường: “COVID-19 khác biệt rõ rệt với cúm. Nó không gây ra triệu chứng nhẹ mà nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở các nhóm nguy cơ cao”. Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan khuyến cáo công chúng thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19 như đeo khẩu trang nếu bị sốt hoặc ho, tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng hô hấp, rửa tay thường xuyên và làm xét nghiệm nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Nếu dương tính, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Bên cạnh Thái Lan, số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng rõ rệt tại nhiều quốc gia châu Á khác trong tháng 5. Tại Singapore, Bộ Y tế nước này ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh 28% trong tuần từ ngày 27/4 đến ngày 3/5, với hơn 14.200 trường hợp, so với 11.100 ca của tuần trước đó. Malaysia ghi nhận trung bình khoảng 600 ca nhiễm mỗi tuần. Trong khi đó, tại Trung Quốc, dịch COVID-19 đang có xu hướng liên tục tăng nhẹ. Tại Ấn Độ và Campuchia, số ca nhiễm cũng đang gia tăng. Tại Mỹ, Pháp, dịch COVID-19 cũng diễn biến ngày càng phức tạp. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), COVID-19 đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều bang ở Mỹ.

Mối nguy mang tên NB.1.8.1

Cách đây ít lâu, trước diễn tiến của dịch COVID-19, các chuyên gia đã chỉ mặt đặt tên một thủ phạm mới có tên gọi là biến thể XEC. Được cho là lây lan nhanh gấp 7 lần cúm mùa, Bộ Y tế công cộng Thái Lan đã cho theo dõi sát sao XEC. Theo đó, Biến thể XEC là chủng tái tổ hợp mới xuất hiện của Omicron, lần đầu tiên được xác định tại Đức vào tháng 6/2024. Đây là giống lai của hai biến thể phụ: KS.1.1 (FLiRT) và KP.3.3 (FLuQE). XEC mang nhiều đột biến cho phép lây truyền nhanh hơn và hiện đã được phát hiện ở ít nhất 15 quốc gia trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Dữ liệu từ Mỹ, Anh và Trung Quốc cho thấy XEC lây lan nhanh hơn 84 - 110% so với các biến thể phụ Omicron khác, chiếm 10 - 20% số ca nhiễm mới ở một số khu vực. Các triệu chứng từ biến thể Omicron XEC gây ra là: sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác hoặc vị giác, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), dù có khả năng lây lan nhanh hơn, các triệu chứng nhiễm biến thể XEC cũng không có sự khác biệt so với trước đó. Vì thế, giới chuyên gia dịch tễ gần đây đang đổ dồn sự quan tâm vào “đối tượng” khác mà họ cho là nguy hiểm hơn, đó là biến thể NB.1.8.1.

Biến thể mới này được báo cáo là bắt nguồn từ châu Á. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, số ca mắc bệnh tăng đột biến tại Singapore, Trung Quốc... Không chỉ ở châu Á, biến thể này cũng đã được ghi nhận tại Hoa Kỳ và châu Âu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC), NB.1.8.1 đã xuất hiện ở một số quốc gia trong khu vực kể từ tháng 4/2025 ở các nước gồm: Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan, Tây Ban Nha và Ireland. Theo dữ liệu từ Liên đoàn Giải trình tự Gen SARS-CoV-2 Ấn Độ (INSACOG), 1 ca nhiễm biến thể NB.1.8.1 được phát hiện tại bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ vào tháng 4, trong khi 4 ca nhiễm LF.7 được xác định ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ trong tháng 5.

Theo Giáo sư Subhash Verma thuộc chuyên ngành vi sinh và miễn dịch tại Trường Y thuộc Đại học Nevada, biến thể này có các triệu chứng tương tự những dòng trước đó của vi rút SARS-CoV-2, với các dấu hiệu thường gặp bao gồm: ho, đau họng, sốt, mệt mỏi... "Chúng tôi chưa thấy dấu hiệu cho thấy NB.1.8.1 gây bệnh nặng hơn các biến thể trước, nhưng nó có khả năng lây lan cao hơn" - ông Verma cho biết. Các dữ liệu thu thập được ở Trung Quốc cho thấy biến thể mới này có thể né tránh được hệ miễn dịch của con người, thực sự dễ lây lan hơn, dễ xâm nhập vào tế bào hơn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều duy nhất cần làm lúc này là “cảnh giác cao độ nhưng không hoang mang”. Trong lúc chờ đợi các giải pháp y tế như việc các công ty dược phẩm hàng đầu Moderna và Pfizer đang nghiên cứu phát triển loại vaccine mới phát triển nhằm vào biến thể LP.8.1 - một dòng phụ của JN.1 - cũng cho thấy hiệu quả đối với NB.1.8.1 thì tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên và tránh tụ tập đông người được các chuyên gia khuyến cáo là những việc cần làm ngay để hạn chế sự lây lan của biến thể này. Trang bị cho mình kiến thức đúng, giữ vững các biện pháp phòng dịch cá nhân và theo dõi sát các khuyến cáo từ cơ quan y tế là cách tốt nhất để ứng phó với bất kể biến chủng mới nào, không kể đó là NB.1.8.1 hay biến thể nào khác.

Biến chủng NB.1.8.1 được phát hiện lần đầu ngày 22/1, là biến chủng phụ của XDV.1, vốn bắt nguồn từ sự tái tổ hợp giữa hai biến chủng JN.1 và XDE, cho tới nay đang được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại là Biến chủng đang được theo dõi (Variant Under Monitoring - VUM). Theo WHO, NB.1.8.1 có khả năng tăng trưởng cao hơn rõ rệt so với các biến chủng như XEC.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Covid-19 có thể bùng phát trở lại ở Trung Quốc với chủng  JN.1 nổi trội
Covid-19 có thể bùng phát trở lại ở Trung Quốc với chủng JN.1 nổi trội

VOV.VN - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc ngày 14/1 cho biết, Covid-19 có khả năng bùng phát trở lại ở nước này vào tháng Giêng, trong đó biến thể JN.1 rất có thể trở thành chủng nổi trội.

Covid-19 có thể bùng phát trở lại ở Trung Quốc với chủng  JN.1 nổi trội

Covid-19 có thể bùng phát trở lại ở Trung Quốc với chủng JN.1 nổi trội

VOV.VN - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc ngày 14/1 cho biết, Covid-19 có khả năng bùng phát trở lại ở nước này vào tháng Giêng, trong đó biến thể JN.1 rất có thể trở thành chủng nổi trội.

COVID-19 gia tăng trở lại có đáng lo ngại?
COVID-19 gia tăng trở lại có đáng lo ngại?

VOV.VN - Chiều 15/12, thông tin với báo chí, lãnh đạo Bộ Y tế đã lưu ý về tình hình dịch COVID-19 tăng trở lại tại một số nước, đồng thời, nêu khuyến cáo phòng, chống dịch mùa Đông Xuân.

COVID-19 gia tăng trở lại có đáng lo ngại?

COVID-19 gia tăng trở lại có đáng lo ngại?

VOV.VN - Chiều 15/12, thông tin với báo chí, lãnh đạo Bộ Y tế đã lưu ý về tình hình dịch COVID-19 tăng trở lại tại một số nước, đồng thời, nêu khuyến cáo phòng, chống dịch mùa Đông Xuân.

Kinh tế TP.HCM bao giờ trở lại như trước khi có dịch Covid-19?
Kinh tế TP.HCM bao giờ trở lại như trước khi có dịch Covid-19?

VOV.VN - Trả lời câu hỏi TP.HCM bao giờ trở lại như năm 2019 trở về trước (giai đoạn trước khi có dịch) với tăng trưởng từ  7,6 - 8%, PGS.TS Trần Hoàng Ngân khẳng định: “TPHCM sẽ trở lại nhưng đòi hỏi phải có thời gian chứ không thể ngay lập tức”.

Kinh tế TP.HCM bao giờ trở lại như trước khi có dịch Covid-19?

Kinh tế TP.HCM bao giờ trở lại như trước khi có dịch Covid-19?

VOV.VN - Trả lời câu hỏi TP.HCM bao giờ trở lại như năm 2019 trở về trước (giai đoạn trước khi có dịch) với tăng trưởng từ  7,6 - 8%, PGS.TS Trần Hoàng Ngân khẳng định: “TPHCM sẽ trở lại nhưng đòi hỏi phải có thời gian chứ không thể ngay lập tức”.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao