111111

Vaccine COVID-19 có ngăn chặn được biến thể Delta lây lan?

VOV.VN - Vaccine COVID-19 làm giảm đáng kể nguy cơ trở nặng và tử vong nhưng không ngăn chặn tất cả sự lây lan của biến thể Delta.

Biến thể Delta có khả năng lây truyền cao đang lan rộng trên toàn cầu, bao gồm cả những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao. Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của vaccine COVID-19 trong việc bảo vệ khỏi bệnh nặng và tử vong. Những người được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ nhiễm biến thể Alpha (B.1.1.7) và Delta thấp hơn so với những người không được tiêm chủng.

Tuy nhiên, đến nay, việc tiêm phòng vẫn chưa hạn chế được sự lây lan của biến thể Delta. Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Infatology Diseases, chỉ tiêm vaccine sẽ không đủ để ngăn chặn biến thể Delta lây lan trong gia đình.

Vaccine không phải là “biện pháp tiêu diệt COVID-19 nhanh gọn”

Các nhà khoa học từ Đại học Hoàng gia London, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh và Quỹ ủy thác NHS Manchester đã nghiên cứu sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong các hộ gia đình. Trong 621 người tham gia nghiên cứu, có 163 người (26%) nhiễm virus SARS-CoV-2 (71 người nhiễm biến thể Delta, 42 người nhiễm biến thể Alpha, 50 người bị nhiễm biến thể pre-Alpha).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chung bị biến thể Delta tấn công thứ phát do tiếp xúc trong gia đình là 26%, bất kể tình trạng tiêm chủng. Có 25% người nhiễm biến thể này đã được tiêm phòng và khoảng 38% chưa được tiêm. Khả năng vaccine phòng ngừa lây nhiễm với biến thể Delta trong hộ gia đình là khoảng 34%.

Tiến sĩ Simon Clarke, phó giáo sư về vi sinh học tế bào tại Đại học Reading, cho biết: “Những phát hiện này cho thấy vaccine vẫn là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm virus SARS-CoV-2, song đây không phải là một biện pháp tiêu diệt nhanh gọn đối với dịch COVID-19. Sự lây nhiễm trong cộng đồng rộng hơn vẫn có thể gia tăng do lây truyền tại nhà”.

Đáng chú ý, tình trạng tiêm chủng không ảnh hưởng đến tải lượng virus tối đa của biến thể Delta hiện có. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện tải lượng virus khi xét nghiệm COVID-19 gần như tương tự nhau ở những người đã tiêm và chưa tiêm chủng.

Dẫn lời Giáo sư Peter Openshaw, giáo sư y học thực nghiệm tại Đại học Hoàng gia London: “Tải lượng virus cao tương tự trong các trường hợp nhiễm trùng đột phá có thể giải thích tại sao những người đã tiêm vaccine mắc COVID-19 lại có khả năng lây truyền bệnh như những người chưa được phòng ngừa”.

Theo nghiên cứu, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền từ những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Mặc dù không có sự khác biệt về tải lượng virus, nhưng lượng virus trong đường hô hấp của những người được tiêm chủng đầy đủ sẽ giảm nhanh hơn, nguy cơ lây truyền kéo dài trong thời gian ngắn hơn so với người không tiêm. Hơn nữa, khả năng bảo vệ của vaccine có thể sẽ suy yếu từ sau 3 tháng thay vì 6 tháng như đã được đề cập trước đó.

Tiến sĩ Clarke nhấn mạnh: “Dù vaccine không cung cấp sự bảo vệ tuyệt đối để ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan nhưng thực tế, vaccine làm giảm nguy cơ mắc bệnh của mọi người”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Miễn dịch tự nhiên có đủ để bảo vệ bạn chống lại biến thể Delta?
Miễn dịch tự nhiên có đủ để bảo vệ bạn chống lại biến thể Delta?

VOV.VN - Biến thể Delta hiện vẫn chiếm phần lớn các ca mắc COVID-19 trên toàn cầu. Câu hỏi đặt ra liệu khả năng miễn dịch tự nhiên xuất hiện sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể bảo vệ chống lại biến thể nguy hiểm này không?

Miễn dịch tự nhiên có đủ để bảo vệ bạn chống lại biến thể Delta?

Miễn dịch tự nhiên có đủ để bảo vệ bạn chống lại biến thể Delta?

VOV.VN - Biến thể Delta hiện vẫn chiếm phần lớn các ca mắc COVID-19 trên toàn cầu. Câu hỏi đặt ra liệu khả năng miễn dịch tự nhiên xuất hiện sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể bảo vệ chống lại biến thể nguy hiểm này không?

Thuốc Molnupiravir có thể hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2?
Thuốc Molnupiravir có thể hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2?

VOV.VN - Kết quả một số nghiên cứu mới cho thấy, thuốc kháng virus Molnupiravir (đang được thử nghiệm) có thể có hiệu quả với tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2 được biết tới hiện nay.

Thuốc Molnupiravir có thể hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2?

Thuốc Molnupiravir có thể hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2?

VOV.VN - Kết quả một số nghiên cứu mới cho thấy, thuốc kháng virus Molnupiravir (đang được thử nghiệm) có thể có hiệu quả với tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2 được biết tới hiện nay.

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?
COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

VOV.VN - Mặc dù biến thể R.1 vẫn chưa được coi là một biến thể đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo mọi người nên cảnh giác vì nó có thể rất dễ lây nhiễm.

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

COVID-19: Tại sao chúng ta phải đề phòng biến thể R.1?

VOV.VN - Mặc dù biến thể R.1 vẫn chưa được coi là một biến thể đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo mọi người nên cảnh giác vì nó có thể rất dễ lây nhiễm.

COVID-19: Biến thể Eta có nguy hiểm không?
COVID-19: Biến thể Eta có nguy hiểm không?

VOV.VN - Biến thể Eta nằm trong danh sách “biến thể cần quan tâm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hiện đang được các nhà khoa học theo dõi do có khả năng ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm và hiệu quả của vaccine COVID-19.

COVID-19: Biến thể Eta có nguy hiểm không?

COVID-19: Biến thể Eta có nguy hiểm không?

VOV.VN - Biến thể Eta nằm trong danh sách “biến thể cần quan tâm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hiện đang được các nhà khoa học theo dõi do có khả năng ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm và hiệu quả của vaccine COVID-19.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao