111111

Anh và Pháp thúc đẩy ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình tại Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và giới chức quân sự cấp cao Anh và Pháp hôm qua (5/4) đã gặp nhau tại Kiev để thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia tới Ukraine.

Các cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng Donald Trump đang cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với cuộc xung đột tại Ukraine, cũng như đánh giá lại các đảm bảo an ninh dành cho quốc gia châu Âu.

Các cuộc thảo luận được lên kế hoạch nhằm tạo tiền đề cho cuộc họp tiếp theo giữa các bộ trưởng quốc phòng tại Brussels và Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine vào tuần tới. Theo Bộ Quốc phòng Anh, cuộc thảo luận đã giải quyết vấn đề về cơ cấu, quy mô và thành phần của bất kỳ lực lượng gìn giữ hoà bình nào trong tương lai, cũng như giúp đưa quân đội Ukraine vào vị thế mạnh nhất có thể trong cuộc xung đột với Nga.

Anh và Pháp đã thúc đẩy ý tưởng về một lực lượng gìn giữ hòa bình do châu Âu đứng đầu tại Ukraine trong trường hợp Nga và Ukraine đạt được ngừng bắn. Tuy nhiên, những nước này cũng cho rằng, một lực lượng như vậy cần có "sự hỗ trợ" của Mỹ để có thể ứng phó tốt hơn với bất kỳ sự vi phạm nào có thể xảy ra.  

Thủ tướng Anh Keir Starmer nhấn mạnh:“Chúng tôi sẽ sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận hòa bình bất cứ khi nào hình thức chính xác của nó được xác định, và chúng tôi sẽ hợp tác để đảm bảo an ninh cho Ukraine để nước này có thể phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai. Chúng tôi đã nhất trí rằng chúng tôi phải tiến xa hơn nữa để hỗ trợ tiến trình hòa bình, hỗ trợ Ukraine”.

Kể từ khi tái đắc cử, Tổng thống Donald Trump liên tục đưa ra tín hiệu cải thiện quan hệ với Nga, từ việc xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt năng lượng đến từ chối đảm bảo an ninh cho Ukraine. Động thái này khiến nỗ lực thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine của châu Âu khó thành hiện thực. Theo Giám đốc nghiên cứu an ninh quốc tế Neil Melvin thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh (RUSI) có trụ sở tại Anh, việc triển khai quân châu Âu tới Ukraine là "hình thức hỗ trợ ít khả thi nhất" do thiếu "bảo đảm an ninh từ Mỹ – yếu tố then chốt để răn đe Nga".

Pháp và Anh ước tính, để xây dựng một lực lượng đủ lớn để hoạt động như một lực lượng răn đe đáng tin cậy, có thể cần từ 10.000 đến 30.000 quân. Đây sẽ là một thách thức đáng kể đối với các quốc gia châu Âu vốn đã thu hẹp quân đội sau Chiến tranh Lạnh và đang tìm cách tái vũ trang.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: "Chúng ta phải hy vọng điều tốt nhất nhưng cũng phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Và vì vậy, tôi mong muốn người Mỹ tham gia cùng chúng ta, hỗ trợ hoặc thậm chí tham gia tích cực vào tất cả những điều này. Bởi điều đó tốt cho các đồng minh châu Âu, tốt cho NATO và tốt cho tất cả chúng ta. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống mà họ sẽ không ở bên chúng ta. Chúng ta phải chuẩn bị cho cả hai trường hợp".

Trên thực tế, dù Anh, Pháp, Ireland, Lithuania và Canada đã bày tỏ sự quan tâm, nhưng EU vẫn chưa thể thống nhất về quy mô, vai trò và cơ chế vận hành lực lượng gìn giữ hoà bình ở Ukraine. Tại Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius cho biết nước này có thể cân nhắc triển khai quân đội của mình trong một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình để giám sát lệnh ngừng bắn tiềm tàng ở Ukraine. Nhưng Thủ tướng Olaf Scholz thuộc Đảng Dân chủ Xã hội đã phản bác quan điểm trên khi nói rằng các cuộc thảo luận về khả năng Đức triển khai quân gìn giữ hòa bình tới Ukraine là "quá sớm và không phù hợp".

Nga đã có phản ứng mạnh mẽ trước nỗ lực của châu Âu triển khai quân tới Ukraine.  Theo Bộ Ngoại giao Nga, nếu được triển khai trên thực tế, đây sẽ là bước đi khiêu khích nhằm duy trì ảo tưởng không lành mạnh trong chính quyền Ukraine.Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo Nga sẽ không chấp nhận việc triển khai quân NATO ở Ukraine sau bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào. Điều này có thể sẽ là rào cản lớn đối với bất kỳ nỗ lực hòa bình nào trong tương lai giữa Nga và Ukraine.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

"Sát thủ diệt tăng" Kornet của Nga gieo ác mộng cho thiết giáp phương Tây tại Ukraine
"Sát thủ diệt tăng" Kornet của Nga gieo ác mộng cho thiết giáp phương Tây tại Ukraine

VOV.VN - Khả năng sát thương mạnh mẽ của hệ thống tên lửa chống tăng 9M133 Kornet khiến hệ thống này trở thành mối đe dọa đáng kể với thiết giáp phương Tây trên chiến trường.

"Sát thủ diệt tăng" Kornet của Nga gieo ác mộng cho thiết giáp phương Tây tại Ukraine

"Sát thủ diệt tăng" Kornet của Nga gieo ác mộng cho thiết giáp phương Tây tại Ukraine

VOV.VN - Khả năng sát thương mạnh mẽ của hệ thống tên lửa chống tăng 9M133 Kornet khiến hệ thống này trở thành mối đe dọa đáng kể với thiết giáp phương Tây trên chiến trường.

Ukraine gây bất ngờ khi lắp bệ phóng Patriot của Mỹ trên xe tải thời Liên Xô
Ukraine gây bất ngờ khi lắp bệ phóng Patriot của Mỹ trên xe tải thời Liên Xô

VOV.VN - Mới đây, một bức ảnh về bệ phóng tên lửa M901 Patriot của Mỹ được lắp trên xe tải KrAZ-260 của Ukraine đã xuất hiện trên mạng xã hội X. Hình ảnh hiếm hoi này "cho thấy sự khéo léo và khả năng thích ứng" của quân đội Ukraine trên chiến trường.

Ukraine gây bất ngờ khi lắp bệ phóng Patriot của Mỹ trên xe tải thời Liên Xô

Ukraine gây bất ngờ khi lắp bệ phóng Patriot của Mỹ trên xe tải thời Liên Xô

VOV.VN - Mới đây, một bức ảnh về bệ phóng tên lửa M901 Patriot của Mỹ được lắp trên xe tải KrAZ-260 của Ukraine đã xuất hiện trên mạng xã hội X. Hình ảnh hiếm hoi này "cho thấy sự khéo léo và khả năng thích ứng" của quân đội Ukraine trên chiến trường.

Lý do ông Trump “thiên vị” Nga, chĩa mũi tên vào Ukraine trên bàn đàm phán
Lý do ông Trump “thiên vị” Nga, chĩa mũi tên vào Ukraine trên bàn đàm phán

VOV.VN - Nỗ lực của Tổng thống Trump theo đuổi chính sách ngoại giao nước rút để chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine dường như đang mâu thuẫn với cách tiếp cận của Nga và Ukraine. Bất chấp các động thái vừa mềm mỏng lại vừa gia tăng sức ép đối với các bên, ông Trump vẫn chưa thực hiện được mục tiêu.

Lý do ông Trump “thiên vị” Nga, chĩa mũi tên vào Ukraine trên bàn đàm phán

Lý do ông Trump “thiên vị” Nga, chĩa mũi tên vào Ukraine trên bàn đàm phán

VOV.VN - Nỗ lực của Tổng thống Trump theo đuổi chính sách ngoại giao nước rút để chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine dường như đang mâu thuẫn với cách tiếp cận của Nga và Ukraine. Bất chấp các động thái vừa mềm mỏng lại vừa gia tăng sức ép đối với các bên, ông Trump vẫn chưa thực hiện được mục tiêu.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao