111111

Chạy đua nước rút trước "cơn bão" thuế quan của Mỹ

VOV.VN - Các chính phủ đang tăng tốc đàm phán với Mỹ nhằm tránh phải chịu các mức thuế đối ứng cao dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/7 tới. Tuy nhiên, nhiều cuộc đàm phán quan trọng vẫn gặp khó khăn, trong khi các cảnh báo tăng thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục phủ bóng lên các thảo luận.

Tổng thống Donald Trump đã gọi ngày 9/7 tới là “Ngày giải phóng” khi các mức thuế đối ứng mới sẽ được áp dụng với những nước xuất khẩu chưa có thoả thuận song phương với Mỹ và mức thuế này tất nhiên sẽ cao hơn nhiều so với mức cơ bản 10% hiện nay.

Tính đến nay, chỉ có Anh đạt được một thỏa thuận thương mại bằng văn bản với Mỹ. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn giữ nguyên mức thuế cơ bản 10% và chưa giải quyết được vấn đề thuế thép 25%. Tổng thống Donald Trump hôm qua khẳng định không có ý định gia hạn thời hạn ngày 9/7 và sẽ định mức thuế cụ thể cho từng quốc gia nếu họ không đàm phán thiện chí.

"Tổng thống đã nói rõ rằng, ông ấy không nghĩ rằng bất kỳ sự gia hạn nào vào ngày 9/7 là cần thiết. Ông ấy sẽ đặt ra mức giá cho nhiều quốc gia ếu họ không ngồi vào bàn đàm phán một cách thiện chí. Và ông ấy đang họp với nhóm thương mại của mình trong tuần này để thực hiện điều đó”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết.

Cùng ngày, trả lời phỏng vấn báo chí Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cảnh báo, ngay cả những nước đang đàm phán nghiêm túc cũng có thể bị áp thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận. Ông nhấn mạnh quyền quyết định cuối cùng thuộc về Tổng thống Donald Trump.

Ấn Độ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, cùng các nước khác đang nỗ lực đạt thỏa thuận để tránh mức thuế hai chữ số, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump chuẩn bị triển khai thêm nhiều loại thuế quan mới liên quan đến các ngành được coi là thiết yếu với an ninh quốc gia như gỗ xẻ, đồng, khoáng sản quan trọng, dược phẩm hay chất bán dẫn. Những mức thuế này ban hành theo Mục 232 Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962 nhằm tăng năng lực sản xuất trong nước, nhưng cũng gây lo ngại cho các đối tác thương mại lớn như Nhật Bản, EU và Ấn Độ.

Đối với một số nước, các mức thuế an ninh quốc gia này thậm chí còn đáng lo ngại hơn mức thuế đối ứng mà ông Donald Trump đang đe dọa áp dụng cho tất cả hàng xuất khẩu sang Mỹ.  Như trong trường hợp EU, đó là được phẩm- mặt hàng xuất khẩu số một sang Mỹ.

Thủ tướng Đức Friedrich Merz kêu gọi đẩy nhanh tiến trình đàm phán, nhấn mạnh các mối nguy cơ của thuế quan cao đối với các ngành công nghiệp then chốt.

“Đó là lý do tôi cùng các đồng nghiệp đã kêu gọi sớm đưa ra giải pháp. Tôi đã nêu rõ những ngành công nghiệp quan trọng của Đức như hóa chất, dược phẩm, cơ khí, thép, nhôm và ô tô – tất cả đều đang chịu mức thuế cao đến mức đe dọa sự tồn tại của các doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần hành động nhanh chóng, đơn giản và dứt khoát, thay vì chậm trễ và rườm rà. Tất cả chúng tôi đều đồng thuận về điều đó, không có bất kỳ ý kiến phản đối nào”, ông Merz nhấn mạnh.

Một số quốc gia đang cố gắng đàm phán các điều khoản miễn trừ, nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump tới nay vẫn chưa đưa ra tín hiệu rõ ràng về vấn đề này. Một số quan chức cho rằng đây là vấn đề không thể đàm phán, trong khi số khác để ngỏ khả năng linh hoạt.

Thỏa thuận khung với Anh công bố vào tháng 5 bao gồm một số nhượng bộ như miễn thuế ô tô trong phạm vi xuất khẩu lịch sử, và thuế thấp hơn với hàng không vũ trụ, nhưng không có thuế thép. Thỏa thuận này thúc đẩy nhiều nước khác tìm kiếm “mô hình Anh”, song các quan chức Mỹ cho rằng quy mô xuất khẩu của những nước này quá lớn, có thể đe dọa ngành công nghiệp trong nước.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đang chờ đợi phán quyết của toà án liên quan tới tính hợp pháp của thuế đối ứng, dự kiến đưa ra ngay vào mùa thu. Trong bối cảnh này, nhiều chính phủ vẫn cho thấy sự thận trọng trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.

tt-trump.jpg

Thông điệp trái chiều về chính sách thuế quan của Mỹ

VOV.VN - Chưa đầy hai tuần trước thời điểm Mỹ có thể tái áp dụng thuế quan đối ứng với hầu hết các nước trên thế giới, Tổng thống Trump và các quan chức phụ trách thương mại Mỹ lại liên tục đưa ra các thông điệp trái chiều. Các tuyên bố cho thấy, Mỹ đang gia tăng sức ép lên các nước để đẩy nhanh đàm phán.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Canada hủy bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số, thúc đẩy đàm phán thương mại với Mỹ
Canada hủy bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số, thúc đẩy đàm phán thương mại với Mỹ

VOV.VN - Bộ Tài chính Canada vừa công bố sẽ hủy bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số nhắm vào các công ty công nghệ lớn, nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại đang đình trệ với Mỹ.

Canada hủy bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số, thúc đẩy đàm phán thương mại với Mỹ

Canada hủy bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số, thúc đẩy đàm phán thương mại với Mỹ

VOV.VN - Bộ Tài chính Canada vừa công bố sẽ hủy bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số nhắm vào các công ty công nghệ lớn, nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại đang đình trệ với Mỹ.

“Siêu dự luật” cải cách thuế của Tổng thống Mỹ Trump qua cửa ải đầu tiên
“Siêu dự luật” cải cách thuế của Tổng thống Mỹ Trump qua cửa ải đầu tiên

VOV.VN - Dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, được biết đến là "Siêu dự luật" đã vượt qua cửa ải đầu tiên tại Thượng viện Mỹ với tỷ lệ phiếu ủng hộ sít sao 51 phiếu ủng hộ và 49 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu cuối ngày 28/6 (theo giờ Mỹ).

“Siêu dự luật” cải cách thuế của Tổng thống Mỹ Trump qua cửa ải đầu tiên

“Siêu dự luật” cải cách thuế của Tổng thống Mỹ Trump qua cửa ải đầu tiên

VOV.VN - Dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, được biết đến là "Siêu dự luật" đã vượt qua cửa ải đầu tiên tại Thượng viện Mỹ với tỷ lệ phiếu ủng hộ sít sao 51 phiếu ủng hộ và 49 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu cuối ngày 28/6 (theo giờ Mỹ).

Đàm phán thuế quan Nhật – Mỹ lâm vào bế tắc
Đàm phán thuế quan Nhật – Mỹ lâm vào bế tắc

VOV.VN - Cho đến nay, Nhật Bản và Mỹ đã tiến hành 7 vòng đàm phán thuế quan ở cấp bộ trưởng, nhưng mọi nỗ lực của phía Nhật Bản vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi. Trong khi đàm phán vẫn đang “dậm chân tại chỗ”, lại xuất hiện nguy cơ dẫn đến bế tắc. 

Đàm phán thuế quan Nhật – Mỹ lâm vào bế tắc

Đàm phán thuế quan Nhật – Mỹ lâm vào bế tắc

VOV.VN - Cho đến nay, Nhật Bản và Mỹ đã tiến hành 7 vòng đàm phán thuế quan ở cấp bộ trưởng, nhưng mọi nỗ lực của phía Nhật Bản vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi. Trong khi đàm phán vẫn đang “dậm chân tại chỗ”, lại xuất hiện nguy cơ dẫn đến bế tắc. 

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao