111111

Châu Âu nỗ lực tạo đòn bẩy cho Ukraine trong tiến trình hòa bình do Mỹ dẫn dắt

VOV.VN - “Liên minh tự nguyện” do Anh và Pháp được kỳ vọng có thể kéo chính quyền Tổng thống Trump xích lại gần hơn với các đồng minh phương Tây trong tiến trình đàm phán hòa bình, thông qua việc thúc đẩy hợp tác sản xuất đạn dược và xây dựng các nhà máy quốc phòng ngay trên lãnh thổ Ukraine.

Một số nguồn tin giấu tên nhận định, liên minh do Anh và Pháp dẫn đầu nên hỗ trợ Ukraine xây dựng đòn bẩy chiến lược trong giai đoạn các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Kiev và Moscow vẫn “dậm chân tại chỗ”. Giải pháp được đề xuất bao gồm cả việc mở rộng mạng lưới sản xuất vũ khí ngay tại Ukraine, đặc biệt là đạn dược, một yếu tố then chốt nhằm tăng cường năng lực phòng thủ nước này. Theo tiết lộ từ các quan chức phương Tây, điều này là một phần kế hoạch trở lại bàn đàm phán của châu Âu.

Một quan chức cấp cao của NATO chia sẻ: “Hiện tại là thời điểm lý tưởng để công bố các dự án nhà máy đạn dược đặt tại Ukraine, với mô hình hợp tác sản xuất song phương hoặc đa phương. Việc tăng cường năng lực quốc phòng cho Ukraine, một đối tác của NATO, là bước đi cần thiết nhằm cung cấp những đảm bảo an ninh cụ thể mà Kiev đang khẩn thiết tìm kiếm”.

"Nếu sản xuất được chuyển sang Ukraine, việc viện trợ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều mà không cần thông qua các thủ tục rườm rà của từng chính phủ hay các chương trình viện trợ phức tạp. Đó là chưa kể Ukraine hiện sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên dồi dào và lực lượng lao động có tay nghề cao sẵn sàng tham gia sản xuất”, một nguồn tin trong ngành cho biết thêm.

Những khuyến nghị này được đưa ra giữa lúc chính quyền Trump không đạt được bất kỳ bước tiến đáng kể nào hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đầu tuần này thừa nhận khả năng đạt được thỏa thuận là “không hề dễ dàng”, trong khi Washington gần như giữ im lặng về những gì diễn ra trên bàn đàm phán

Cuộc tấn công vào thành phố Sumy hồi cuối tuần qua là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Điện Kremlin chưa sẵn sàng nhượng bộ. Những tín hiệu rò rỉ từ tiến trình đàm phán cho thấy bầu không khí đang trở nên căng thẳng hơn, khi ông chủ Nhà Trắng đang tỏ ra mất kiễn nhẫn với cả hai bên tham chiến.

Tình trạng đó đang đẩy “liên minh tự nguyện” gồm 31 nước do Anh và Pháp dẫn dắt, với mục tiêu cung cấp đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine, vào thế khó. Tuy vậy, dù tuyên bố sẽ tăng cường dòng chảy viện trợ tới Kiev, các mục tiêu chiến lược dài hạn của của khối này vẫn treo lơ lửng khi chưa có bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào được thông qua.

Trong bối cảnh các chính phủ châu Âu sắp chi hàng tỷ euro cho quốc phòng trong 5 năm tới, việc sản xuất tại Ukraine có thể trở thành giải pháp khả thi. “Ngay cả với Anh, việc tìm ra địa điểm an toàn và phù hợp để xây dựng nhà máy vũ khí là vô cùng khó. Dự án chung với Ukraine là lời giải tốt nhất cho vấn đề này”, một nguồn tin quốc phòng Anh cho biết.

NATO hiện đang trình bày chiến lược đầu tư vào hạ tầng quốc phòng lâu dài với các chính phủ châu Âu, trong đó nhấn mạnh rằng hợp tác chặt chẽ với Ukraine không chỉ giúp ngăn chặn Nga tái phát động xung đột, mà còn gửi thông điệp răn đe tới các khu vực khác. Tại hội nghị NATO vào tháng 7/2025, liên minh cũng đang cân nhắc nâng trần chi tiêu quốc phòng lên 3% GDP, trong đó sản xuất đạn dược được xem là lĩnh vực ưu tiên.

Dù vậy, sáng kiến của châu Âu cũng tiềm tàng một số rủi ro nhất định, đặc biệt là khi Điện Kremlin sẽ coi việc sản xuất đạn dược chung là hành động leo thang. Năm 2023, khi BAE Systems – tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Anh, tuyên bố mở chi nhánh tại Ukraine, Nga ngay lập tức lên tiếng đe dọa sẽ xem bất kỳ cơ sở vũ khí phương Tây nào là mục tiêu quân sự hợp pháp.

Tuy nhiên, nhiều quan chức và chuyên gia quốc phòng châu Âu đều cho rằng: những rủi ro đó là có thể chấp nhận được, nếu điều đó đổi lại sự chủ động trong sản xuất vũ khí và giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Ông William Alberque – cựu Giám đốc kiểm soát vũ khí của NATO – đánh giá: “Sản xuất đạn dược tại Ukraine có thể mang lại lợi ích kép cho cả châu Âu lẫn Nhà Trắng. Nếu châu Âu có thể tạo thêm đòn bẩy chiến lược, điều đó sẽ giúp Ukraine nhanh chóng chạm tay tới hòa bình”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Châu Âu “tỉnh giấc” sau khi ông Trump đổi giọng về hòa bình ở Ukraine
Châu Âu “tỉnh giấc” sau khi ông Trump đổi giọng về hòa bình ở Ukraine

VOV.VN - Sự trở lại của ông Trump trong vai trò Tổng thống Mỹ đã khiến nỗi lo sợ của các nhà lãnh đạo phương Tây trở thành hiện thực: Châu Âu phải tự lo cho mình và cho cả Ukraine.

Châu Âu “tỉnh giấc” sau khi ông Trump đổi giọng về hòa bình ở Ukraine

Châu Âu “tỉnh giấc” sau khi ông Trump đổi giọng về hòa bình ở Ukraine

VOV.VN - Sự trở lại của ông Trump trong vai trò Tổng thống Mỹ đã khiến nỗi lo sợ của các nhà lãnh đạo phương Tây trở thành hiện thực: Châu Âu phải tự lo cho mình và cho cả Ukraine.

Dội tên lửa xuống Sumy, Nga cảnh báo “rắn” Ukraine, gửi tối hậu thư cho ông Trump
Dội tên lửa xuống Sumy, Nga cảnh báo “rắn” Ukraine, gửi tối hậu thư cho ông Trump

VOV.VN - Vụ tập kích của Nga vào thành phố Sumy ở biên giới Ukraine cuối tuần qua đã thu hút sự chú ý vào khu vực phía Bắc Ukraine, nơi Kiev dự đoán Nga sẽ tiến hành cuộc tấn công lớn trong mùa xuân. Giới phân tích cho rằng, đây là lời cảnh báo cứng rắn của Nga gửi tới Ukraine và cũng là tối hậu thư dành cho ông Trump.

Dội tên lửa xuống Sumy, Nga cảnh báo “rắn” Ukraine, gửi tối hậu thư cho ông Trump

Dội tên lửa xuống Sumy, Nga cảnh báo “rắn” Ukraine, gửi tối hậu thư cho ông Trump

VOV.VN - Vụ tập kích của Nga vào thành phố Sumy ở biên giới Ukraine cuối tuần qua đã thu hút sự chú ý vào khu vực phía Bắc Ukraine, nơi Kiev dự đoán Nga sẽ tiến hành cuộc tấn công lớn trong mùa xuân. Giới phân tích cho rằng, đây là lời cảnh báo cứng rắn của Nga gửi tới Ukraine và cũng là tối hậu thư dành cho ông Trump.

Hai quốc gia NATO tái khẳng định không đưa quân tới Ukraine
Hai quốc gia NATO tái khẳng định không đưa quân tới Ukraine

VOV.VN - Trong chuyến thăm Croatia của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm 15/4, lãnh đạo hai quốc gia Ba Lan và Croatia đã tái khẳng định sẽ không triển khai quân tới Ukraine trong bất kỳ phái bộ nào.

Hai quốc gia NATO tái khẳng định không đưa quân tới Ukraine

Hai quốc gia NATO tái khẳng định không đưa quân tới Ukraine

VOV.VN - Trong chuyến thăm Croatia của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm 15/4, lãnh đạo hai quốc gia Ba Lan và Croatia đã tái khẳng định sẽ không triển khai quân tới Ukraine trong bất kỳ phái bộ nào.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao